Đà Lạt(Lâm Đồng): Nức tiếng làng nghề rượu vang Đa Thiện
Rượu vang Đà Lạt từ lâu đã chở thành thương hiệu rượu vang nổi tiếng tại Việt Nam và là niềm tự hào của người dân nơi đây. Rượu vang có từ lâu đời khi đất nước còn là thuộc địa của Pháp. Vang là một loại rượu nhẹ được chiết suất từ trái cây tươi, mà phổ biến là nho, mận..., nhưng vang Đà Lạt lại được chế biến từ trái dâu tằm, loại dâu có nguồn gốc từ Pháp. Cây dâu tằm làm rượu vang không giống với dâu mà người ta thường trồng để nuôi tằm. Thay vì ít lá, loại dâu này cho nhiều trái, những trái dâu đen thẫm, cuộn xoắn như từng chùm nho nhỏ xíu. Dâu để làm rượu vang Đà Lạt là những trái có màu đen đậm, ngọt lịm, kích thước to, chín mọng. Loại dâu này cho ra trái chất lượng khi trồng ở nơi có khí hậu lạnh, mát mẻ quanh năm ở Đà Lạt.
Theo lời kể của những già làng, trước giải phóng một năm, ông Nguyễn Hữu Đức dùng loại dâu tằm rất lạ được mang về từ bên Pháp để làm ra rượu vang. Đến khi giải phóng năm 1975, hãng rượu ngưng hoạt động, cụ ông Nguyễn Chí Mẫn có xin ông chủ hãng một ít giống dâu tằm đem về trồng, chưng cất rượu. Cụ là một người rất thích thưởng thức rượu vang và cũng biết một chút ít kỹ thuật chưng cất vang, vì vậy cụ không mất nhiều thời gian để chế tạo ra loại vang mang hương vị của dâu tằm.
Rượu vang Đà Lạt từ lâu đã chở thành thương hiệu rượu vang nổi tiếng tại Việt Nam và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Lúc đầu, cụ Mẫn làm vang để uống, rồi bán cho bạn bè cùng thưởng thức, và cuối cùng là hình thành một cơ sở chế biến rượu vang nho nhỏ ở đất Đà Lạt. Theo gương cụ Mẫn, nhiều người trong vùng cũng học nghề trồng dâu và làm rượu vang. Cho đến nay, Đà Lạt đã hình thành một vùng trồng dâu tằm, với cái tên gọi rất gợi cảm là Bồng Lai.
Đến làng nghề làm rượu vang, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều người già, họ chính là những nghệ nhân dành cả đời mình để làm nên những giọt rượu vang. Họ chính là tài sản của phố núi Đà Lạt, chính kinh nghiệm lâu năm của họ đã làm nên hương vị rượu vang nguyên chất. Và bây giờ, những thế hệ trẻ sau này cũng đang bắt tay vào gìn giữ nét độc đáo để tạo ra những giọt rượu vang đặc trưng vị ngọt ngào, hơi chua, thơm lừng và giữ được lâu mà không có chất bảo quản.
Niềm tự hào của Đà Lạt
Không khó để tìm thấy các cửa hàng bán rượu vang dâu tằm ở quanh thành phố. Những chai rượu này đa phần có xuất xứ từ làng nghề rượu vang Đa Thiện (phường 8, TP Đà Lạt ) – nơi tập trung rất đông những người nấu rượu vang dâu ngon nhất trên vùng. Đối với họ, vị ngon của rượu ko phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu mà do tay nghề của mỗi nghệ nhân nấu rượu. Rượu có thơm hay không, có đủ vị chat hay không, giữ được lâu mà không cần bảo quản… tất cả đều do tay nghề và kỹ thuật chưng cất quyết định.
Theo một số người dân Đà Lạt, nghề làm rượu vang không còn là nghề độc quyền của một ai, thay vào đó rất nhiều người Đà Lạt đều biết và làm được rượu vang. Mỗi gia đình, mỗi cơ sở sản xuất rượu đều có cách chưng cất đặc biệt của mình, để tạo hương vị riêng biệt gắn với thương hiệu mà mình thiết lập.
Người Đà Lạt rất thích uống rượu vang, có lẽ là để giữ ấm cho cơ thể khi sống trong vùng đất sương lạnh gần như quanh năm. Dần dần, rượu vang được xem như một trong những đặc sản truyền thống không thể thiếu trong các gia đình Đà Lạt mỗi dịp Tết đến xuân sang. Còn gì lãng mạn hơn việc thưởng thức một ly vang ngon lành trong bầu không khí mát dịu với đầy cảnh đẹp thơ mộng của thành phố sương mù.
Mộc Tâm
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân