Chuyển đổi nhanh hướng đến chiến lược chấn hưng phát triển làng nghề
TS. Nguyễn Vi Khải Phó Chủ tịch HĐTV Hiệp hội LNVN |
1. Đặt vấn đề
Chuyển đổi – một dạng vận động xã hội để tồn tại phát triển. Mọi sự vật, hiện tượng đều vận động như là một quy luật tất yếu – Từ hơn 2500 năm trước đây Hê-ra clit (500- 440 TCN) đã nói "Không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông, bởi lẽ dòng sông nay không phải là dòng sông trước và con người nay không phải là con người trước". Con sông không chảy là con sông chết, xã hội không chuyển đổi xã hội lụi tàn, kinh doanh sản xuất không vân động chuyển đổi thì ngưng trệ không tồn tại. Đặc biệt sản phẩm có vòng đời của nó, không đổi mới sản phẩm mẫu mã kiểu dáng… sẽ bị thải loại. Làng nghề, không vận động chuyển đổi quá trình sản xuất kinh doanh sẽ lạc hậu và khó tồn tại.
Hiệp hội và Làng nghề cần nhận thức được điều này trong nhiệm kỳ tới 2024 – 2029 bởi vì những khó khăn thách thức mới này sinh là điều tất yếu. Chiến cuộc khu vực có hướng gia tăng và lan rộng, dịch bệnh và biến đổi khí hậu phát sinh những biến thể khó lường. Những tồn tại vốn có của khu vực làng nghề vẫn chưa được khắc phục triệt để. Phải chăng mục tiêu thời kỳ này đặt trọng tâm vào việc “Chuyển đổi mạnh mẽ hướng đến chiến lược chấn hưng làng nghề” thúc đẩy hội nhập hiệu quả trong kinh doanh sản xuất. Chiến lược chấn hưng nhiệm kỳ này phải là bắt đầu từ nhận thức tư duy đến hành động, không dừng lại ở khẩu hiệu với sự kêu gọi: đổi mới, chấn hưng chung chung. Không dừng lại ở việc chuyển đổi thế hệ quản lý lãnh đạo – điều này là lẽ đương nhiên khi trẻ hoá lực lượng quản lý lãnh đạo. Không đơn giản là thay đổi nhân sự mà phải là thay đổi phương thức quản trị điều hành, thời đại 4.0 chuyển đổi số, quản trị bằng công nghệ AI … đòi hỏi một thế hệ CEO (Chief Executive Officer) năng động trước mọi tình huống.
Hơn thế nữa chuyển đổi Chiến lược Chấn hưng làng nghề là tổng thể các chiến lược mang tính hệ thống đó là Chiến lược chuyển đổi sản xuất kinh doanh, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược Marketing, Chiến lược phân phối, Quản trị tài chính, Quản trị nhân sự, và các vấn đề rủi ro của cơ sở, doanh nghiệp.
Trong quá trình chuyển đổi tầm chiến lược này, Tổ chức Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng đòi hỏi phải được chuyển đổi mạnh mẽ, từ phương thức hoạt động đến tổ chức bộ máy, mạng lưới, nhân sự điều hành…Đây cũng là nội dung yêu cầu đặt ra từ Quyết định số 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.
Hơn nữa “Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có mặt chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới; hiệu quả giám sát phản biện xã hội chưa đều… quyền làm chủ của nhân dân có lúc có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, kỷ luật” . Do đó việc chuyển đổi phương thức, mô hình hoạt động của Hiệp hội như là một điều hiển nhiên.
2. Nhiệm kỳ IV một quá trình nỗ lực vượt qua khó khăn đặc biệt.
Nhiệm kỳ IV của Hiệp hội LNVN từ 2018 – 2023 vừa qua là một nhiệm kỳ gặp rất nhiều trở ngại khó khăn. Hiệp hội và các tổ chức, hội viên và khu vực làng nghề đã triển khai các chương trình kinh doanh sản xuất trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Trước hết là do tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài, sau đó là các cuộc xung đột vũ trang đe doạ hoà bình thế giới, rồi do biến đổi khí hậu, môi trường …Những tác nhân này làm kinh tế thế giới và trong nước chao đảo, giao thương ách tắc, nguyên nhiên liệu, hàng hoá xuất khẩu ngưng trệ…Tại Việt nam hàng triệu lao động rời xa nơi sản xuất - riêng quý II/2021, cả nước có 557.000 lao động bị mất việc; 4,1 triệu người phải tạm dừng sản xuất kinh doanh; 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên. Sức lao động tách khỏi công cụ, phương tiện, không gian lao động sản xuất là một thảm hoạ với mọi quốc gia. Khu vực làng nghề cũng không ngoài tình trạng đó.
Ngay trong những thời khắc khó khăn ấy Làng nghề với hình ảnh con tem lấp lánh trên lưng voi dễ xoay chuyển, một số cơ sở thu gọn dầu mối, giảm nhân lực, tìm phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, tìm nguyên nhiên liệu thay thế… nên nhiều cơ sở đã trụ được và phát triển.
Tổ chức Hiệp hội đã có chỉ đạo kịp thời đề xuất với các cơ quan, ban ngành và chính quyền các cấp quan tâm có chính sách tháo gỡ khó khăn để duy trì sản xuất. Các Chương trình hoạt động của Hiệp hội luôn gắn kết với Chương trình của Nhà nước như Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.” Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và chương trình “Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.”
Đánh giá tổng quát các mặt hoạt động của Hiệp hội như xúc tiến thương mại, tổ chức các hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, giao lưu đối ngoại, đào tạo nguồn nhân lực, vinh danh nghệ nhân, tổ chức các hội thảo chuyên đề phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu …Hiệp hội đã thể hiện đúng vai trò chức năng kết nối tạo điều kiện bảo tồn phát triển làng nghề trong hoàn cảnh nhiều khó khăn phức tạp.
Qua những hoạt động sôi nổi, sâu rộng, uy tín, sức lan tỏa của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được nâng cao; Các cơ quan quản lý Nhà nước tôn trọng và ghi nhận; Nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá cao; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghệ nhân, thợ giỏi, thợ thủ công làng nghề tín nhiệm, tin cậy, coi là mái nhà chung của cộng đồng làng nghề cả nước. Không phải ngẫu nhiên Hiệp hội được Mặt trận tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen và cờ thi đua với thành tích: “Vì sự nghiệp phát triển làng nghề bền vững” Phòng Thương Mại & Công nghiệp VN (VCCI) đánh giá Hiệp hội Làng nghề Việt nam là 1 trong 3 tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động tốt và quản trị tốt nhất.
Ngay trong những năm khó khăn ấy, Hiệp hôi đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tất nhiên, thành tích này là kết quả hoạt động của Hiệp hội Làng nghề đã trải qua quá trình xây dựng và phát triển nhiều năm.
Hiệp hội làng nghề VN là loại hình TCXH - nghề nhiệp và hiện nay là tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam. Về lý luận, vai trò của các TCXH đã được các nhà lý luận kinh điển khẳng đình là “động lực của sự phát triển” là “yếu tố cần thiết, không thể thiếu” - “conditio since qua non” trong mối quan hệ giữa Nhà nước chính trị với các yếu tố tự nhiên là gia đình và yếu tố nhân tạo là các TCXH.
3. Đại hội V với định hướng chiến lược Chấn hưng để phát triển và hội nhập.
Xét về bản chất ngôn ngữ học, chấn hưng là làm cho trở thành hưng thịnh, thịnh vượng.
Sau những tình huống do dịch bệnh tác động, chấn hưng làng nghề trong nhiệm kỳ V cần được hiểu như thế nào? Trước hết là đổi mới tư duy phải coi Chấn hưng là mục tiêu tầm chiến lược xuyên suốt nhiều năm. Chiến lược – (strategie) là cấp cao hơn Chiến thuật (Tactic) và chính sách (politic) trong quá trình xác định mục tiêu phát triển. Trong nhiệm kỳ này phải chăng là chúng ta “sốc lại” mọi việc để có chương trình hoạt động hiệu quả hơn. Động tác “sốc lại” có thể hiểu là một dịp tái cấu trúc – Restructuring - Có thể hiểu đơn giản tái cấu trúc là quá trình nhìn nhận lại một cách toàn diện những nhược điểm, yếu kém để phát triển tốt sau một thời kỳ ngưng trệ.
Với ý nghĩa đó chúng ta không quên những ý kiến của Chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn khi mới thành lập Hiệp hội: Sau một thời gian gặp khó khăn không phát triển, Ông từng khẳng định cần phải Tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, mô hình làng nghề nước ta cũng phải chuyển đổi: (i) Đối với sản phẩm, chuyển từ sản xuất phân tán, nặng về số lượng, chất lượng sản phẩm thiếu ổn định, hiệu quả kinh tế thấp sang nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tăng thêm giá trị gia tăng của hàng hóa; (ii) Đối với doanh nghiệp làng nghề và làng nghề, chuyển từ sản xuất kinh doanh riêng rẽ sang mở rộng liên kết, liên doanh, kể cả trong sản xuất và trong phân phối; đẩy mạnh thực hiện các hoạt động trên cơ sở lợi ích của cộng đồng.
Mọi sản phầm đều có “vòng đời” phát triển như là tính quy luật vốn có. Một trong những bí quyết sản xuất của hãng Honda đánh bại nhiều đối thủ sản xuất xe hơi, xe máy chính là luôn thay đổi mẫu mã, kiểu dáng… theo nhu cầu của khách hàng. Phương châm là “bán cái người mua cần, không phải bán cái ta có”. “Khách hàng là Vua người mua là Thượng đế” trở thành tâm niệm của nhà sản xuất. Cho nên câu chuyện tái cấu trúc sản xuất nói chung, đổi mới mẫu mã, kiểu dáng, cách bán hàng (tiếp thị, maketting) sản phẩm bao bì nói riêng luôn luôn không bao giờ cũ – theo thời gian, theo mức độ phát triển nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và người tiêu dùng.
Cũng là yêu cầu đó, chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề cần được nhận thức rằng sản phẩm không chỉ dừng lại ở những giá trị cơ bản như giá trị sử dụng, giá trị trao đổi mà sản phẩm đó còn mang giá trị văn hoá thẩm mỹ - nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ là không thể phủ định. Một chiếc bình (gốm, sứ thuỷ tinh, gỗ sơn mài, bạc, đồng sắt…) không chỉ là công dụng để cắm hoa mà còn là vật trang trí nội thất khá phổ biến.
Hơn thế nữa, nhiều sản phẩm của làng nghề phỏng tác theo báu vật tầm di sản quốc gia hoặc sản xuất độc bản kỷ lục đã hàm chứa giá trị văn hoá vật thể đặc biệt trở thành quà tặng của Nhà nước giới thiệu lịch sử, văn hoá Việt Nam ra thế giới.
Thế kỷ 21 người ta nói nhiều về tâm linh, văn hoá tâm linh… Chuỗi giá trị sản phẩm của làng nghề trong nhiều nhóm gốm, sứ, thuỷ tinh, gỗ, đá quý, kím loại…còn hàm chứa giá trị tâm linh đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh không thể phủ định. Điều này cũng là hiện thực hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước: “Tạo điều kiện …chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng…” –Văn kiện ĐH XIII của Đảng.
Kết luận
Đại hội V của Hiệp hội làng nghề là Đại hội có tính bản lề để Chuyển đổi mạnh mẽ với Chiến lược Chấn hưng phát triển Làng nghề như là một cuộc tái cấu trúc toàn bộ khu vực sản xuất kinh doanh. Tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm có chất lượng cao – hàm chứa giá trị vật thể và phi vật thể độc bản tầm kỷ lục.
Để thực hiện Chiến lược này chúng ta có tiền đề là Quyết định số 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. Có thể nói đây là cẩm nang cho hành trình Chuyển đổi thành công Chiến lược chấn hưng làng nghề và hoạt động của Hiệp hội. Vấn đề còn lại là phụ thuộc vào năng lực BCH mới của Hiệp hội.
TS. Nguyễn Vi Khải
Phó Chủ tịch HĐTV Hiệp hội LNVN-
Nguyên thành viên Ban NC của Thủ tướng
Tin liên quan
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi
11:17 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP
09:51 | 22/08/2024 Du lịch làng nghề
Tin mới hơn
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn
10:31 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo
10:15 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề dệt đũi ở Nam Cao
10:01 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống
09:55 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024
09:54 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan
14:07 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ
09:23 | 23/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê
14:19 | 22/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh
14:19 | 22/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc
09:52 | 22/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng
10:46 Tin tức
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 Du lịch làng nghề
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 Làng nghề, nghệ nhân