Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Chè shan tuyết cổ thụ - thức uống quý của người Tây Bắc

LNV - Nằm ở độ cao 2.000 m, vùng biên Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ cùng khí hậu mát mẻ. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang lúa xanh mướt, bản làng mộc mạc mà còn bởi hương vị đặc biệt của chè Shan Tuyết cổ thụ

Xã Y Tý được chia thành 15 thôn bản, trong đó thôn Sim San và Hồng Ngài là nơi có nhiều những cây chè shan tuyết cổ thụ nhất. Đến với vùng đất Sim San, Hồng Ngài, không khó để bắt gặp những hình ảnh đồng bào Dao đỏ, đồng bào Mông hái lượm những búp chè non mơn mởn với tuyết trắng phủ đầy lá. Nhìn lên những sườn núi, mảnh đồi, những cây chè shan tuyết có thân xù xì phủ đầy rêu trắng muốt. Búp chè shan tuyết phủ một lớp lông mịn màng, trắng như tuyết, có màu hơi xám, chứ không xanh rì như búp chè dưới xuôi. Những cây chè ở đây thân đều to và có độ cao đến vài mét.

Búp chè được hái trên những tán cây cổ thụ có tuổi đời đến vài trăm năm mới đủ tiêu chuẩn làm chè Shan Tuyết.
Búp chè được hái trên những tán cây cổ thụ có tuổi đời đến vài trăm năm mới đủ tiêu chuẩn làm chè Shan Tuyết.

Chè Shan Tuyết xưa nay được xếp hàng “đầu bảng” các loại chè. Mọi người vẫn bảo đây là loại chè “năm cực”. “Cực khổ” - khi trồng và thu hái; “cực sạch” - vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm giữ của người trồng; “cực hiếm” - vì sản lượng ít (đến nay, dù đã tăng thêm diện tích trồng nhưng mỗi năm nhiều lắm cũng chỉ mới thu hái được chừng 200 tấn chè búp); “cực ngon” - với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh. Và vì cả bốn “cực” trên nên đương nhiên, có thêm “cực đắt”.

Những búp chè tươi ngon sau khi được thu hoạch sẽ ngay lập tức được mang về và sao lên để đảm bảo hương vị. Bằng kinh nghiệm lâu năm và những bàn tay khéo léo người Mông có những bí quyết riêng trong việc sao chè để tạo nên những hương vị tuyệt hảo nhất. Toàn bộ quy trình sao chè đều được thực hiện rất tỉ mỉ, đến cả củi sử dụng cũng phải là loại củi phơi khô cháy đượm thì khi chè sao ra nước mới xanh.

Chè Shan tuyết phải được chế biến thủ công mới đem lại chất lượng trà ngon và có giá trị.
Chè Shan tuyết phải được chế biến thủ công mới đem lại chất lượng trà ngon và có giá trị.

Khi sao chè, người thợ phải luôn hơ tay trần vào chảo mới có thể ước lượng được nhiệt độ phù hợp. Lửa cháy liu riu và phải thật đều, chè đưa vào chảo vò nhẹ nhàng, vò thật khéo sao cho chè không bị nát, không làm rơi hết phần tuyết bám trên lá và búp. Quá trình này vô cùng cẩn thận mà kỹ lưỡng đòi hỏi người thực hiện phải dành hết tâm huyết vào.

Sau khi sao xong, những búp chè đã săn lại bằng nhỏ bằng hạt đỗ xanh, tuyết vẫn còn phủ trắng, có một mùi hương rất thanh cao của núi ngàn. Những ly Chè Shan Tuyết Suối Giàng mới pha xong bốc khói nóng hổi, không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống, mà còn là tinh túy ngàn đời của miền đất này, là tâm huyết của biết bao nhiêu thế hệ đã truyền lại.

Một năm chè Shan Tuyết được thu hoạch thành 3 vụ trong đó vụ cuối thường vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Khi đến mùa thu hoạch, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh cô gái Mông trong chiếc váy xòe bắt mắt trèo lên những cây chè cổ thụ hái búp xanh non. Chè Shan Tuyết càng già càng quý, càng nhiều tuyết trắng thì tính dược liệu càng mạnh. Bởi vậy những đôi bàn tay thoăn thoắt ngắt từng búp nõn nhưng vẫn nhẹ nhàng để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên.

Các sản phẩm trà đặc sản luôn được kiểm tra kỹ trước khi đóng gói bán ra thị trường.
Các sản phẩm trà đặc sản luôn được kiểm tra kỹ trước khi đóng gói bán ra thị trường.

Ghé thăm nhà anh Tẩn Láo San người Dao đỏ ở thôn Sim San 1 để chứng kiến quy trình sản xuất trà từ chè Shan tuyết. Mỗi loại trà có một công đoạn và cách làm khác nhau, chỉ có một điểm chung là đều được sản xuất hoàn toàn thủ công. Đối với “Bạch trà”, chè shan tuyết không cần chế biến qua nhiệt. Khi hái chè về, mang đi làm héo 2-3 ngày trong bóng mát rồi phơi 3 - 4 tiếng.

Bạch trà chia ra 2 loại khác nhau: Bạch trà Mây và Bạch trà Ngân Châm. Bạch trà Mây sử dụng loại chè 1 búp 2-3 lá, Bạch trà Ngân Châm chỉ hái duy nhất một búp để chế biến. Thành phẩm Bạch trà Mây có giá 700-900 nghìn đồng/kg, Bạch trà Ngân Châm là 3-4 triệu đồng/kg.

Khác với Bạch trà, trà Phổ Nhĩ phải sử dụng nhiệt. Chè shan tuyết được hái 1 búp 2-3 lá. Làm héo chè 4-10 tiếng tùy điều kiện thời tiết. Khi chè héo đến một độ nhất định sẽ đem đi sao ở nhiệt độ 200-300 độ C trong khoảng thời gian 20 - 30 phút, rồi được đem đi làm nguội. Sau khi làm nguội xong, người Dao đỏ dùng đôi bàn tay khéo léo của mình vò chè sao cho chè vẫn giữ được nguyên búp mà không gãy. Cuối cùng chè được trải thật mỏng trong những chiếc nong tre và phơi 1 ngày. Giá bán trà Phổ Nhĩ từ 1 triệu - 1,2 triệu đồng/kg, trà chưng cất càng lâu giá trị sẽ càng tăng.

Những chén chè có màu sắc bắt mắt, hương vị đậm đà khó quên.
Những chén chè có màu sắc bắt mắt, hương vị đậm đà khó quên.

Một loại trà đặc biệt hơn được ủ lên men là Hồng trà. Hồng trà đậm vị nhất khi sử dụng loại chè Shan tuyết 1 búp 2 lá. Chè sau khi hái để héo 30 tiếng rồi cho vào máy để vò. Tiếp đến là công đoạn ủ lên men. Chè được cho vào lu sau đó phủ kín, ủ khoảng 5-7 tiếng tùy thời tiết và kinh nghiệm. Trà lên men có màu hổ phách hoặc màu đỏ.

Đây là loại trà chị em phụ nữ rất ưa chuộng vì công dụng đẹp da, có chất chống ung thư, lão hóa. Trà uống ngon là trà được chưng cất từ 6 tháng trở lên. Hồng trà thành phẩm có giá 600 nghìn đồng - 1 triệu đồng/kg.

Bạch Trà có vị ngọt mát thanh, dư vị vẫn còn nơi đầu lưỡi, hương thơm như mùi mật ngọt. Anh San giới thiệu thêm loại trà khác như trà Phổ Nhĩ, thức trà để càng lâu lại có hương vị càng ngon; hay Hồng trà - loại trà có nước màu hổ phách, vị mạnh hơn các loại trà khác, hơi chát ban đầu nhưng ngọt về sau.

Anh Tẩn Láo San chia sẻ: Gia đình tôi có vài trăm gốc chè, chỉ chăm sóc hữu cơ. Chè ngon nhất vào vụ xuân và thu. Mùa xuân anh San bán được khoảng 100-200 kg, đến mùa thu có khách đặt anh mới làm. Khách hàng của anh ở khắp nơi trong cả nước thường mua về thưởng thức hoặc làm quà rất giá trị.

Chè Shan tuyết cổ thụ Y Tý mọc ở nơi có khí hậu mát mẻ, hấp thụ sương gió đại ngàn nên rất thơm ngon. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng diện tích chè cổ thụ của xã Y Tý tập trung chủ yếu ở 3 thôn với khoảng 14 ha, trong đó nhiều nhất là ở Hồng Ngài với khoảng 9 ha. Các cây chè đều có tuổi đời từ vài chục năm tới cả trăm năm, đặc biệt có cây có tuổi đời 200-300 năm tuổi

Hiện nay Chè Shan Tuyết đang dần trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, góp phần tạo thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế. Sản phẩm chè được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Hoàng Yến

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

lnv - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Sản phẩm OCOP thu hút du khách đến Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

Sản phẩm OCOP thu hút du khách đến Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

LNV - Du khách trong và ngoài tỉnh Phú Yên đến với Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024, không chỉ thưởng thức những món ăn đặc sản của các vùng miền mà còn tham quan, mua sắm, thưởng lãm các sản phẩm OCOP của 27 tỉnh/thành phố trong cả nước.
Chuỗi thực phẩm Từ Tâm mang đậm hương vị Hà Thành

Chuỗi thực phẩm Từ Tâm mang đậm hương vị Hà Thành

OVN - Chuỗi thực phẩm sạch Từ Tâm đã tạo ra 20 sản phẩm mang đậm hương vị Hà Thành và ẩm thực truyền thống Việt Nam, trong đó có 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và 6 sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hà Nội
Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất

Chương trình OCOP - Nguồn động lực thúc đẩy phòng trào sản xuất

OVN - Huyện Kỳ Anh đang định hướng các cơ sở tham gia chương trình OCOP nâng hạng “sao” nhằm tạo thành nguồn lực và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững.
Công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023

Công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023

LNV - Tối 30/6, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố năm 2023 với chủ đề “Nông thôn mới-Thời đại mới”.
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP

OVN - Hội đồng thẩm định, đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tuy Phước vừa tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2024.

Tin khác

Quảng Ngãi:  Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu OCOP

OVN - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Sản phẩm "Vải thiều Lục Ngạn" đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Sản phẩm "Vải thiều Lục Ngạn" đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

OVN - “Vải thiều Lục Ngạn” của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) là một trong 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp T.Ư năm 2024 chấm điểm ngày 25/6.
Hải Phòng: Thương mại điện tử - Đưa sản phẩm OCOP bay xa

Hải Phòng: Thương mại điện tử - Đưa sản phẩm OCOP bay xa

LNV - Cùng với phương thức kinh doanh truyền thống, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến thông qua mạng xã hội, sàn TMĐT nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác.
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

LNV - Hiện nay, các huyện miền núi của Thanh Hóa đã xác định, giống vịt bản địa (vịt bầu), là một trong những vật nuôi có nhiều lợi thế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người dân tích cực phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng hỗ trợ xây dựng vịt bầu là sản phẩm OCOP của tỉnh, mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân và nguồn thu cho các doanh nghiệp HTX liên kết hợp tác...
Đặc sản miến dong Bình Liêu - OCOP 5 sao

Đặc sản miến dong Bình Liêu - OCOP 5 sao

OVN - Trước đây chưa có điện lưới và máy móc, việc chế biến miến dong được người dân xã Húc Đồng, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, làm hoàn toàn thủ công bằng tay và các loại dụng cụ tự tạo. Đặc biệt, muốn làm được sợi miến ngon có độ trắng, độ dai thích hợp thì người làm phải rất tinh ý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích lũy từ lâu. Đã tạo nên thương hiệu miến dong Bình Liêu - sản phẩm OCOP 5 sao.
Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

Sắp diễn ra lễ hội hoa sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

OVN - Với chủ đề "Sắc sen Hà Nội," lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên được tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội), sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm hấp dẫn về hoa sen và đặc sản trà sen của Hà Nội.
Huyện Ứng Hoà coi trọng thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Huyện Ứng Hoà coi trọng thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

LNV - Huyện Ứng Hoà (Hà Nội) hiện có 70 sản phẩm đạt chất lượng OCOP, trong đó có 17 sản phẩm 4 sao và 53 sản phẩm 3 sao. Ước đến hết năm 2025, toàn huyện có trên 100 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao trở lên…
An Giang: Quảng bá đặc sản địa phương phục vụ người dân và du khách

An Giang: Quảng bá đặc sản địa phương phục vụ người dân và du khách

LNV - Vừa qua Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang phối hợp Ủy ban nhân dân phường Mỹ Bình (thành phố Long Xuyên) tổ chức “Không gian ẩm thực Bánh truyền thống dân tộc An Giang” nhằm quảng bá các đặc sản địa phương phục vụ người dân và du khách.
Chắp cánh đưa nông sản Việt vươn xa

Chắp cánh đưa nông sản Việt vươn xa

OVN - Nông sản Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn, nhưng hiện nay phần lớn nông sản được xuất thô chứ chưa đi sâu vào chế biến nên giá trị kinh tế còn thấp.
Hội chợ hàng Việt - Đà Nẵng 2024, tôn vinh sản phẩm OCOP

Hội chợ hàng Việt - Đà Nẵng 2024, tôn vinh sản phẩm OCOP

LNV - Tối ngày 6/6, Hội chợ hàng Việt Đà Nẵng 2024 - Tôn vinh sản phẩm OCOP, đồng thời phát động Tháng khuyến mãi kích cầu mua sắm trên địa bàn đợt 1 năm 2024 khai mạc tại Trung tâm Hội chợ triển lãm thành phố Đà Nẵng. Hội chợ do Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức.
Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng

Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng

LNV - Nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng cũng như sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các cấp, các ngành của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm kết nối, quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp đến các địa phương trên cả nước và mở rộng ra các thị trường ngoài nước. Ngoài ra, thành phố cũng kêu gọi đầu tư, cải thiện các kênh thương mại chợ đầu mối và chợ truyền thống; đồng thời, phát triển mới các kênh thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân cả nước đối với nông sản có nguồn gốc từ thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.
Livestream hỗ trợ chủ thể OCOP tiêu thụ nông sản tại kênh “Chợ phiên OCOP”

Livestream hỗ trợ chủ thể OCOP tiêu thụ nông sản tại kênh “Chợ phiên OCOP”

OVN - Ngày 15/06/2024, TikTok Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và MCN MCV Networks tổ chức phiên Livestream bán nông sản trên nền tảng TikTok.
Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Triệu Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, năm 2021, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đề án "Phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025" với các cơ chế hỗ trợ riêng của địa phương.
Hoà Bình: Huyện Yên Thủy có 21 sản phẩm OCOP

Hoà Bình: Huyện Yên Thủy có 21 sản phẩm OCOP

LNV - Đến hết năm 2023, huyện Yên Thủy đã hỗ trợ chuẩn hóa được 21 sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm 4 sao, 17 sản phẩm 3 sao.
Quảng Ninh: Nâng cấp sản phẩm OCOP để chiếm lĩnh thị trường

Quảng Ninh: Nâng cấp sản phẩm OCOP để chiếm lĩnh thị trường

LNV - Là một trong những địa phương đi đầu phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh đã khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay, nhiều chủ thể OCOP tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất để làm mới sản phẩm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

lnv - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Yên Định phấn đấu đạt huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024 nên còn rất nhiều việc phải làm và tập trung cao, chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực lớn mới hoàn thành.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Cách trung tâm huyện 07 km, Vạn Thắng là xã thuộc vùng nội đồng của huyện Ba Vì (Hà Nội), có tổng diện tích đất tự nhiên 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 nhân khẩu cư trú tại 07 thôn trong xã. Nền kinh tế của xã đa thành phần, gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Trà Vinh chương trình khuyến công có trọng tâm, trọng điểm

Trà Vinh chương trình khuyến công có trọng tâm, trọng điểm

LNV - Khuyến công Trà Vinh hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung các cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, sản phẩm chủ lực của tỉnh… phù hợp với tiềm năng, lợi thế, khai thác thế mạnh của địa phương.
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thờ
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động