Chàng trai 9X khởi nghiệp từ việc cải tạo vườn tạp để trồng rau sạch
Anh Lâm Đình Trọng chăm sóc vườn dưa chuột
Anh Lâm Đình Trọng sinh ra và lớn lên tại xã Quyết Tiến (huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang). Anh học xong THPT thì rời quê hương lên thành phố học tập và làm việc. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, anh trở về nhà và nhìn thấy cơ hội khởi nghiệp tại quê bằng chính mảnh đất của gia đình. Anh Trọng nhận thấy địa phương có lợi thế về trồng các loại rau, đất đai sẵn có lại đang trồng các loại cây không có giá trị kinh tế cao nên chàng trai người Nùng quyết tâm sẽ cải tạo đất đai và cây trồng cho vùng đất này.
Thời gian đầu khởi nghiệp, anh gặp nhiều khó khăn vì hạn chế về trình độ học vấn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, chưa có quy trình trồng trọt chuyên nghiệp. Đồng thời, anh Trọng chưa nắm bắt được khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nên hiệu quả mang lại chưa cao. Anh Trọng cũng như một số người sản xuất khác trong vùng vẫn đang phát triển theo kiểu truyền thống chưa tạo ra được bước đột phá, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng và đầu ra cho sản phẩm.
Biết được những khó khăn mình gặp phải, Lâm Đình Trọng quyết tâm vừa học hỏi từ mọi người xung quanh, thông tin trên sách vở mà internet để có thêm kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Anh mạnh dạn cải tạo gần 6.000 m2 đất trồng kém hiệu quả của gia đình sang trồng rau sạch. Đồng thời tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc vườn rau.
Anh Lâm Đình Trọng chia sẻ: “Trước đây, vườn nhà là những cây tre và cây cỏ dại mọc tự nhiên và khi quyết định trồng rau thì tôi đã chặt bỏ toàn bộ và cải tạo đất làm vườn. Tôi trồng cây su su và cây bí đao trên vườn và áp dụng nhiều kỹ thuật mà mình đã học hỏi được. Cộng thêm sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông, vụ đầu tiên tôi thu được gần 70 triệu đồng từ vườn 200 cây su su. Ngoài ra, tôi còn tiếp tục trồng thêm các loại cây khác như dưa chuột, cà chua, cá tím… để đa dạng nguồn nông sản từ vườn, bán dàn trải nhiều mùa trong năm”.
Su su là loại nông sản đầu tiên anh Trọng sản xuất thành công và cho hiệu quả kinh tế tốt
Khi đã thành thạo chăm sóc, nuôi trồng vườn cây, anh Trọng tiếp tục phải xử lý vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Ban đầu, anh phải đưa rau đi bán ở các chợ tại huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, TP Hà Giang. Sau đó, khi khách hàng đã biết đến vườn rau của anh thì họ tin tưởng đặt hàng, nhờ vậy sản phẩm vườn của anh Trong được các dân buôn đem đi khắp các chợ trên địa bàn tỉnh. Đến nay, nghề trồng rau sạch đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình, giúp anh ổn định cuộc sống trên chính mảnh đất quê hương.
Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Trọng cho biết, anh vẫn sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi những cách làm hay trong trồng rau sạch để áp dụng vào vườn rau của nhà mình. Bên cạnh đó, nhận thấy bà con ở địa phương mình vẫn chưa biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng rau nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, anh mong muốn được chia sẻ các kiến thức mình học hỏi được để giúp bà con quanh vùng trồng rau sạch hiệu quả hơn.
Có thể nói, mô hình trồng trọt của anh Lâm Đình Trọng không quá mới nhưng tại vùng đất quê hương còn cằn cỗi, canh tác kém hiệu quả thì nhờ việc mạnh dạn đầu tư và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại nhiều sự đổi thay cho chính anh Trọng và quang cảnh của quê hương. Cách làm của anh Trọng có thể là một trong những phương pháp mà mọi người xung quanh có thể tham khảo để áp dụng tại ngay mảnh đất của mình, tận dùng lợi thế có sẵn để phát triển, tạo thêm nguồn thu nhập tốt cho gia đình.
Bài, ảnh: Tường Vân
Tin liên quan
Tin mới hơn
Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp
10:33 | 08/01/2025 Khuyến nông
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông
Tin khác
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân