Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 21°C Thừa Thiên Huế

Chấn hưng Làng nghề Việt Nam và vai trò của Hiệp hội

LNV - Do đó sự phát triển của làng nghề gắn với sự lớn mạnh của Hiệp hội như là một hiện tượng “cộng sinh tất yếu” sự hình thành làng nghề là điều kiện tiền đề cho sự ra đời của Hiệp hội và ngược lại, sự ra đời của Hiệp hội là tác nhân thúc đẩy làng nghề phát triển. Hiệp hội gắn với Làng nghề như là một cặp đôi tương thích xã hội có tính quy luật.
Chặng đường từ khởi sắc đến chấn hưng Làng nghề Việt Nam

So với lịch sử phát triển hàng ngàn năm của làng nghề thì 15 năm hoạt động của Hiệp hội chỉ là một dấu chấm. Dấu chấm son của quá trình hình thành, phục hồi, phát triển…. Thực ra khi có nghề, những người thợ ở làng nghề cũng đã phải liên kết với nhau đề tồn tại theo phương châm “Buôn có bạn, bán có phường”. Phường hội là tổ chức của thợ thủ công cùng nghề hoặc của nhà buôn cùng buôn một thứ hàng trong xã hội từ xa xưa. Các dạng sớm nhất của phường hội được hình thành là các hiệp hội thương nhân.

Lịch sử Làng nghề gắn với dân tộc, không gian làng nghề bảo tồn các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc. Làng nghề là cộng đồng kinh tế-xã hội bền vững gắn với từng mảnh đất địa linh, nhân kiệt nhất định trường tồn theo thời gian. Ngành, nghề nào đó có thể mai một, thất truyền nhưng giá trị văn hóa phi vật thể còn lưu lại mãi mãi với lịch sử - “lịch sử như lò thuốc súng đôi khi nó mạnh hơn người làm ra nó.” (Lê-ô-nôp - Đại văn hào Nga)

Làng nghề Việt Nam đã hình thành và phát triển hàng ngàn năm nay như là một khu vực không thể thiếu của lịch sử dân tộc Việt Nam và cũng thăng trầm theo thời gian. Dù có suy vi do thời thế nhưng Làng nghề vẫn tồn tại vì đây là cội rễ kết tinh có tầm văn hóa, là xu thế ngày càng được nhiều nước coi trọng bảo tồn, phát triển, chấn hưng.


TSKH Nguyễn Vi Khải


Theo thống kê của Courrier du Vietnam 17/3/2003, ở nước ta có hơn 2000 làng nghề, miền Bắc có 1594 làng nghề (79%), miền Trung có 312 làng nghề (15,5%) và miền Nam có 111 làng nghề (5,5%). Ở miền Bắc các làng nghề lại tập trung hơn ở một số địa phương thuộc đồng bằng Bắc bộ như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam…

Đặc biệt, trong 3 thập niên gần đây làng nghề Việt Nam đã khởi sắc. Với số lượng “cả nước có 5.411 làng nghề... trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống (115 nghề truyền thống) thu hút khoảng 11 triệu lao động...bao gồm 12 nhóm nghề gốm sứ, mây tre đan , gỗ, đồng, đệt thổ cẩm...Riêng hàng thủ công mỹ nghệ đã có 2000 doanh nghiệp và cơ sở tham gia xuất khẩu đạt kim ngạch tới 2 tỷ USD. Thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng tới 40% ..tiếp theo là Đức và Nhật Bản” (Báo cáo Tổng kết - Lưu Duy Dần Chủ tich Hiệp hội Làng nghề Việt Nam…” Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc” tr.7)

Như vậy có thể thấy khoảng 10 - 15 năm qua số lượng làng nghề đã tăng đáng kể, đây cũng là thời gian Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập và hoạt động của Hiệp hội chắc chắn đã có vai trò nhất định trong sự phát triển của làng nghề, như cặp đôi tương thích mà xã hội đã khẳng định.

Nói một cách khác, tạo lập không gian và khẳng định hành trình di sản văn hóa làng nghề không thể thiếu sự hiện diện của Hiệp hội Làng nghề.


Kinh tế người dân tại làng nghề chắc chắc cao hơn sản xuất thuần nông và có cơ hội làm giàu. Khi phát triển với số lượng ngày càng nhiều thì xuât hiện sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm là lẽ tự nhiên của kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh này tất yêu dẫn đến hàng loat các hoạt động: Cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tăng cường năng lực marketing, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, đổi mới kỹ thuật, công nghệ… các hoạt động này mang tính chuyên nghiệp và cũng như sự tương thích xã hội, hoạt động này đòi hỏi sự hình thành các tổ chức hội, hiệp hội, trung tâm tư vấn, viện nghiên cứu, đào tạo.v.v. Đây là các hoạt động dân sự hình thành các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Hiệp hội làng nghề cấp Trung ương và các thành viên xuất hiên, trưởng thành trong lẽ tự nhiên ấy. Hiện nay Hiệp hội có tới 13.113 hội viên (trong đó 32% là hội viên tổ chức), số hội viên đã có tại 61/63 tỉnh thành.

Tuy nhiên nhìn tổng thể, đối với khu vực làng nghề những rào cản về quan điểm, nhận thức nổi lên phổ biến là sự quan tâm chưa đầy đủ hoạt động sản xuất của làng nghề, mọi sự cố về ô nhiễm môi trường cho rằng tại làng nghề, hoặc chỉ coi trọng về ý nghĩa kinh tế của làng nghề, thậm chí coi làng nghề là kinh tế hộ gia đình - cá thể, không quan trọng bằng kinh tế nhà nước, điều đó thể hiện rõ khi ưu tiên quá nhiều cho các doanh nghiệp Nhà nước mà quên lãng khu vực sản xuất nhỏ và vừa của làng nghề… Mặc dù vậy, làng nghề và hoạt động của Hiệp hội vẫn vượt qua nhiều rào cản để khởi sắc và phát triển, chấn hưng. Hình ảnh so sánh làng nghề như những con tem nhiều màu sắc lấp lánh trên lưng con voi kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển xoay là bức tranh toàn cảnh rất có ấn tượng.

Trước các thách thức để chấn hưng

Thách thức trước nhu cầu của xã hội - khi phải vượt qua ngưỡng của sự phát triển trung bình thấp, hiện nay thu nhập đầu người Việt Nam mới dừng lại ở mức 2.750 USD/ người. Đây cũng chỉ là mức trung bình thấp, còn thua xa các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan 7.187 USD, Malaixia 10.942 USD, Singapore 64.041USD (theo IMF 2019)

Thách thức trước sự hội nhập, khi các hiệp định thương mại EVFTA, CPTPP… Gần 20 hiệp đinh đã có hiệu lực, chúng ta sẽ giao lưu thương mại với số dân không dưới 4 tỷ người, với các nền kinh té phát triển, nhu cầu về hàng hóa và sức mua rất lớn, sản phẩm các loại hàng hóa khác nói chung và của làng nghề nói riêng có cơ hội rất lớn để chấn hưng thực sự. Nhưng cũng là thách thức rất lớn bởi quy chuẩn các hiệp định về chất lượng hàng hóa, nhãn mác, bao bì, nguồn gốc xuất xứ ... đòi hỏi ở mức độ rất cao.

Thách thức từ trong bản thân làng nghề đang còn nhiều khó khăn yếu kém. Hầu hết là quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít, mặt bằng hạn hẹp, vấn nạn ô nhiễm môi trường chưa có giải pháp căn cơ, nhân lực đào tạo chưa bài bản, thiếu tính hệ thống, hành lang pháp lý chưa đồng bộ… Đặc biệt trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều vấn đề đặt ra cho làng nghề những thách thức mới không dễ vượt qua, thậm chí phải là thay đổi chiến lược sản xuất với hàng loạt nội dung: Money (tiền, vốn), Manpower (nhân lực), Mechanism (cơ chế), Materials (nguyên liệu) và Marketing (tiếp thị), Marchine (máy móc công cụ) Management (quản lý) và gần đây là nhân tố Method (phương pháp) và Measurement (Kiểm tra, đo lường). Đó là 9 chữ M cần có trong quá trình phát triển, chấn hưng.

Với hoạt động của Hiệp hội, thách thức cũng không nhỏ khi hành lang pháp lý còn nhiều chồng chéo, bất cập, Luật về quyền lập hội trải qua hàng chục lần dự thảo chưa biết đến bao giờ công bố. Là tổ chức xã hội mang tính chất tự nguyện- tự quản- tự chủ - tự trang trải. Hiệp hội gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, về cơ chế quản lý của Nhà nước… Không phải ngẫu nhiên Đảng cũng thừa nhận: “Nội dung, phương thức và cơ chế lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với NNPQ , Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội... thẩm quyền và trách nhiệm giữa Đảng lãnh đạo với Nhà nước quản lý còn có những điểm chưa được luận giải thấu đáo” (ĐCSVN . BCHTW – Báo cáo Tổng kết “30 năm đổi mới”, Nhà xuát bản Chính trị Quốc gia- Sự thật Hà Nội 2015, trang. 146.) Tất nhiên hoạt động của Hiệp hội cũng còn những tồn tại nhất định. Tổng kết của Ban chấp hành Hiệp hội đã nói rõ vấn đề này.

Những đặc trưng của Làng nghề và hoạt động của Hiệp hội

Đặc trưng về lịch sử, truyền thống văn hóa xã hội con người: Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo tồn những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, hoặc là những miệt vườn với cánh cò trắng, lũy tre xanh, những làn điệu dân ca

Mỗi làng nghề đó có các hoạt động dân sự như xây dựng hương ước, hình thành phường hội tổ chức lễ hội trong cộng đồng…Hoạt động dân sự trong cộng đồng làng nghề là hình thức sinh động, hiệu quả. Tại những kỳ hội chợ, nhiều làng nghề đã có cơ hội ký hợp đồng xuất khẩu tại chỗ, mang lại giá trị hàng tỷ đồng mỗi năm. Phần lớn làng nghề truyền thống gắn với một vùng sông nước nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả đường bộ lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp.

Sản phẩm của làng nghề là loại đặc biệt: Ngoài giá trị sử dụng, giá trị trao đổi…còn những giá trị phi hữu hình khác như giá tri văn hóa nhân văn, giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa tâm linh… Nếu một số sản phẩm công nghệ sản xuất bằng máy hàng loạt có vòng đời ngắn luôn thay đổi thì phần lớn sản phẩm từ làng nghè, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ lại có vòng đời rất lâu và vĩnh viễn, càng lâu càng có giá. Các hoạt động này được Hiệp hội chỉ đạo kết hợp với các đơn vị, các tổ chức xã hội, các cơ quan quản lý của Nhà nước, thu hút các nhà khoa học, các nhà tài trơ,…

Khẳng định giá trị văn hóa – nhân văn từ sản phẩm làng nghề: Khu vực làng nghề không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, là nơi thu hút nhiều lao động… mà sự tồn tại và phát triển của làng nghề còn khẳng định giá trị văn hóa – nhân văn từ sản phẩm làng nghề đã làm cho hình ảnh của Việt Nam sinh động, đa dạng. Hiệp hội coi trọng điều này vì quá trình hoạt động – thông qua các hội nghị ,hội thảo diễn đàn…Tầm của vấn đề đã được khẳng định: Sự tồn tại của làng nghề gắn với sự tồn tại của Nhà nước của dân tộc chính là do kết tinh của bản sắc văn hóa trường tồn, sự hiện diện của các sản phẩm tinh xảo độc đáo, những bí quyết gia truyền, sự phong phú của các lễ hội, đặc biệt sự tiếp nối của các thế hệ nghệ nhân của nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời. Chứng minh điều đó, quốc gia quốc thổ có thể bị đô hộ hàng ngàn năm nhưng bản sắc văn hóa Quốc Tổ ấy như một nguồn năng lượng vĩnh cửu đã trỗi dạy mỗi khi bị xâm lăng áp đặt.

Không phải ngẫu nhiên, Chủ tịch Uỷ ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Khu vực làng nghề không chỉ gắn bó với sản xuất nông nghiệp, tạo ra giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và gắn với phát triển nghề truyền thống, làng nghề còn góp phần tạo ra yếu tố văn hóa, gắn với lịch sử vì vậy bảo vệ làng nghề cũng là bảo vệ văn hóa dân tộc.

Có thể nói, Hiệp hội và các tổ chức thành viên đã thực hiện tốt các chức năng và vai trong của mình trong 15 năm đầy thách thức khó khăn.

Là tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiệp hội Làng nghề đã thực sự là người đại diện cho khối tích hợp các Làng nghề trên phạm vi toàn quốc. Hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong hệ thống cộng đồng xã hội đông đảo của Nhà nước CHXHCNVN hiện nay.

Có thể nói dưới hình thức các “phường hội” giản đơn nhất từ khi có làng nghề, hiệp hội làng nghề có quá trình phát triển lâu đời nhất, do nhu cầu “Buôn có bạn, bán có phường” từ xa xưa… nguồn gốc lịch sử 36 phố phường Hà Nội chứng minh điều đó. Hiệp hội thực sự là trợ thủ có tầm khi định hướng sản xuất làng nghề nhận thức sâu sắc chuỗi giá trị của sản phẩm, trong đó giá trị văn hóa phi vật thể là mẫu số chung của mới thời kỳ phát triển, là thước đo tiêu chí hàng đầu cho thương hiệu.

Chức năng của Hiệp hội không chỉ là người đại diện bảo về quyền lợi cho hàng chục triệu lao động của làng nghề mà hơn thế nữa Hiệp hội còn là cầu nối đa chiều kết dính các mối quan hệ giữa người lao động (dân) với Nhà nước, giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa người sản xuất với người tiêu dùng, đặc biệt định hướng du lịch làng nghề trong thời hội nhâp sâu rộng…đã là sự quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới.

Với chức năng giám sát và phản biện xã hội, hiệp hội đã và đang góp phần chuyển tải nguyện vọng của Dân vào quá trình hoạch định chinh sách, hoàn thiện luật pháp…tuy nhiên Hiệp hội cũng như các hội thành viên hoạt động trong điều kiện nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghéo nàn, chưa được quan tâm đúng mức, hành lang pháp lý chưa thông thoáng…nên hiệu quả còn hạn chế.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam hiện nay với hành trình 15 năm không nhiều lắm nhưng hoạt động liên tục, bền bỉ đã thực sự là một dấu son dáng ghi nhận. Ngoài các tổ chức thành viên, Hiệp hội có cả một mạng lưới của hội chuyên nghề (hơn 50 nhóm nghề), Hiệp hội làng nghề ở các tỉnh thành. Đây là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ nghệ nhân, là cơ sở đặc biệt cho sự bảo tồn và phát triển làng nghề trong hội nhập. Một mạng lưới làng nghề, tổ chức hội nghề nghiệp, các thế hệ nghệ nhân, thợ giỏi tâm huyết của làng nghề, vì làng nghề, do làng nghề, với hàng chục triệu lao động tại nơi gọi là quê hương thanh bình ấy là một khối tài sản vô giá của đất nước.

Chỉ riêng việc tôn vinh nghệ nhân như những bảo vật sống quốc gia, thành lập hơn 30 bảo tàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ… trong khi đang trình diễn “xã hội 5.0” hiện đại người Nhật đã cho chúng ta thấy những bài học vô giá. Việt Nam có hơn 5000 làng nghề với nền tảng băn sắc văn hóa độc đáo rất nên làm, xứng đáng được làm những việc tương tụ như thế. Hiệp hội và các ngành hữu quan đang làm và có thể làm tốt hơn nữa nếu gắn kết được với sự quan tâm thích đángvà tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp có thẩm quyền. Nhiệm vụ này không chỉ là của riêng Hiệp hội làng nghề mà phải là của cộng đồng, của tổ chức Nhà nước có tầm cao hơn nữa. Kinh nghiệm của các nước bạn như Thái Lan, Nhật Bản, In-đô-nê-xia… cho thấy điều đó.

TSKH Nguyễn Vi Khải
Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ hiện nay.
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, huyện Phú Xuyên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông để từng bước khai thác lợi thế tiềm năng các điểm du lịch làng nghề, quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

LNV - Bạc Liêu – mảnh đất miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi tiếng với những giai điệu cải lương sâu lắng hay lòng hiếu khách chân tình, mà còn được biết đến với những cánh đồng muối trắng tinh trải dài tít tắp. Nghề làm muối nơi đây không chỉ là nguồn sống của bao thế hệ mà còn là biểu tượng đặc trưng, gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa và kinh tế của người dân vùng biển.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

LNV - Làng lụa Vạn Phúc, nằm bên bờ sông Nhuệ hiền hòa thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Với lịch sử hơn 1.000 năm, nơi đây không chỉ là cái nôi của nghề dệt lụa mà còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện sự tinh tế và tài hoa của người thợ làng nghề Việt Nam.
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

LNV - Với đam mê điêu khắc cùng nguồn nguyên liệu sẵn có, anh Bùi Văn Ngưng (SN 1981) đã tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo từ những gốc cây, trái dừa khô,... có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao. Đặc biệt, tác phẩm “Đĩa Trái Cây Ngũ Quả” của anh còn được trưng bày tại Vòng xoay Ngã Năm (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), thu hút không ít du khách đến tham quan.
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

LNV - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang cận kề, các nhà vườn trồng mai trên địa bàn thị xã An Nhơn - nơi thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung tất bật đưa mai ra chào khách với những tác phẩm đẹp, lạ, độc đáo thỏa mãn thú chơi mai của thượng đế.

Tin khác

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

LNV - Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam NGUT Trịnh Quốc Đạt đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành quả của Hiệp hội trong năm vừa qua và những hoạt động nổi bật trong năm mới 2025.
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

LNV - Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tâm, sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc,
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

LNV - Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triể
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ h
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động