Cặp vợ chồng nghệ nhân đưa thúng chai ra thị trường quốc tế
Thúng chai là vật dụng không thể thiếu trên tàu cá. Nó vừa được xem như thuyền cứu hộ, vừa vận chuyển hàng hóa, thuyền viên, giúp tàu rời bến đi đánh bắt. Đặc biệt, thúng chai còn là vật dụng không thể thiếu trong nghề câu cá ngừ đại dương, câu mực và bẫy tôm hùm.
Thành phẩm sau nhiều công đoạn là những chiếc thúng chai đẹp mắt. |
Theo người dân địa phương, thời hoàng kim của làng nghề đan thúng chai bằng tre Phú Mỹ có cách đây hơn 5 năm. Khi đó, thúng phơi đầy đường từ trên QL1, đoạn qua huyện Tuy An, bởi nhiều đơn đặt hàng. Thế nhưng bây giờ, làng nghề đang dần mai một, chỉ còn vài hộ bám nghề vì ít đơn đặt hàng. Trong khi đó chi phí đầu tư sản phẩm tăng cao, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt với thúng làm bằng nhựa. Nhiều người đã bỏ nghề đi nơi khác để bươn chải cuộc sống.
Trái với thực tế trên, vợ chồng anh Trương Văn Trung và chị Trương Thị Bích Kiều vẫn mặn mà với nghề. Công việc của đôi vợ chồng dường như làm quanh năm. Hàng ngày, anh Trung lận vành thúng chai, còn chị Kiều có nhiệm vụ trét phân bò và dầu rái vào xung quanh thúng chai. Họ còn đặt thợ làm thêm khi có nhiều đơn đặt hàng và thu mua thúng của bà con trong thôn làm ra.
Chia sẻ về nghề, anh Trương Văn Trung nói: “Muốn đan thúng chai đầu tiên phải chịu khó và yêu nghề. Làm thúng chai tuổi nghề không quan trọng nhưng yêu cầu phải nắm kỹ thuật, khéo tay và tỉ mỉ".
Một vài công đoạn trong quá trình sản xuất thúng chai truyền thống tại xưởng của nghệ nhân Trương Văn Trung. |
Nghề đan thúng chai không đơn giản chỉ là đan nan tre. Để có được một chiếc thúng chai hoàn chỉnh, cần trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ và đòi hỏi sự kiên trì, cẩn trọng. Từ khâu chọn tre, xử lý tre, vót nan, đan thúng, lận vành cho đến trét phân bò và dầu rái để chống thấm nước, tất cả đều được vợ chồng anh Trung chị Kiều thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận.
Cũng theo anh Trung, để làm ra được 1 chiếc thúng chai cần trải qua rất nhiều công đoạn như: Chặt tre, phải chọn loại tre mỡ, không già cũng không non. Sau đó chọn những nan tre cật, vót mỏng đều rồi đem phơi 4 - 5 nắng. Tiếp đến là công đoạn đan mê thúng đòi hỏi phải rành nghề và khéo tay. Có như vậy, từng chiếc nan đan mới đều khít, thẩm mỹ và độ bền cao. Sau khi đan xong, người thợ thực hiện công đoạn lận vành. Họ sẽ đào hầm đất làm khuôn, rồi lận nguyên tấm mê đã đan xong xuống hầm. Công đoạn lận là khó nhất, quyết định đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy người thợ làm sao cho chiếc thúng sau khi lận cả vòng thúng và vành phải tròn đều, cân bằng và thẩm mỹ...
Tính đến nay, vợ chồng anh đã sống nhờ nghề này đã hơn 15 năm. Từ buôn bán nhỏ lẻ, hiện họ đã lập cơ sở thúng chai Trung Kiều. Nhờ sự tâm huyết và chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu, thúng chai Trung Kiều đã chinh phục được thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm của họ được ưa chuộng bởi độ bền cao, khả năng chống thấm nước tốt và tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, thúng chai Trung Kiều được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Hà Lan, Trung Quốc, Singapore, Úc… và trở thành món quà lưu niệm độc đáo cho du khách quốc tế khi đến với Phú Yên.
Mỗi tháng cơ sở vừa cung cấp cho Cty xuất khẩu, vừa bán khách hàng lẻ trong nước dao động từ 30 - 40 cái, với giá dao động từ 1,3 - 4 triệu đồng/thúng. |
Theo anh Trương Văn Trung, cơ sở vừa cung cấp cho các công ty xuất khẩu, vừa bán khách hàng lẻ trong nước dao động từ 30 - 40 cái trung bình mỗi tháng. Mức giá dao động từ 1,3 - 4 triệu đồng/thúng.
"Chúng tôi làm sản phẩm với chất lượng được đặt lên hàng đầu, không vì lợi ích trước mắt mà làm ẩu, khiến khách hàng phản ánh dẫn đến mất khách. Còn máu liều là chúng tôi lúc nào cũng có hàng sẵn, vì bỏ vốn ra trước cả trăm triệu đồng để làm nên tồn kho rất nhiều. Cho nên khi khách hàng gọi điện thoại cần bao nhiêu thúng là có hàng ngay” - chị Trương Thị Bích Kiều chia sẻ.
Với niềm đam mê và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vợ chồng nghệ nhân đã không chỉ gìn giữ được nghề truyền thống của quê hương mà còn góp phần đưa sản phẩm thủ công Việt Nam vươn xa ra thế giới. Họ là tấm gương sáng cho những ai muốn khởi nghiệp và phát triển nghề truyền thống bằng sự kiên trì, sáng tạo và lòng yêu nghề.
Tin liên quan
Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển
17:00 | 28/11/2024 Tin tức
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 Du lịch làng nghề