Cần Thơ: Tập huấn sở hữu công nghiệp cho chủ thể OCOP
![]() |
Ipplaform - Nền tảng dữ liệu và dịch vụ sở hữu công nghiệp |
Tham dự buổi tập huấn, có các cán bộ làm công tác quản lý và thực thi sở hữu trí tuệ, dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ, sở, ban, ngành địa phương, chủ thể OCOP và một số doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn TP. Cần Thơ. Buổi tập huấn nhằm nâng cao kiến thức của các tổ chức, cá nhân về vai trò, tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tiếp cận, khai thác tốt các chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của thành phố.
Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Cẩn - Đại diện Viện Khoa học sở hữu trí tuệ tuyên bố lý do buổi tập huấn và trình bày tổng quan về hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Ông khẳng định, sở hữu trí tuệ hay còn gọi là tài sản trí tuệ có thể chiếm đến 30% trên tổng giá trị tài sản, trong đó giá trị nhất chính là cơ sở dữ liệu của khách hàng (chiếm 42% tổng tài sản), công nghệ sản xuất (40%) và thông tin R&D (23%). Thông qua khảo sát 314 nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp ở Trung Quốc, Pháp, Đức, Singapore, Anh và Mỹ thuộc các lĩnh vực: hàng tiêu dùng, bán lẻ, tài chính, năng lượng và nguồn lực tự nhiên,… giúp các chủ thể OCOP nhận thức rõ hơn về vai trò của tài sản trí tuệ. Doanh nghiệp khi có tài sản trí tuệ thường tạo ra doanh thu trung bình cao hơn 20% so với những công ty không sở hữu tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Cẩn cũng hướng dẫn các chủ thể OCOP cách thức tra cứu thông tin về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu đối với giống cây trồng, thông qua nền tảng Ipplatform và trang thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ.
Cùng tham luận trong buổi tập huấn, Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ, bà Trần Thị Thanh Điệp - Trưởng phòng Quản lý Chuyên ngành đã giới thiệu một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Theo đó, dự kiến đến năm 2030, “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ TP. Cần Thơ” sẽ hỗ trợ kinh phí cho 28 tổ chức, cá nhân với 30 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và 03 đơn đăng ký bằng sáng chế. Đối tượng thụ hưởng chính là những chủ thể OCOP và đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Bà Điệp cho biết, thời điểm xem xét hỗ trợ tính từ ngày 18/7/2022 với mức hỗ trợ 30 triệu đồng trên mỗi đơn đăng ký bảo hộ (áp dụng đối với sáng chế và giống cây trồng mới) và 15 triệu đồng trên văn bằng bảo hộ (đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu). Đồng thời, vẫn có một số nhiệm vụ khác cần ưu tiên thực hiện như: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các giống lúa OM; Xây dựng và phát triển thương hiệu bánh tráng Thuận Hưng; Chuyển đổi số trong xây dựng và phát triển thương hiệu.
Trao đổi về những khó khăn gặp phải khi đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, ông Lê Chí Hiếu đại diện tập thể doanh nghiệp và chủ thể OCOP chia sẻ, hiện nay tình trạng xử lý đơn đăng ký quyền tác giả còn chậm, có hiện tượng trùng tên khi đăng ký tác phẩm, căn cước công dân không được đưa vào văn bằng và thiếu mã định danh gây ra một số rắc rối về pháp lý,… Tiếp thu đóng góp trên, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Cẩn đã giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra nhiều biện pháp khắc phục hiệu quả.
Có thể thấy, sở hữu trí tuệ là một định hướng mới, góp phần nâng tầm giá trị cho sản phẩm OCOP TP. Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, buổi tập huấn tạo cơ hội để các doanh nghiệp, chủ thể OCOP giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những kiến thức hữu ích từ các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp, chủ thể OCOP đổi mới sáng tạo sản phẩm và hoàn thành đăng ký bảo hộ quyền tác giả, giúp tăng doanh thu và phát triển kinh tế.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Quy tụ sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn
23:00 | 21/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
13:50 | 20/09/2023 OCOP

Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
10:11 | 20/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP
20:56 | 19/09/2023 OCOP

Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân - Sản phẩm OCOP 4 sao
10:47 | 19/09/2023 OCOP

Hơn 300 mặt hàng tham gia khai trương kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Quảng Bình
09:36 | 19/09/2023 OCOP
Tin khác

Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP
09:13 | 15/09/2023 OCOP

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
10:50 | 14/09/2023 Khuyến nông

Trà Vinh: Mật hoa dừa Sokfarm đạt chuẩn OCOP 5 sao
10:43 | 14/09/2023 OCOP

Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc
10:41 | 14/09/2023 OCOP

Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên
10:39 | 14/09/2023 OCOP

Hà Nội dẫn đầu cả nước về triển khai chương trình sản phẩm OCOP
10:34 | 14/09/2023 OCOP

Bánh Phu Thê - đậm chất tinh hoa ẩm thực miền quan họ
11:24 | 13/09/2023 OCOP

Bánh Tu Huýt - Món quà tuổi thơ dân dã
11:20 | 13/09/2023 OCOP

Tuần hàng quảng bá nông sản Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2023
11:18 | 13/09/2023 OCOP

Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương
09:05 | 13/09/2023 OCOP

Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
14:16 | 12/09/2023 OCOP

Hà Tĩnh có 239 sản phẩm đạt chất lượng OCOP từ 3 sao
09:25 | 11/09/2023 OCOP

Hà Nội: Hoà Xá đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao”
09:15 | 11/09/2023 OCOP

Trà sen Vân Dũng tự hào thương hiệu chè Thái Nguyên
09:15 | 11/09/2023 OCOP

Long Biên: Phát huy nội lực trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP
08:00 | 08/09/2023 OCOP



Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội
15:56 Tin tức

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 Làng nghề, nghệ nhân

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn
14:16 Tin tức

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam
09:00 Tin tức

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 Nghiên cứu trao đổi










