Cam Vinh - Đặc sản nổi tiếng
Nói đến cam Vinh nhiều người nghĩ những trái cam được trồng trên đất Vinh, tuy nhiên không phải vậy. Cam Vinh chỉ là tên gọi còn vùng đất trồng cam Vinh được trồng trên địa bàn các xã Nghi Diên, Nghi Hoa (thuộc huyện Nghi Lộc); Hưng Trung (thuộc huyện Hưng Nguyên), Nghĩa Bình, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hồng, Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn (thuộc huyện Nghĩa Đàn); Minh Hợp (thuộc huyện Quỳ Hợp) và Tân An, Tân Long, Tân Phú (thuộc huyện Tân Kỳ)…
Cam Xã Đoài.
Có ba giống cam quả ở tỉnh Nghệ An được mang chỉ dẫn địa lý “Vinh”. Đó là giống cam Xã Đoài, cam Vân Du và cam Sông Con, ngoài ra còn có giống cam V2. Tuy là các giống khác nhau nhưng cam đều cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch. Cam Vinh bắt đầu vào mùa từ cuối tháng 9 âm lịch. Vào vụ, giá cam Vinh ngon tại vườn dao động 40.000-60.000 đồng một kg. Đặc biệt, giống cam Xã Đoài hay còn gọi cam “tiến Vua” của vùng đất Nghi Diên, huyện Nghi Lộc có giá bán tại vườn lên tới 50.000 - 60.000 đồng một quả.
Cam Vân Du.
Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ xã Nghi Diên - huyện Nghi Lộc. Hiện nay được trồng ở xã Minh Hợp - huyện Quỳ Hợp, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hiếu, Nghĩa lâm, Nghĩa Sơn - huyện Nghĩa Đàn, xã Nghi Diên, Nghi Hoa - huyện Nghi Lộc, xã Tân Long, Tân An, Tân Phú - huyện Tân Kỳ, xã Hưng Trung - huyện Hưng Nguyên. Vỏ cam Xã Đoài thường dày, lúc dùng tay bóc vỏ giòn và toả ra mùi hương rất dễ chịu. Càng chín, cam càng ngọt và để lại mùi vị đậm đà rất lâu. Khi cam chín có màu vàng óng như mật ong rất đẹp, sau đó chuyển sang màu vàng sẫm. Đặc biệt, khi bóc cam ăn, nước cam dính vào tay khi khô để lại sự kết dính rất đặc biệt. Khi ăn, cam Xã Đoài có vị ngọt, mùi thơm, ăn giòn, nhiều hạt, ít xơ và bã.
Cam Vân Du được nhập nội từ những năm 40. Đây là giống cam chủ lực của nước ta. Cây phân cánh khoẻ, tán hình trụ, cành dày, có gai. Quả cam Vân Du có hình tròn hay ô van, vỏ dày, mọng nước, múi giòn (dai hơn cam Xã Đoài), vị ngọt thanh, nhiều hạt, ròng to. Khi cắt ra có màu vàng (nhưng không vàng óng như cam Xã Đoài), nước cam có độ trơn nhớt chứ không dính tay như cam Xã Đoài. Đây là giống cam cho năng suất cao, chống chịu tốt các loại sâu bệnh, chịu hạn tốt nên được trồng phổ biến ở nhiều địa phương.
Cam V2
Cam Sông Con là giống cam được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc từ một giống nhập nội mang tên một con sông ở xứ Nghệ. Cây cam Sông Con sinh trưởng khoẻ, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Quả có hình cầu, mọng nước, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm. Giống cam Sông Con có năng suất trung bình, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có tính ứng dụng rộng nên được trồng ở nhiều vùng như trung du, đồi núi, ven biển và vùng đồng bằng. Hiện nay, cam Sông Con được trồng ở nhiều địa phương khắp cả nước.
Cam V2 (Valenxia 2) được ví là hoa hậu cam vì vừa đẹp lại vừa ngon. V2 có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Cây phân cánh ngắn, tán hình cầu hay ô van, lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang. Quả to, có khối lượng trung bình từ 200-250g, hình ô van, vỏ hơi dày, mọng nước, ít hạt, ít xơ, bã giòn. Đây là giống cam cho năng suất cao, chín muộn (thường chín vào khoảng cuối tháng 12 âm lịch đến tháng 2 năm sau) nên có giá bán rất cao.
Cam Vinh đều có chất lượng rất tuyệt hảo. Đó là sự kết tinh của ba yếu tố: Thiên - Địa - Nhân nơi đây. Trải qua nhiều năm tháng, trên mảnh đất Nghệ An, với khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng đặc trưng, người dân cần cù lao động, bằng trí tuệ và công sức của mình đã chọn lọc, gieo trồng nên loại cam đặc sản, nức tiếng gần xa, tạo nên nét đẹp văn hóa đặc trưng của xứ Nghệ.
Bài, ảnh: Bình Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 | 15/01/2025 OCOP
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 | 13/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
14:22 | 13/01/2025 OCOP
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Tin khác
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân