Hội nghị thường vụ Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và PTNT: Tổng kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ cuối năm 2025
![]() |
TS. Hà Công Tuấn – Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chủ trì hội nghị. |
Báo cáo tại hội nghị, TS. Nguyễn Văn Thịnh – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hội cho biết: Tính đến nay, Hội có tổng cộng 208 hội viên, trong đó có 22 hội viên tổ chức và 186 hội viên cá nhân. Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hội kết nạp thêm 3 hội viên mới; đồng thời cho thôi tư cách hội viên đối với 23 người (trong đó có 22 hội viên thuộc Hội Yến sào).
Về công tác tổ chức cán bộ, Hội đã thực hiện tái cấu trúc một số ban chuyên môn: hợp nhất Ban Doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư, Ban Đào tạo – Hợp tác quốc tế và Ban Khoa học – Công nghệ thành Ban Khoa học và Hợp tác Kinh tế Nông nghiệp. Th.S Đào Văn Hồ được bổ nhiệm làm Trưởng ban.
Hội cũng kiện toàn các vị trí lãnh đạo tại một số đơn vị trực thuộc: Th.S Lại Hữu Ước – Phó Giám đốc, được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Phát triển OCOP (thay TS. Hạ Thúy Hạnh); TS. Nguyễn Mạnh Cường giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học và Dịch vụ Kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị |
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thường trực Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam duy trì giao ban hàng tuần, ban hành 17 văn bản chỉ đạo điều hành, trong đó có 05 quyết định về công tác thi đua, 02 quyết định phê duyệt kế hoạch và 10 báo cáo, công văn chuyên môn. Hội đã triển khai hiệu quả các hoạt động tư vấn chính sách khoán đất trong các công ty nông, lâm nghiệp. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, Hội phối hợp khảo sát thực tiễn tại 7 tỉnh, tổ chức hội thảo khoa học ngày 25/4 và gửi kiến nghị đến các cơ quan trung ương. Với lĩnh vực nông nghiệp, Hội đang chuẩn bị tổ chức hội thảo vào ngày 25/7 sau khi hoàn tất khảo sát tại các tập đoàn, tổng công ty và địa phương. Bên cạnh đó, Hội đã tổ chức và tham gia nhiều hội thảo chuyên đề như: phát triển thị trường tín chỉ các-bon, bảo vệ rừng, sửa đổi Luật Đất đai, tổng kết Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Về tư vấn phát triển OCOP, Hội đã hoàn thành hợp đồng tư vấn với UBND huyện Mai Sơn (Sơn La), trị giá 700 triệu đồng.
![]() |
TS. Nguyễn Văn Thịnh – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hội cho biết: Tính đến nay, Hội có tổng cộng 208 hội viên, trong đó có 22 hội viên tổ chức và 186 hội viên cá nhân. |
Về hoạt động xuất bản, Đặc san của Hội đã được Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép theo giấy phép số 142/GP-XBĐS ngày 06/12/2024, với tần suất 4 số/năm. Đến nay, Hội đã xuất bản 3 số. Trong đó, số 01 và 02 có chủ đề “Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam – những vấn đề đặt ra” với 15 bài viết và 7 đơn vị tham gia quảng cáo. Số 03 có chủ đề “Tín chỉ các-bon”, gồm 13 bài viết và 5 quảng cáo. Các ấn phẩm đều được trình bày đẹp, nội dung phong phú, bảo đảm chất lượng chuyên môn.
Một số ý kiến thảo luận tại hội nghị tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động Hội, mở rộng mạng lưới hội viên và tăng cường kết nối giữa các ban chuyên môn. TS. Dương Xuân Triệu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội – cho rằng, cần lắng nghe và tổng hợp đầy đủ các ý kiến từ hội viên, đặc biệt là những đề xuất sát với thực tiễn địa phương để xây dựng kế hoạch hoạt động thiết thực, phù hợp hơn. Ông nhấn mạnh vai trò của hội viên trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tư vấn chính sách và phản biện xã hội, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Hội trong thời gian tới.
![]() |
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Điển – Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, Phó Chủ tịch Hội – để tăng cường hiệu quả phối hợp, Hội và Trường cần kết nối hệ thống website nhằm chia sẻ dữ liệu, thông tin học thuật và chính sách một cách nhanh chóng, hiệu quả. |
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Điển – Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, Phó Chủ tịch Hội – để tăng cường hiệu quả phối hợp, Hội và Trường cần kết nối hệ thống website nhằm chia sẻ dữ liệu, thông tin học thuật và chính sách một cách nhanh chóng, hiệu quả. Giáo sư đề xuất xây dựng chuyên mục hỏi – đáp đa ngôn ngữ trên nền tảng trực tuyến, giúp phổ biến chính sách, kiến thức về kinh tế nông nghiệp đến cả cộng đồng quốc tế, đồng thời tạo kênh tương tác mở giữa nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp. Riêng Trường Đại học Lâm nghiệp sẽ chủ động phối hợp cùng các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để hỗ trợ triển khai các hoạt động của Hội, đồng thời đóng góp ý kiến, đề xuất chính sách thông qua các diễn đàn học thuật và thực tiễn sản xuất, tạo cầu nối giữa nghiên cứu – đào tạo với ứng dụng thực tế. Về hoạt động xuất bản, Hội nên triển khai theo hướng: các bài đã in trên Đặc san đều được đăng tải lên thư viện số để lưu trữ và tra cứu thuận tiện; đồng thời, khi tham gia vào các mạng lưới chính sách, các bài viết của Hội sẽ được lựa chọn, đăng tải trên Đặc san và lan tỏa rộng rãi thông qua hệ thống mạng lưới này nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông và phổ biến chính sách.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch Hà Công Tuấn ghi nhận những kết quả đạt được của Hội trong nửa đầu năm, đặc biệt là công tác tổ chức, kiện toàn nhân sự và mở rộng mạng lưới hội viên. Đồng thời, ông nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: tăng cường kết nối giữa các hội viên, đẩy mạnh hoạt động tư vấn – phản biện chính sách, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chủ tịch thống nhất và yêu cầu hoàn thiện báo cáo về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm sau hội nghị. Hội nghị thống nhất: Xin ý kiến Ban Thường vụ, thông qua chủ trương và giao Thường trực Hội tiếp tục rà soát hội viên theo 3 tiêu chí đã trình bày, báo cáo Ban Thường vụ xem xét quyết định. Giao Thường trực Hội phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế nông nghiệp và PTNT rà soát, củng cố tổ chức, xây dựng phương án hoạt động, trình Ban Thường vụ vào cuối năm. Đồng ý kiện toàn tổ chức các chi hội và phân công nhân sự: Chi hội phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc: TS. Đỗ Đình Long, Ủy viên BTV, làm Chi hội trưởng. Chi hội khoa học kinh tế PTNT khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (Từ Đồng Nai đến Cà Mau): TS. Kiều Tuấn Đạt, Ủy viên BTV, làm Chi hội trưởng. Đồng ý chủ trương thành lập Chi hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên (từ Đà Nẵng đến Lâm Đồng) và tiếp tục rà soát, quyết định danh sách hội viên cụ thể.
Tin liên quan
Tin khác

Chủ thể OCOP Cần Thơ nâng tầm thủy sản Việt
08:47 | 18/07/2025 OCOP

OCOP Ninh Bình: Chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa tinh hoa Việt ra thế giới
20:00 | 17/07/2025 OCOP

TP. Hồ Chí Minh công bố 28 sản phẩm OCOP 4 sao
13:47 | 17/07/2025 OCOP

Lâm Đồng: Chủ thể OCOP cà phê Thuần Trịnh hướng đi bền vững
13:45 | 17/07/2025 OCOP

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu
10:25 | 16/07/2025 OCOP

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 | 15/07/2025 OCOP

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
14:46 | 15/07/2025 Tin tức

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA
10:39 Tin tức

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An
09:40 Làng nghề, nghệ nhân

Khắc khoải làng nghề đúc đồng
09:29 Kinh tế

Sôi nổi Ngày hoạt động cao điểm ‘Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới’
09:26 Nông thôn mới

Ứng phó bão số 3: Bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu
09:21 Môi trường