Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu

OVN - Chiều 15/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp đoàn các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phi, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, nhân lực, khoa học công nghệ với các quốc gia có điều kiện tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản phẩm OCOP và nền nông nghiệp bền vững - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, nhân lực, khoa học công nghệ với các quốc gia có điều kiện tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản phẩm OCOP và nền nông nghiệp bền vững - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Diễn đàn có sự tham dự của các bộ trưởng nông nghiệp và quan chức cấp cao từ Bhutan, Cameroon, Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Ghana, Ethiopia, Lesotho, Malawi, Mozambique, Nepal, Sierra Leone, Nam Sudan, Tunisia, Zambia và Zimbabwe.

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc FAO và các đối tác quốc tế ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều biến động, tiềm ẩn rủi ro và thách thức, đặc biệt là khi chuỗi cung ứng toàn cầu chịu tác động tiêu cực.

Việt Nam mong muốn Diễn đàn sẽ trở thành không gian cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thành công, cả thất bại, và đặc biệt là đi đến nhận thức chung trong bối cảnh hơn 800 triệu người trên thế giới đang đối mặt với nạn đói. Chưa tính đến vấn đề chất lượng hay dinh dưỡng, hiện có 2,8 tỷ người không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn lành mạnh, trong khi thế giới đang đối mặt với gánh nặng kép về suy dinh dưỡng và béo phì.

Theo Phó Thủ tướng, thách thức lớn nhất hiện nay là năng lực ứng phó trước các cú sốc đến từ chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, suy thoái,…; cũng như trách nhiệm của các quốc gia trong việc đảm bảo an ninh lương thực của đất nước mình, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu qua các hình thức như xuất khẩu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phí, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phí, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Các quốc gia cần cùng nhau nâng cao nhận thức, đoàn kết, thống nhất hành động, sản xuất lương thực nhiều hơn, tốt hơn, chất lượng hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn "bốn tốt" mà FAO đề ra (sản xuất tốt, dinh dưỡng tốt, môi trường tốt, đời sống tốt).

Phó Thủ tướng cho rằng việc bảo đảm an ninh lương thực cần được hiểu như một phần cấu thành trong chuỗi bảo đảm thực phẩm và dinh dưỡng, giúp các quốc gia làm chủ chính sách phát triển của mình. Bên cạnh đó, cần có sự phân công và kết nối giữa các quốc gia trong việc phát huy lợi thế so sánh về các loại lương thực, thực phẩm khác nhau. Sự tham gia điều tiết của Chính phủ vào các hoạt động thương mại tự do liên quan đến lương thực, thực phẩm để bảo vệ người yếu thế, trẻ em, và các nước đang phát triển.

Tiếp cận vấn đề an ninh lương thực cũng cần dựa trên hệ thống tổ chức sản xuất bền vững, và các chính sách hỗ trợ cụ thể để nâng cao năng suất, cải thiện sinh kế cho nông dân, đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất. "Tại Việt Nam, nơi 60% dân số sống ở khu vực nông thôn và phần lớn làm nông nghiệp, điều này càng có ý nghĩa sống còn".

Trong bối cảnh giá thành sản xuất nông nghiệp đang thấp, nếu thiếu sự hỗ trợ từ nhà nước, khu vực nông nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ nghèo đói, tụt hậu và năng suất lao động thấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế mà còn làm suy yếu nền tảng ổn định xã hội và an ninh quốc gia. Do đó, các nước cần hướng tới việc hình thành một thị trường nông sản hiệu quả, với các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, để khu vực nông nghiệp có thể phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phí, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phí, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng đã chia sẻ với các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một trong những điểm nổi bật của Chương trình OCOP tại Việt Nam là luôn gắn với xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo, có sự hỗ trợ ngân sách nhà nước, nâng cao tri thức, hiện đại hóa nông thôn.

Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 16.000 sản phẩm OCOP, được xếp hạng từ 1 đến 4 sao. Chính phủ đang hướng tới việc nâng tầm thương hiệu, tiêu chuẩn hóa để các sản phẩm này đạt mức 5 sao, vươn ra thị trường quốc tế, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.

Trong mô hình OCOP, người nông dân vẫn là lực lượng chủ chốt, nhưng cần gắn kết với doanh nghiệp, nhà khoa học để phát triển sản phẩm hàng hóa, chuyển giao công nghệ, giống mới, phân bón, kỹ thuật canh tác hữu cơ và sinh thái.

Cùng với OCOP, nhiều vùng nông thôn của Việt Nam đang nhân rộng mô hình phát triển kinh tế du lịch từ nông nghiệp. "Người nông dân chúng tôi đang giữ nguyên cánh đồng lúa vàng, mái nhà, làng xóm – đó là sản phẩm du lịch thiết thực. Họ đang làm du lịch từ chính ruộng đồng quê hương mình", Phó Thủ tướng nói.

Bà Beth Bechdol, Phó Tổng Giám đốc FAO đánh giá cao thành công nổi bật của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp – đặc biệt là chương trình OCOP - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Bà Beth Bechdol, Phó Tổng Giám đốc FAO đánh giá cao thành công nổi bật của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp – đặc biệt là chương trình OCOP - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cám ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, bà Beth Bechdol, Phó Tổng Giám đốc FAO đánh giá cao thành công nổi bật của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp – đặc biệt là chương trình OCOP. Sáng kiến này không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp địa phương, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa và phát triển thị trường mà còn mở ra cơ hội cho các nước khác học tập, chia sẻ và hợp tác.

Chương trình không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn tích hợp các giá trị văn hóa, tri thức bản địa, mang lại lợi ích xã hội rộng lớn, nhất là trong trao quyền cho phụ nữ, thanh niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Việt Nam không chỉ tập trung vào sản xuất và thương mại nông sản, mà còn lồng ghép chương trình OCOP với giá trị văn hóa, tri thức bản địa, mang lại lợi ích xã hội rộng lớn cho cộng đồng. Thành công này tạo cảm hứng cho nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và phát triển nông thôn.

Từ thực tiễn của Việt Nam, FAO cam kết tiếp tục đồng hành, mở rộng đối thoại và hợp tác sâu hơn, đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu, đóng góp vào nỗ lực chung vì một nền nông nghiệp đổi mới, nhân văn và bền vững.

Các ý kiến cũng khẳng định tinh thần hợp tác cởi mở, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước về sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực – dinh dưỡng, trong bối cảnh nhiều quốc gia phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về diện tích đất nông nghiệp, xung đột với động vật hoang dã, biến đổi khí hậu và an ninh kinh tế.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đại biểu tại buổi tiếp - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đại biểu tại buổi tiếp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ chế phối hợp sau khi kết thúc Diễn đàn giữa Việt Nam, FAO và các quốc gia tham dự để chuyển các cam kết thành hành động thực chất.

"Điều quan trọng nhất sau diễn đàn là làm gì và làm như thế nào để hiện thực hóa những sáng kiến đã nêu ra", Phó Thủ tướng nói và đề xuất FAO đóng vai trò trung gian điều phối, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, cùng nhau lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao có thể cạnh tranh, hỗ trợ lẫn nhau và cung cấp cho thị trường khu vực.

Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, nhân lực, khoa học công nghệ với các quốc gia có điều kiện tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản phẩm OCOP và nền nông nghiệp bền vững; mong muốn FAO cùng các quốc gia đồng hành xây dựng một sáng kiến chung, gắn với cam kết của lãnh đạo cấp cao, để đảm bảo mọi người dân – đặc biệt là nông dân – được thụ hưởng thực chất từ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp.

Phó Thủ tướng cũng đã chia sẻ thông tin về chương trình trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, giảm phát thải CO₂ và tạo ra nguồn thu mới từ tín chỉ carbon, cũng như kinh nghiệm sản xuất các loại lúa gạo đặc sản để bảo đảm chất lượng cao, thu nhập tốt cho người nông dân. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng kêu gọi FAO và các nước tham dự Diễn đàn ký kết một thỏa thuận, cam kết chia sẻ thị trường, chuyển giao sản phẩm lương thực tốt nhất, hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở hợp tác thực chất, lấy nông dân làm trung tâm.

Minh Khôi/baochinhphu.vn

Tin liên quan

Tin khác

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP

OVN - Trong hai ngày 15 - 16/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP.
Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, Đại Từ có 44 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao).Với sự hỗ trợ của chương trình OCOP,sản phẩm Nấm hương của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương và là sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.
Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

LNV - Ngày 15/7 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP.
Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà

OVN - Bắc Hà không chỉ có đua ngựa mà đặc sản mận Tam Hoa cũng nổi tiếng khắp vùng bởi độ giòn, ngọt không ở đâu trồng được.
Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó

LNV - Từ 16 sản phẩm OCOP được công nhận năm đầu tiên, đến 158 sản phẩm đạt sao tính đến đầu năm 2025 - chương trình OCOP ở Hòa Bình đã đi qua một hành trình bài bản và bền bỉ. Song điều đọng lại không chỉ là những con số. Đó là cam được gắn thương hiệu, măng được đưa ra thế giới, thổ cẩm được may thành quà tặng du lịch… Và trên hết là cách người dân đã đổi thay tư duy sản xuất, học cách gìn giữ bản sắc bằng chính thương hiệu mang tên OCOP.
Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

LNV - Với nhiều nỗ lực, toàn bộ diện tích 7ha chè của HTX chè Nhật Thức, xóm Khưu 3, xã Phục Linh (Đại Từ), 22 hộ dân tham gia mô hình đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, được Công ty CP Chứng nhận và kiểm nghiệm FAO cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041-6:2018. Đảm bảo chè sạch, chất lượng, giá trị kinh tế cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

OVN - Ngày 26-6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

LNV - Thời gian qua, nhiều chủ thể tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã làm tốt việc khai thác tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương kết hợp với đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã bước lên một tầm cao mới khi tích cực xúc tiến thương mại, giúp chủ thể – bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất – từng bước phát triển chuyên nghiệp hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn và hướng đến mục tiêu nông thôn mới bền vững.
Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.
Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

LNV - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) rất được chú trọng tại thị xã Sa Pa (Lào Cai). Trong tháng 5/2025, thị xã đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm và có thêm 13 sản phẩm đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trên địa bàn lên 53 sản phẩm. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Trung ương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

LNV - Sáng ngày 16/7/2025 tại thành phố Hải Phòng Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường Tham dự và phát biểu khai mạc kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC. Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cùng t
Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp cấp bách và quyết liệt nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn và khu vực làng nghề. Chỉ thị này đề ra các giải pháp cụ thể, từ việc hoàn thiện thể chế đến tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Phụ nữ Nghệ An: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới bền vững

Phụ nữ Nghệ An: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới bền vững

LNV - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Nghệ An đã đóng vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền và vận động hội viên tham gia tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Một trong những hoạt động nổi bật là cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch,” giúp nâng cao chất lượng sống cho người dân nông thôn và góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí của chương trình NTM.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

LNV - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc, trải dài trên địa bàn ba địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh và Hải Phòng, đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra ngày 12/7. Đây là di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam, đồng thời là di sản liên tỉnh thứ hai sau vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà, và cũng là di sản dạng chuỗi đầu tiên được công nhận.
Giao diện di động