Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Bình Thuận: Đa dạng sản phẩm chế biến từ thanh long - “gỡ khó” chuyện đầu ra cho nông dân

LNV - Qua bao mùa thăng trầm, thanh long vẫn gắn liền với cái nắng gió và đời sống người dân Bình Thuận. Với mong muốn giúp nông dân không còn lao đao trước cảnh thanh long được mùa mất giá. Cơ sở sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Bảo Long Bình Thuận đã nghiên cứu, chế biến nên sản phẩm thức uống lên men, nguyên liệu từ chính nguồn nông sản dồi dào tại địa phương.
Bình Thuận: Đa dạng sản phẩm chế biến từ thanh long - “gỡ khó” chuyện đầu ra cho nông dân

Bình Thuận được mệnh danh là “thủ phủ thanh long” với diện tích canh tác dẫn đầu cả nước. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Thuận năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh sở hữu 31,103 ha diện tích trồng cây thanh long, mang đến sản lượng thu hoạch khoảng 700,000 tấn/năm. Thanh long Bình Thuận chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số quốc gia lân cận như Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Thái Lan.

Chị Trần Thị Kim Lĩnh, Chủ Cơ sở sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Bảo Long Bình Thuận
Chị Trần Thị Kim Lĩnh, Chủ Cơ sở sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Bảo Long Bình Thuận

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất khắc nghiệt “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này, tuổi thơ chị Trần Thị Kim Lĩnh (SN 1992) gắn liền với những vườn thanh long rộng bạt ngàn, trải dài thẳng lối trên nền cát trắng khô cằn. Khi màn đêm buông xuống, những ánh đèn được bật lên tạo ánh sáng và độ ấm cho thanh long ra hoa, lúc này vườn thanh long Bình Thuận như bầu trời đêm đầy những ánh sao lấp lánh. Tuy nhiên, hình ảnh để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với chị là khi người nông dân bất lực nhìn hàng tấn thanh long đã tốn bao công sức chăm sóc lại bị vứt bỏ dọc đường vì mất giá. Mỗi mùa giá thanh long “chạm đáy” cũng là lúc những giọt mồ hôi cùng nước mắt lăn dài trên gương mặt sạm nắng của người nông dân, trong đó có mẹ chị. Chứng kiến tình cảnh này, chị ước rằng bản thân có thể làm được điều gì đó để mẹ và người nông dân bớt khó khăn. Và đó là động lực để chị nghiên cứu, chế biến các sản phẩm nước giải khát từ trái thanh long tươi.

Từ năm 2010, chị Kim Lĩnh bắt tay vào việc lựa chọn nguồn nguyên liệu, tìm ra công thức lên men trái thanh long. Trải qua không ít khó khăn, hơn 20 lần thất bại, sản phẩm nước thanh long lên men tự nhiên đã thành công và cũng là câu trả lời cho những quyết tâm và bền bỉ của chị. Với số vốn ít ỏi, chị Lĩnh vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, bán hàng gia công sản phẩm thô và nghiên cứu thêm sản phẩm mới. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, tháng 9/2019, Cơ sở Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Bảo Long Bình Thuận (cơ sở Bảo Long Bình Thuận) ra đời, chuyên sản xuất nước ép thanh long lên men tự nhiên.

Với mong muốn tạo nên sản phẩm nước ép thanh long lên men tự nhiên, vị chua ngọt, hơi nồng, không chất tạo màu, không chất bảo quản với nguyên liệu chính từ thanh long ruột đỏ Bình Thuận, chị Lĩnh luôn lựa chọn nguồn thanh long sạch, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chị còn kết hợp cùng các hợp tác xã sản xuất thanh long hữu cơ trên địa bàn cung ứng loại quả này sau thu hoạch, nhờ đó ổn định giá, đảm bảo đầu ra cho người nông dân yên tâm canh tác và gắn bó với nghề.

Chia sẻ về những lợi ích của sản phẩm, chị Lĩnh cho biết thanh long mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Bao gồm ngăn ngừa lão hóa, tốt cho mắt, giảm tăng huyết áp, ngăn ngừa bệnh ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường tiêu hóa, sức khỏe tim mạch. Với chất lượng ổn định, giá cả hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nước ép thanh long lên men tự nhiên được trao Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và cấp khu vực phía Nam năm 2022; chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao năm 2021; đạt giải Ba cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Thuận năm 2020 - 2021,… Hiện nay, cơ sở còn có 13 sản phẩm khác được chế biến từ thanh long như: rượu đế, siro, mứt, kẹo dẻo, mạch nha, thạch,…

Đại diện Cơ sở sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Bảo Long Bình Thuận giới thiệu sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nước
Đại diện Cơ sở sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Bảo Long Bình Thuận giới thiệu sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nước

Trong giai đoạn COVID-19 tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam và thế giới, cuộc sống người làm nghề trồng thanh long vốn đã vất vả nay càng thêm phần khó khăn vì hàng hóa ùn ứ không thể xuất khẩu sang các nước. Từ đây, những câu chuyện nghĩa tình xoay quanh việc “giải cứu thanh long” và hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản cũng lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Thanh long được tận dụng chế biến thành bánh mì, bún, miến… và nước ép thanh long của Cơ sở Bảo Long Bình Thuận cũng nỗ lực góp phần tham gia “giải cứu”. Nhờ những sản phẩm từ thanh long do chị nghiên cứu và phát triển đã giúp người nông dân giảm áp lực tiêu thụ vào những mùa thu hoạch, nhất là vào dịp chính vụ; đồng thời, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, gia tăng sản phẩm lợi thế địa phương phục vụ phát triển du lịch.

Nước ép thanh long Bảo Long là thức uống lên men tự nhiên, vị chua ngọt, hơi nồng, không chất tạo màu, không chất bảo quản
Nước ép thanh long Bảo Long là thức uống lên men tự nhiên, vị chua ngọt, hơi nồng, không chất tạo màu, không chất bảo quản

Đa dạng sản phẩm chế biến từ thanh long không chỉ là phương hướng “gỡ khó” cho nông dân mà còn là cơ hội giúp thanh long Việt Nam nói chung cũng như Bình Thuận nói riêng bứt phá, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để có thể tiếp tục đồng hành cùng bà con, chị Lĩnh cho biết sẽ tập trung đầu tư công nghệ sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, mở rộng mạng lưới phân phối, hướng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế Global GAP nhằm tạo tiền đề tăng gia sản xuất, hướng đến xuất khẩu ra nước ngoài.

Ánh Tuyết

Tin liên quan

Quảng Bình: Tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng hàng hóa

Quảng Bình: Tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng hàng hóa

LNV - Hưởng ứng cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Sở Công Thương Quảng Bình đã phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường công tác xúc tiến thương mại (XTTM) và quảng bá, kích cầu tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, OCOP, hàng hóa sản xuất trong tỉnh.
Bình Thuận: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Bình Thuận: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới

LNV - Duy trì những thành tựu đã đạt được trong chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), năm 2024, bên cạnh vừa công nhận xã Đông Tiến của huyện Hàm Thuận Bắc và Tân Lập của huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) đạt chuẩn nông thôn mới. Ngày 19/3 UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã quyết định công nhận 5 xã gồm xã Hàm Cường (huyện Hàm Thuận Nam) và xã Đức Hạnh, xã Đông Hà, xã Mê Pu, xã Tân Hà (huyện Đức Linh) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đây là những điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM của tỉnh Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung.
Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương

Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương

LNV - Nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng cũng như sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố, sở Công thương cùng các cấp, các ngành của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm kết nối, quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp đến các địa phương trên cả nước và mở rộng ra các thị trường ngoài nước. Ngoài ra, thành phố cũng kêu gọi đầu tư, cải thiện các kênh thương mại chợ đầu mối và chợ truyền thống; đồng thời, phát triển mới các kênh thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân cả nước đối với nông sản có nguồn gốc từ thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.

Tin mới hơn

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

LNV - Hướng đến một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững và hiện đại, những năm qua, Lâm Đồng đang tích cực thực hiện công tác chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp. Trong đó, chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông được nhận định là cấp thiết.
Cao Bằng: Tổ chức 8 -10 đề án khuyến công trong năm 2024

Cao Bằng: Tổ chức 8 -10 đề án khuyến công trong năm 2024

LNV - Lãnh đạo Sở Công Thương Cao Bằng cũng giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh tổng hợp nhu cầu hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 và năm 2025 của các cơ quan, đơn vị; phối hợp với phòng Quản lý Công nghiệp và Kỹ thuật an toàn - Môi trường thực hiện đăng ký kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 và năm 2025 theo quy định.
Sớm ngăn chặn sâu bệnh hại cây trồng vụ mùa

Sớm ngăn chặn sâu bệnh hại cây trồng vụ mùa

LNV - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 24.300 ha lúa. Hiện nay, diện tích lúa đã cấy đang trong thời kỳ sinh trưởng, vì vậy các ngành chuyên môn đang tập trung đôn đốc các địa phương chủ động phòng trừ sâu bệnh hại nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng cây trồng.
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

LNV - Hiện nay, các huyện miền núi của Thanh Hóa đã xác định, giống vịt bản địa (vịt bầu), là một trong những vật nuôi có nhiều lợi thế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người dân tích cực phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng hỗ trợ xây dựng vịt bầu là sản phẩm OCOP của tỉnh, mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân và nguồn thu cho các doanh nghiệp HTX liên kết hợp tác...
Hà Tĩnh: Phân bổ 1,8 tỉ đồng cho hoạt động khuyến công

Hà Tĩnh: Phân bổ 1,8 tỉ đồng cho hoạt động khuyến công

LNV - Nguồn kinh phí từ kế hoạch khuyến công của Hà Tĩnh nhằm hỗ trợ các cơ sở công nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, phát triển sản xuất- thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam

LNV - Ngày 14/6, tại thành phố Quy Nhơn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2024 Cụm thi đua số 3 tại tỉnh Bình Định.

Tin khác

Bình Định  Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa

Bình Định Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa

LNV - Với nhiều tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử, Làng rau Thuận Nghĩa là địa điểm có điều kiện phát triển thành điểm du lịch cộng đồng, nhằm thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và phát triển bền vững huyện Tây Sơn.
Tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Hà Giang

Tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Hà Giang

LNV - Chiều 28.5, tại Khách sạn Yên Biên Luxury (TPHG), Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Hà Giang (1994 – 2024).
“Phát triển sản xuất giảm phát thải các bon gắn với truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm”

“Phát triển sản xuất giảm phát thải các bon gắn với truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm”

LNV - Đây là nội dung hội thảo khoa học do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và UBND xã Hàm Minh phối hợp tổ chức tại Hàm Thuận Nam vào chiều 24/5.
Bình Định: Thủ phủ nông sản Hoài Ân rộn ràng Ngày hội nông sản

Bình Định: Thủ phủ nông sản Hoài Ân rộn ràng Ngày hội nông sản

LNV - Trong những năm qua, huyện Hoài Ân tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối, cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Phát huy thành quả mang lại sau Ngày hội nông sản lần thứ nhất, Ngày Hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ hai được tổ chức quy mô lớn hơn, nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch sinh thái: Hướng đi hiệu quả của ngành Nông nghiệp Thủ đô

Phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch sinh thái: Hướng đi hiệu quả của ngành Nông nghiệp Thủ đô

LNV - Hoa, cây cảnh là những cây trồng chủ lực khi ngành Nông nghiệp Hà Nội thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt. Đặc biệt, với định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, sạch gắn với du lịch thì phát triển hoa, cây cảnh đã, đang trở thành hướng đi được các địa phương lựa chọn.
Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

LNV - Để giúp nông dân làm chủ sản xuất, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các nhà khoa học tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Tại đây, các nhà khoa học đã trực tiếp giải đáp những khó khăn cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Bảo vệ sinh thái với mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi

Bảo vệ sinh thái với mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi

LNV - Sau hai năm triển khai, mô hình phát triển vùng nuôi rươi kết hợp trồng lúa theo hướng hữu cơ tại Thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã giúp bà con nông dân nâng cao sản lượng lúa và rươi trên đồng ruộng, mở ra hướng đi bền vững hơn cho ngành nông nghiệp ở địa phương.
Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

LNV - Với lợi thế có sông Lam chảy qua được bồi đắp một lượng phù sa lớn, thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp trong đó có trồng ngô sinh khối, chị Nguyễn Thị Thanh (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) đã kết hợp chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

LNV - Với thâm niên 20 năm công tác, chị Nguyễn Thị Trang - Tổ phó Tổ Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã trải qua phụ trách địa bàn 6 xã gắn với những kỷ niệm, nhọc nhằn của một khuyến nông viên (KNV) cơ sở.
Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Dự án “Xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” (sau đây gọi tắt là dự án) cho 30 học viên là các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình có nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.
Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

LNV - Trong 19 mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2023 tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), có nhiều mô hình thành công ngoài mong đợi, nhất là mô hình nuôi lươn không bùn.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

LNV - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm triển khai những năm gần đây và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng về giá trị và ngày càng bền vững hơn. Đây là tiền đề, động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tạo bước chuyển mạnh mẽ, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động