Bình Định: Duyên dáng sắc màu vải thổ cẩm Hà Văn Trên
Nghề dệt thổ cẩm hình thành lâu đời
Làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận có tổng diện tích tự nhiên khoảng 700ha, 103 hộ dân với 392 nhân khẩu, hiện có 4 dân tộc đang sinh sống là Ba Na, Chăm, Thái, Kinh. Trong đó hộ nghèo là 43 hộ, hộ cận nghèo 60 hộ, hộ mới tách ở riêng 3 hộ. Trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn.
Chị La O Thị Phương – Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Canh Thuận giới thiệu trang phục thổ cẩm của đồng bào Ba Na. |
Trên địa bàn xã Canh Thuận đều có các hộ dân dệt vải thổ cẩm, nhưng tập trung nhiều nhất là làng Hà Văn Trên. Từ nguồn nguyên liệu sẵn có cùng với đôi bàn tay khéo léo và đôi mắt tinh tế của những người phụ nữ làng Hà Văn Trên đã tạo ra những sản phẩm vải thổ cẩm sắc xảo, đường nét đẹp nhuần nhuyễn, màu sắc hài hòa, hoa văn tinh xảo.
Mặc dù không được sản xuất với quy mô lớn, nhưng công việc dệt vải thổ cẩm hàng ngày vẫn mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Vải thổ cẩm là sản phẩm chủ lực, tạo thu nhập ổn định và dệt vải thổ cẩm trở thành nghề truyền thống từ nhiều đời nay của bà con làng Hà Văn Trên, được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Vải thổ cẩm Hà Văn Trên” cho Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Canh Thuận, tại Quyết định số 76334, ngày 4/10/2021.
Nghề dệt thổ cẩm được làm thủ công, lưu giữ từ đời này sang đời khác bằng hình thức “mẹ truyền con nối”. |
Nghề dệt thổ cẩm được làm thủ công, lưu giữ từ đời này sang đời khác bằng hình thức “mẹ truyền con nối”. Phụ nữ dệt vải, đàn ông đan may thổ cẩm thành sản phẩm như gùi, cạp, rỗ, rá. Nguyên liệu chính làm nên vải thổ cẩm Hà Văn Trên, trước đây người dân trồng bông để rệt vải, sau này được dệt từ sợi len. Len sau khi mua về được người thợ tháo ra và đưa vào xa kéo sợi để xe len thành chỉ. Sợi được cuộn thành những cuộn to và đem đi nhuộm màu để tấm vải có màu sắc. Nghệ nhân dệt thành những sản phẩm đẹp mắt được khách hàng và du khách đến thăm quan du lịch ưa chuộng.
Từ nghề dệt vải thổ cảm đã xuất hiện nhiều nghệ nhân với trình độ tay nghề cao tiêu biểu như các bà Đinh Thị Bông, Đinh Thị Kem, Đinh Thị Kính, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Liên, Đinh Thị Nga, Đinh Thị Tiết, Đinh Thị Cầu, Đinh Thị Vĩ là những nghệ nhân có tâm huyết với việc duy trì và phát triển nghề truyền thống. Những nghệ nhân làng nghề phát huy ngành nghề truyền thống, sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm nghệ thuật vừa mang bản sắc văn hóa truyền thống, vừa mang tính hiện đại.
Sản phẩm vải thổ cẩm Hội LHPN xã Canh Thuận |
Bảo tồn, phát triển làng nghề
Để người dân gìn giữ nghề dệt thổ cẩm, chị La O Thị Phương – Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Canh Thuận chia sẻ: Trước hết cần tạo điều kiện nghệ nhân sống tốt với nghề dệt vải thổ cẩm bằng cách quan tâm, hỗ trợ hơn nữa các nhu cầu liên quan đến làng nghề. Lãnh đạo địa phương quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ các nguồn nguyên liệu, công cụ, máy móc để phục vụ trong sản xuất sản phẩm vải thổ cẩm Hà Văn Trên, tiếp tục gìn giữ phát triển nghề truyền thống cũng như tạo được thương hiệu vững chắc, được nhiều người biết đến hơn.
Ngoài ra, để thế hệ trẻ trân trọng nghề dệt thổ cẩm nói riêng và các giá trị truyền thống nói chung, cần tạo nhiều cơ hội giúp các em được tiếp cận và tìm hiểu giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng của quê hương. Đồng thời, mong muốn làng nghề có định hướng phát triển cụ thể, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho địa phương và củng cố niềm tin, sự quyết tâm của những nghệ nhân “truyền lửa” cho thế hệ trẻ mai sau.
Trang phục thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được trình diễn tại các lễ hội |
Chủ tịch UBND xã Canh Thuận Trần Minh Toàn cho biết: Bà con làng nghề mong muốn được sớm xây dựng nhà trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm và các sản phẩm thủ công do nghệ nhân trên địa bàn xã làm ra cùng lồng ghép với khu du lịch cộng đồng. Điều này giúp đưa sản phẩm truyền thống của người Ba Na đến gần hơn với khách hàng, giúp họ hiểu giá trị của sản phẩm. Khi đó, sẽ có nhiều hơn cơ hội tạo việc làm ổn định, cải thiện thu nhập cho người dân làng nghề. Bên cạnh đó, cần kinh phí tổ chức thêm các lớp dạy nghề, truyền đạt các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu để kỹ thuật dệt thổ cẩm tiếp tục được lưu truyền, gìn giữ. Tích cực quảng bá sản phẩm thông qua nhiều chương trình trên thị trường, hoạt động tiếp cận với nhiều khách hàng, từng bước nâng cao thu nhập cho nghệ nhân là cần thiết nhất.
Ông Trần Minh Toàn chia sẻ: Việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số, nhằm phát triển bền vững và nâng cao nhận thức, ý thức tự hào của cộng đồng các dân tộc về trang phục truyền thống. Tổ chức phân phối sản phẩm theo hình thức kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp như tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thủ công mỹ nghệ và du lịch. Tổ chức các sự kiện tại làng nghề qua cuộc thi sáng tạo những hoa văn mới, phổ biến rộng rãi cho các nghệ nhân. Đưa hình ảnh làng nghề, sản phẩm làng nghề dệt thổ cẩm vào chương trình quảng bá sản phẩm địa phương.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp