Bắc Giang: Phát triển làng nghề gắn với thu hút lao động
Nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, từ đó đã tạo dựng được thương hiệu cũng như vị trí vững chắc trên khắp các thị trường trong nước. Chẳng hạn như những sản phẩm nổi tiếng của vùng có: Gốm Thổ Hà; mỳ Chũ; bánh đa Kế; rượu làng Vân; nuôi tằm ươm tơ Phú Giã… Bên cạnh đó, với lợi thế của một nền sản xuất từ lâu đời, có những sản phẩm còn giúp các làng nghề truyền thống trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng, có sức hấp dẫn hàng đầu đối với khách du lịch khắp nơi.
Làng nghề mây tre đan xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Phát triển làng nghề gắn với quá trình thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư trong vùng; ngoài ra còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Trong thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, vấn đề quy hoạch làng nghề còn cần phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Từ đó mới có thể bảo đảm cho sự phát triển hiệu quả, bền vững của các làng nghề trong vùng.
UBND tỉnh cũng đã cho ban hành Quyết định số 1565 phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là một trong các điều kiện hết sức quan trọng giúp các làng nghề phát triển, địa bàn sản xuất được mở rộng. Qua đó, sẽ thu hút một lượng lớn các lao động, tạo thêm việc làm, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp- dịch vụ và giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp.
Các mục tiêu cụ thể được xác định như: Giai đoạn 2016- 2020, tỉnh đầu tư mở rộng và phát triển thêm 24 làng nghề; nâng số làng nghề của tỉnh lên 65; tạo việc làm mới cho 12.000 người; đưa số lao động làng nghề lên hơn 33.000 người. Tỉnh cũng sẽ tiếp tục thực hiện quan điểm xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, tất cả các thành phần kinh tế đều được quan tâm, chú trọng nhằm đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa toàn diện nông thôn.
Năm 2017, tỉnh tập trung nhiều vào mục tiêu áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm mang tính đặc trưng vùng, miền.
Theo đó, tổng kinh phí khuyến công địa phương được phê duyệt 3 tỷ đồng để triển khai thực hiện 24 đề án; riêng đợt 1 hỗ trợ là 2,47 tỷ đồng. Trong đó: Có 9 đề án hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật; 2 đề án phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; 4 đề án tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; 3 đề án hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp…
Song song với đó, tỉnh cũng được giao thêm 400 triệu đồng để triển khai thực hiện 2 đề án khuyến công quốc gia trong năm 2017, gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu; hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất cát nhân tạo.
Hiện trong tỉnh cũng đang dần hình thành một số ngành nghề mới ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn như: Đan nhựa giả mây; chẻ tăm lụa; sản xuất nấm, làm hương xuất khẩu…
Hiệu quả đạt được rất rõ khi các sản phẩm nhờ việc được cấp nhãn hiệu đều đã có thị trường tiêu thụ ổn định. Việc đăng ký thành công nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ giúp các hợp tác xã thuận lợi trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đây chính là nguồn động lực quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động từ thuần nông sang công nghiệp, giải quyết lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Như Cương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân