Làng nghề làm chổi lông gà vịt Triều Khúc
Dưới cái nắng yếu ớt của buổi trưa đầu năm chúng tôi có dịp qua làng nghề Triều Khúc, trong các sân phơi ở khu nghĩa trang ven làng thấp thoáng vài người cầm cào, cầm chổi phơi đảo lông vịt. Bà Phạm Thị Lành, một người dân làm nghề tâm sự: "Phơi lông vịt còn vất vả hơn phơi lúa. Lúc trời có dấu hiệu mưa là phải chạy thật nhanh kẻo cơn giông mạnh làm lông bay hết. Nếu để lông gà vịt bị dính tí mưa xem như bỏ đi toàn bộ. Nghề buôn lông gà đã có hàng trăm năm nay ở Triều Khúc. Hiện Triều Khúc có từ 40 đến 50 hộ gia đình theo nghề này, còn nghề làm chổi hiện cũng có khoảng 10 hộ…”
Sáng sớm, người Triều Khúc đi các chợ Hà Đông, chợ Mơ, chợ Long Biên... để thu mua lông gà. Trung bình mỗi ngày, một hộ thu mua được từ 2 đến 3 tạ lông. Khi mua về, người ta phải nhặt rác và phân loại. Cái lông to dùng để làm quả cầu lông, bán được giá hơn. Lông nhỏ dùng để xuất khẩu sang Trung Quốc, giá một kg lông vịt ướt tại chợ là 25 nghìn, còn sau khi phân loại, phơi khô bán được 40 nghìn.
Sau khâu phơi, lông vịt được cho lên lò sấy thật khô rồi đóng bì và bán cho một đại lý lớn trong làng. Theo người dân tiết lộ, người ta sẽ dùng hóa chất tẩy rửa lông vịt để làm chăn, màn, quần áo. "Cả cuộc đời tôi gắn bó với nghề buôn lông vịt, tôi quen thuộc với nó đến nỗi không còn ngửi thấy mùi hôi của nó. Nghề này vất vả nhất vào dịp giáp Tết vì khi đó lượng lông gà, lông vịt nhiều" - Bà Lành chia sẻ.
Bên cạnh nghề buôn lông vịt, người Triều Khúc còn làm chổi từ lông của các loại gia cầm, trong đó phổ biến nhất là chổi lông gà. Sau khi mua dây lông về, các hộ sản xuất sẽ giặt qua xà phòng, phơi khô trước khi làm chổi. Mục đích là để khử toàn bộ mùi và các chất hữu cơ còn lại. Sau đó, người ta buộc đầu dây lông gà vào đầu que tre, quét sơn vào gốc lông để nó bám dính rồi khéo léo quấn sợi lông quanh que tre. Để làm chổi, trước hết người ta phải dùng kim khâu các lông lại với nhau, thứ công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ nên hầu hết người làm nghề đa phần là chị em phụ nữ. Một dây lông cánh bán cho các hộ làm chổi được 4.000 đồng. Nếu là lông mã thì được 330.000 đồng/1kg, trừ chi phí mua lông thì mỗi ngày người làm nghề cũng được 80.000 đồng.
Hộ gia đình ông Nguyễn Huy Dễ đã 5 đời làm chổi lông gà. Hiện tại, con cháu, dâu, rể và cả ông nữa là 23 người đều làm chổi. Mỗi ngày, gia đình ông tết được vài trăm cái chổi lông gà vịt. Chổi lông gà được làm thủ công rất cầu kỳ, vì thế cần nhiều người trong làng cùng góp công tạo nên chiếc chổi. Người chuyên đi các chợ mua lông gà, sau đó họ bán lại cho một vài người già trong làng để phơi khô rồi phân loại lông, tiếp đến là xâu lông vào chỉ dù rồi mới đến công đoạn quấn vào các thanh tre.
Chị Vũ Thị Oanh ở xóm Lẻ, Triều Khúc là thế hệ thứ 4 trong gia đình làm chổi lông gà ở Triều Khúc cho biết: "Ngày trước tôi cũng làm công đoạn khâu lông vào dây dù, nhưng bây giờ còn dành thời gian đi chợ bán chổi, nên tôi mua sẵn lông đã khâu về giặt sạch rồi quấn vào cán chổi". Chổi được làm chủ yếu từ lông gà trống, đặc biệt, những con gà trống càng to thì lông càng dài, màu đẹp, có thể tận dụng được hết lông của nó, lông ở gần đuôi là đẹp và đắt nhất. Lông gà mái cũng làm được chổi nhưng giá bán không cao. Chiếc chổi làm từ loại lông gà trống óng mượt, có giá 350.000 đồng.
Theo những người làm lâu năm thì chổi từ lông gà thả vườn đẹp và bền hơn rất nhiều lông gà nuôi công nghiệp vì lông gà nhà cọ sát nhiều. Trên các bộ phận của con gà thì lông sát đuôi đẹp nhất. Để làm được một cái chổi này cần có lông của ít nhất 50 con, bán với giá 250.000 đồng/chiếc. Ngày nay, người làng Triều Khúc còn biến hóa các chổi lông gà bằng cách nhuộm các màu khác nhau vào đầu chổi.
Lông của một con gà sẽ được phân thành 5 loại: Lông nhất (lông gần đuôi), lông kim (lông cổ), lông đen, lông nhì và lông con. Để làm được một cái chổi lông nhất thì cần có lông của ít nhất 50 con gà, bán với giá 200.000 - 400.000 đồng/1 cái chổi. Chổi được làm nhiều kích cỡ khách nhau, trung bình khoảng từ 200 gam - 300 gam lông/1 chiếc chổi. Những người thợ buộc dây lông gà vào đầu que tre, quét nhựa đường vào gốc lông để bám dính rồi khéo léo quấn sợi lông quanh que tre. Để bảo quản loại chổi này được sử dụng bền lâu, nên quét thường xuyên và treo cách xa tường vôi.
Chổi lông gà có rất nhiều công dụng như: Để phủi bụi bàn thờ, xe ôtô, quét dọn những góc khuất trong ngôi nhà. Từ khi những chiếc chổi lông gà được lên báo Pháp, người dân trong làng cảm thấy tự hào khi cái nghề mà tổ tiên để lại được vươn ra thế giới. Ngày xưa, người làm nghề đã xuất khẩu chổi lông gà sang Nhật Bản, Pháp… mỗi lần bán cả nghìn chiếc. Bây giờ số lượng chổi bán ra ngày một ít, nhưng những gia đình làm uy tín nên vẫn có những mối hàng xuất khẩu chổi đi Thái Lan và Lào với giá bán từ 80.000 - 100.000 đồng/chiếc.
Hiện nay, những người làm chổi lông gà vịt Triều Khúc đang lo ngại về tương lai của nghề khi người tiêu dùng đang chuyển sang mua những loại chổi rẻ tiền hơn, cũng như các loại chổi bằng nhựa được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn đang tràn ngập thị trường, dần chiếm "chỗ đứng" của những chiếc chổi truyền thống. Vì thế, hiện nay, nhiều gia đình đã chuyển nghề khác, nghề làm chổi lông gà cũng đang mai một dần, trong làng chỉ còn khoảng trên dưới chục hộ gia đình còn theo nghề.
Bài, ảnh: Nguyễn Hiếu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 | 18/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 | 18/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 | 18/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghề làm bún Đa Mai
13:47 | 17/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
13:49 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ
13:48 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên
10:21 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen
10:07 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12
15:11 Tin tức

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề
14:52 Bạn đọc và tòa soạn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
08:48 Tin tức