Vĩnh Phúc: Sớm xây dựng thương hiệu mật ong Quang Sơn
Nhờ tận dụng được môi trường thiên nhiên, diện tích cây ăn quả nhiều, nguồn thức ăn phong phú gia đình ông Trần Quốc Tuấn, thôn Ba Trung, xã Quang Sơn đã mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật, giúp thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ảnh: Nguyễn Lượng
Nghề nuôi ong mật ở Quang Sơn đã có từ lâu, nhưng trước đây, số hộ tham gia nuôi chưa nhiều, trung bình mỗi hộ chỉ nuôi vài thùng để lấy mật sử dụng trong gia đình cũng như tạo cảnh quan thiên nhiên.
Sau này, một số hộ đã mạnh dạn mở rộng quy mô đàn, phát triển kinh tế từ con ong. Qua thời gian, từ chỗ chỉ đóng vai trò như một nghề phụ, nghề nuôi ong mật hiện đã trở thành nghề chính, thậm chí, làm giàu cho nhiều hộ gia đình nơi đây.
Để hiểu hơn về hiệu quả của nghề nuôi ong, chúng tôi đến gia đình ông Trần Quốc Tuấn - hộ nuôi ong lớn nhất ở Quang Sơn hiện nay.
Được biết, ông Tuấn bước vào nghề nuôi ong với quy mô ban đầu chỉ vỏn vẹn 10 đàn. Sau thành công của vụ mật đầu tiên, ông Tuấn bắt đầu nhân giống, mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển thị trường tiêu thụ.
Đến nay, gia đình ông sở hữu gần 300 đàn ong; trung bình mỗi năm sản xuất từ 7 -10 tấn mật và xuất bán hàng trăm đàn ong giống cho các hộ nuôi ong mật ở tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An với thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, thậm chí có những năm đạt trên 1 tỷ đồng.
Không chỉ dừng lại ở sản phẩm mật ong, ong giống, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, trong những năm gần đây, ông Tuấn còn tìm tòi học hỏi, đầu tư máy móc, phát triển thêm một số sản phẩm: Sữa ong chúa, phấn hoa, rượu chế biến từ mật ong…
Đánh giá về hiệu quả kinh tế của nghề, ông Vũ Văn Các, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Sơn khẳng định: "Nghề nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế tốt, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, đặc biệt là lao động trung niên từ 50 -60 tuổi".
Không chỉ riêng gia đình ông Tuấn, trên địa bàn xã hiện đã có khoảng gần 40 hộ làm nghề nuôi ong mật với quy mô thấp nhất từ 10 -15 đàn/hộ. Đem lại thu nhập tốt, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tuy nhiên, nghề nuôi ong của Quang Sơn đang đứng trước những khó khăn nhất định, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.
Anh Nguyễn Văn Sơn, một người nuôi ong ở thôn Sơn Kịch chia sẻ: "Dịch bệnh bùng phát khiến việc đưa ong đi lấy mật ở các tỉnh thành khác bị hạn chế, dẫn tới sản lượng mật sụt giảm.
Mặt khác, mật ong Quang Sơn hiện vẫn chưa có đầu ra ổn định, chủ yếu là bán lẻ hoặc xuất buôn cho các cửa hàng, thương lái. Chính vì vậy mà việc tiêu thụ khá bấp bênh, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, giá mật ong cũng giảm đáng kể. Nếu cứ tình hình này, trong thời gian tới, gia đình tôi có lẽ sẽ phải giảm đàn".
Chung khó khăn với gia đình ông Sơn, ông Tuấn cho hay: “Hiện nay, việc tiêu thụ chậm, bị thương lái ép giá. Vì không muốn bán với giá thấp nên gia đình tôi đang tồn 5 tấn mật ong”. Để giải quyết vấn đề hàng tồn, ông Tuấn dành một phần mật ong chuyển sang nấu rượu, song sản lượng tiêu thụ không được nhiều.
Trước khó khăn do dịch bệnh đưa lại, một số hộ chăn nuôi trong xã cũng đã đẩy mạnh việc tiêu thụ trực tuyến đối với mật ong và các sản phẩm từ ong.
Tuy nhiên, do chưa có nhãn hiệu, nhãn mác cũng như những chứng nhận cần thiết về chất lượng, nên việc tiêu thụ mới chỉ dừng lại ở việc giao bán trực tuyến qua mạng Facebook, Zalo cá nhân và chủ yếu bán cho khách quen.
Việc đưa mật ong và các sản phẩm từ ong lên sàn thương mại điện tử - công cụ hỗ trợ đắc lực cho tiêu thụ nông sản mùa dịch hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Điều này đã một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu.
Hiện nay, sản phẩm mật ong Quang Sơn đã được lựa chọn để hỗ trợ phát triển theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Đây là cơ hội để mật ong Quang Sơn khẳng định được chất lượng của mình trước khi được công nhận là sản phẩm OCOP.
Từ đó góp phần tạo những bước đi vững chắc cho người nuôi ong ở địa phương trên chặng đường xây dựng phát triển thương hiệu, giúp các sản phẩm từ ong của Quang Sơn được biết đến rộng rãi và đa dạng hóa được các kênh tiêu thụ và có được thị trường ổn định.
Bài, ảnh: Nguyễn Hường
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Tin khác
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
09:13 | 23/12/2024 OCOP
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
10:21 | 18/12/2024 OCOP
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort
09:21 | 17/12/2024 OCOP
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 | 12/12/2024 OCOP
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 Làng nghề, nghệ nhân
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 Nông thôn mới
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 OCOP