Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế: Phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch làng nghề

LNV - Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
 Du khách mua sắm hàng lưu niệm tại làng nghề hương trầm Thủy Xuân
Du khách mua sắm hàng lưu niệm tại làng nghề hương trầm Thủy Xuân

Nằm cách trung tâm TP. Huế khoảng 7km về hướng tây nam, làng nghề hương trầm Thủy Xuân từ lâu đã thu hút khách với hàng chục cơ sở vừa thao diễn nghề trầm hương, vừa kinh doanh các sản phẩm lưu niệm, quà tặng và cho thuê áo dài cổ phục để check-in, tạo nên một không khí nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu cho cả tuyến đường Huyền Trân Công Chúa, phường Thủy Xuân, TP. Huế.

Nổi tiếng với nghề làm hương trầm có tuổi đời hàng trăm năm, đến nay nghề làm hương vẫn được người dân Thủy Xuân tiếp tục duy trì và lưu giữ, đồng thời các cơ sở nghề đã đầu tư chỉnh trang cửa hàng, bổ sung thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút khách. Tại đây, nhiều cơ sở đầu tư hàng trăm triệu đồng để trang trí cửa hàng, mua sắm các loại áo dài cổ phục, áo dài ngũ thân, phụ kiện, dù… để phục vụ du khách.

Theo chị Bích Loan, hơn 35 năm gắn bó với nghề hương trầm, chưa bao giờ làng nghề sôi động và thu hút khách như những năm trở lại đây khi số lượng khách đến tham quan, mua sắm và sử dụng các dịch vụ tại cửa hàng ngày càng tăng. “Có những ngày cao điểm, cửa hàng đón khoảng 200 lượt khách đến tham quan, mua sắm hàng lưu niệm, quà tặng và thuê áo dài check-in. Khách đông, doanh số bán hàng và doanh thu từ dịch vụ cho thuê áo dài tăng nên cơ sở đầu tư kinh phí chỉnh trang cửa hàng, bổ sung thêm hàng hóa nhằm xây dựng thương hiệu dịch vụ thu hút khách”, chị Loan chia sẻ.

Chị Như Trang, chủ cơ sở Trầm Hương cho rằng, du khách đến làng hương sẽ được trải nghiệm miễn phí, được thao diễn nghề, người dân cũng có lợi nhuận thu về từ các dịch vụ và bán hàng nên mọi người rất phấn khởi. Ở đây không có tình trạng chèo kéo mà để khách tự nhiên lựa chọn sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ theo ý của mình nên du khách khá thoải mái.

Cùng với làng hương Thủy Xuân, thời gian gần đây số lượng khách du lịch đến Huế tham quan kết hợp mua những sản phẩm thủ công truyền thống ngày một tăng. Một số chuyên gia du lịch nhận định, sự kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và nghề thủ công truyền thống đã mang lại sự mới mẻ, sức hấp dẫn cũng như hiệu quả kinh tế cho các làng nghề, qua đó góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Nhằm thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển, nhiều địa phương trên địa bàn TP. Huế đã đầu tư xây dựng khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề; chính quyền địa phương cũng chú trọng việc tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề; tăng cường phối hợp với các đơn vị lữ hành xây dựng các tour, tuyến du lịch kết nối với làng nghề để thu hút khách du lịch; đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như phong tục, tập quán, lễ hội... của làng nghề gắn phát triển du lịch.

Theo đánh giá từ lãnh đạo Sở Du lịch, những năm trở lại đây người dân làng nghề hương trầm Thủy Xuân nói riêng và các làng nghề, như: Hoa giấy, thêu, mộc mỹ nghệ, đúc đồng… nói chung rất sáng tạo trong việc tạo ra nhiều dịch vụ, mẫu mã mới để thu hút du khách. Việc tận dụng, khai thác những giá trị của làng nghề truyền thống không chỉ thúc đẩy làng nghề phát triển mà còn góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa, vùng đất, con người của mỗi địa phương, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Từ việc phát triển du lịch làng nghề, nhiều địa phương trong tỉnh dần trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Khánh Thư

Tin liên quan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.

Tin mới hơn

Bảo tàng gốm Bát Tràng vào top công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới

Bảo tàng gốm Bát Tràng vào top công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới

LNV - Bảo tàng gốm Bát Tràng – công trình nằm trong làng gốm Bát Tràng (thành phố Hà Nội) – vừa được tạp chí Time Out (Anh) bình chọn vào danh sách 24 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới (xếp thứ 15). Bảo tàng này gây ấn tượng với thiết kế hiện đại, lấy cảm hứng từ bàn xoay gốm – biểu tượng gắn liền với làng nghề ngàn năm tuổi.
Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

LNV - Nghị quyết vừa được HĐND thành phố thông qua, mở ra cơ hội khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch.
Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

LNV - Tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam, bà Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai khẳng định, sự ra đời của tỉnh Gia Lai mới từ ngày 1/7/2025 là bước ngoặt mang tính lịch sử. Với lợi thế “rừng vàng, biển bạc”, hệ sinh thái du lịch đa dạng, Gia Lai có cơ hội vươn lên mạnh mẽ, trở thành cực tăng trưởng mới của khu vực.
Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

LNV - Sau khi sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, không gian du lịch của tỉnh Gia Lai mới được mở rộng vượt bậc, mở ra cơ hội vàng để kết nối biển - rừng, xây dựng ngành du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế xanh, bền vững và khác biệt.
Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao

LNV - Các làng nghề truyền thống ở Cao Bằng đã tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp tăng thu nhập cho người dân. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, tỉnh Cao Bằng đã có những hướng đi bền vững, trong đó có việc kết hợp phát triển làng nghề với du lịch, chuyển đổi số, có sự hỗ trợ, đồng hành từ chính quyền địa phương.
Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc

Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc

LNV - Đây là lời phát biểu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang tại đêm khai mạc Lễ hội Du lịch hè Bình Định 2025, đánh dấu mở đầu cho mùa hè sôi động tại thành phố biển Quy Nhơn, là điểm nhấn quan trọng góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình Thế giới trải nghiệm du lịch tàu hỏa Bình Định

Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình Thế giới trải nghiệm du lịch tàu hỏa Bình Định

LNV - Các thí sinh trong cuộc thi Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình Thế giới 2025 – Miss & Mister Fitness Supermodel World 2025 hào hứng, phấn khích khi trải nghiệm tour du lịch độc đáo trên tuyến tàu “Về miền đất võ” Bình Định.
Bùng nổ đêm nghệ thuật khai mạc Lễ hội Du lịch hè Bình Định 2025

Bùng nổ đêm nghệ thuật khai mạc Lễ hội Du lịch hè Bình Định 2025

LNV - Tối 13/6/2025, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn, Lễ hội Du lịch hè Bình Định 2025 chính thức khai mạc với chủ đề “Quy Nhơn - Thiên đường biển - Khát vọng vươn xa”, mở đầu cho chuỗi hoạt động du lịch – văn hóa sôi động mùa hè.
Hòn Yến – Tuyệt tác thiên nhiên giữa lòng biển Phú Yên

Hòn Yến – Tuyệt tác thiên nhiên giữa lòng biển Phú Yên

LNV - Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 20km về phía Đông Bắc, quần thể danh thắng Hòn Yến tọa lạc tại thôn Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, là một trong những điểm đến mang vẻ đẹp độc đáo, kết tinh giữa kỳ quan thiên nhiên và bản sắc đời sống làng biển Phú Yên.
Khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên vươn lên vị thế mới trên bản đồ du lịch

Khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên vươn lên vị thế mới trên bản đồ du lịch

LNV - Trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng ưu tiên phát triển bền vững, Hội nghị Liên kết phát triển du lịch một số tỉnh, thành khu vực Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên được tổ chức, nhằm cập nhật các xu hướng mới lĩnh vực lữ hành trong nước và quốc tế.
Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025

LNV - Hòa cùng không khí sôi động của Năm Du lịch quốc gia 2025, tỉnh Bình Định tổ chức chuỗi sự kiện du lịch hè đặc sắc, đa dạng với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao và hội nghị quy mô lớn.
Quảng Nam hướng đến điểm đến du lịch xanh đẳng cấp quốc tế

Quảng Nam hướng đến điểm đến du lịch xanh đẳng cấp quốc tế

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch phát triển du lịch với mục tiêu xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và đậm bản sắc văn hóa, lấy con người và di sản xứ Quảng làm trung tâm.
Mũi Vi Rồng – Vẻ đẹp kỳ vĩ trên bản đồ du lịch Bình Định

Mũi Vi Rồng – Vẻ đẹp kỳ vĩ trên bản đồ du lịch Bình Định

LNV - Từ một danh thắng hoang sơ ven biển, Mũi Vi Rồng (hay Mũi Rồng) ở thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ đang được định hướng phát triển thành điểm đến du lịch sinh thái, văn hóa đặc sắc phía Bắc tỉnh Bình Định.
Homestay xinh đẹp giữa đồi chè

Homestay xinh đẹp giữa đồi chè

LNV - Giữa thung lũng yên bình được ôm trọn bởi dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, những đồi chè xanh mướt trải dài như tấm thảm nhung mềm mại đã trở thành nguồn sống và niềm tự hào của người dân xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Câu chuyện về cô gái Bùi Thị Mai và hành trình biến ước mơ xây dựng một homestay giữa đồi chè thành hiện thực đã vẽ nên một bức tranh tươi đẹp về du lịch cộng đồng, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.
Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng

Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng

LNV - Để du lịch Quảng Ngãi có những bước phát triển vượt trội và đa dạng hơn trong tương lai gần, các ngành, địa phương cần xây dựng sản phẩm theo mô hình “sản phẩm du lịch trục - vệ tinh”; tập trung vào sản phẩm có trải nghiệm thực sự "gây thương nhớ"...
Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

LNV - Trong chiến lược phát triển không gian đô thị và kinh tế xanh của thành phố Quy Nhơn, núi Vũng Chua với địa hình đồi núi liền kề biển và hệ sinh thái rừng thông đặc trưng đang được tỉnh Bình Định định hướng trở thành một vùng lõi quan trọng, kết nối giữa khoa học, thiên nhiên và đô thị thông minh.
Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định

Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định

LNV - Đến thôn Chánh Trạch 2, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vào những ngày tháng 5, du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng những quả bí đao khổng lồ treo lủng lẳng trên giàn, mỗi quả có thể nặng 50 đến 60kg. Chính sự độc đáo ấy đã khiến vùng đất này được gọi bằng cái tên kỳ lạ là “Làng bí đao khổng lồ”.
Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm

Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm

LNV - Tây Ninh rất có tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều điểm du lịch văn hóa lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng. Tây Ninh còn có các làng nghề truyền thống, nhiều món ăn đặc sản... tất cả đã tạo nên một bức tranh du lịch thật tuyệt vời.
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến khách của tỉnh Bình Định.
Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

LNV - Chương trình quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân sự kiện “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025”, sẽ diễn ra tại thành phố Milan (Italia) ngày 6/5, Geneve (Thụy Sỹ) ngày 8/5 và Paris (Pháp) ngày 12/5.
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, Bình Định đạt doanh thu 350 tỷ đồng

Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, Bình Định đạt doanh thu 350 tỷ đồng

LNV - Tổng lượng khách du lịch đến Bình Định dịp lễ 30/4 - 1/5/2025 ước đạt 318.800 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024 (dịp lễ 30/4, 1/5 năm 2024 đạt 277.185 lượt khách), tổng doanh thu đạt 350 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024 (năm 2024 là 305 tỷ đồng).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Giao diện di động