Thanh Hóa: Tương ớt, tương cà Spico đạt chất lượng OCOP 3 sao

LNV - Từ nguồn nông sản ở địa phương, anh Lê Minh Cương 30 tuổi (Thanh Hóa) đã sử dụng phương pháp ủ muối lên men truyền thống kết hợp với thiết bị máy móc hiện đại để phát triển các sản phẩm hữu cơ an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Năm 2022, sản phẩm Tương ớt Phúc Lộc Thọ và Tương cà chua đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Nâng cao giá trị nông sản

Trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ớt là một trong những loại nông sản được bà con ở tỉnh Thanh Hóa phát triển mạnh trong những năm gần đây. Cây ớt có hiệu quả kinh tế khá cao, có thể tiêu thụ được cả trong nước xuất khẩu. Tuy nhiên, có những giai đoạn, do người dân liên tục mở rộng diện tích trồng dẫn đến dư thừa, quả ớt được mùa mất giá. Vì vậy, để cây ớt thực sự phát triển bền vững và đem lại thu nhập ổn định thì vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm vẫn cần được chú trọng nhiều hơn nữa.


Anh Lê Minh Cương kiểm tra nông sản tại vùng nguyên liệu đang liên kết với người dân


Anh Lê Minh Cương – Giám đốc Công ty TNHH Spicy Country, cho biết: “Hiện tại, doanh nghiệp của chúng tôi đang thu mua các loại nông sản của bà con ở Thanh Hóa để chế biến thành các sản phẩm tương ớt, tương cà, sốt chấm. Trung bình mỗi năm, cơ sở sẽ thu mua khoảng 10 tấn ớt, 8 tấn cà chua cùng các loại củ quả khác như khoai tây, dứa, tỏi, chanh…

Đồng thời, với tiêu chí hướng tới sản xuất các sản phẩm hữu cơ thì Spico đang đẩy mạnh xây dựng vùng liên kết với các hộ tại huyện của tỉnh như Thiệu Hóa, Đông Sơn, Hoằng Hóa. Hỗ trợ các hộ nông dân phát triển vùng nguyên liệu theo chuẩn VietGAP nhằm tạo thành hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, từ đó giúp nông dân ổn định đầu ra và yên tâm sản xuất.”


Những chum sành ngâm ủ tương ớt truyền thống


Nhờ nguồn nông sản sẵn có và dồi dào ở địa phương, từ năm 2019, anh Lê Minh Cương bắt tay vào việc nghiên cứu công thức để sản xuất tương ớt, tương cà. Anh áp dụng phương pháp ủ muối lên men theo cách cổ truyền. Sau đó tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm, đầu tư thêm nhà máy và các trang thiết bị máy móc hiện đại để tạo ra thành phẩm hoàn thiện nhất.

Đến đầu năm 2020, các sản phẩm của Spico đã đến tay được những khách hàng đầu tiên và được người trong cộng đồng ăn sạch sống xanh ủng hộ. Spico luôn tuân thủ nguyên tắc nguyên tắc: không dùng chất bảo quản, không hương liệu nhân tạo, không biến đổi gen. Đến nay, các sản phẩm của công ty đang được phân phối chủ yếu ở các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa… Doanh thu hàng tháng đạt khoảng 300 – 400 triệu/ tháng.


Sản xuất sản phẩm sạch mang hương vị cổ truyền

Chia sẻ về quá trình chế biến sản phẩm, anh Lê Minh Cương cho biết: Để làm nên sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì phải cần trải qua nhiều công đoạn, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ việc chọn nguyên liệu cho tới các công đoạn chế biến. Mỗi sản phẩm sẽ có cách chế biến khác nhau, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong suốt quá trình làm việc.


Đối với sản phẩm Tương ớt Phúc Lộc Thọ, ớt sau khi thu về sẽ được sơ chế sạch, xay nát, trộn muối và đem ủ men lên men trong chum kín liên tục trong 6 tháng. Trong suốt 6 tháng sẽ không mở ra để không khí lọt vào gây ảnh hưởng đến chất lượng lên men. Khi hỗn hợp đã đạt độ mềm và thơm thì sẽ được đưa vào máy nghiền, nấu diệt khuẩn, thanh trùng và đóng gói thành sản phẩm hoàn thiện. Tương tự với Tương ớt Phúc Lộc Thọ thì Tương cà của Spico cũng được trải qua nhiều công đoạn chế biến thanh trùng nghiêm ngặt để sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không chỉ chú trọng vào quy trình sản xuất, anh Lê Minh Cương còn đầu tư cho sản phẩm về bao bì đóng gói là hoàn toàn bằng chai thủy tinh. Ưu điểm của đóng chai thủy tinh là sạch đẹp, an toàn, không có các hạt vi nhựa và không làm chất lượng tương ớt biến đổi. Anh Cương cũng đang sử dụng chum sành của làng nghề Phù Lãng (Bắc Ninh) để ủ men cho tương ớt.

Sau những nỗ lực và tâm huyết của mình trong nhiều năm khởi nghiệp, năm 2022, sản phẩm Tương ớt Phúc lộc thọ và Tương cà chua của Spico đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao. Đây là một thành quả lớn đối với anh Lê Minh Cương góp phần đưa thương hiệu tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng cả nước.


Sản phẩm Tương cà chua và Tương ớt Phúc Lộc Thọ đạt chất lượng OCOP 3 sao


“Tham gia chương trình OCOP là cơ hội các sản phẩm được đẩy mạnh quảng bá, có thêm những hướng đi mới hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, Spico sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vẫn giữ nét văn hóa truyền thống để tạo nên điểm khác biệt. Chúng tôi mong muốn đóng góp vào việc giữ gìn nét truyền thống song song cùng việc linh hoạt thay đổi để thích ứng với thị trường và tận dụng ưu thế của sản xuất hiện đại. Và hơn nữa là phát triển thị trường gia vị Việt, thực phẩm Việt theo hướng ăn sạch sống xanh…”, anh Lê Minh Cương cho biết.

Theo ông Lê Trọng Giang - Trưởng phòng Kinh tế UBND TP Thanh Hóa, sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, thành phố đã có 11 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 7 sản phẩm được xếp hạng 3 sao, 2 sản phẩm được xếp hạng 4 sao. Trong thời gian tới, TP Thanh Hóa sẽ tập trung tuyên truyền đến người dân để tích cực tham gia OCOP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Tích cực xây dựng hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố, tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP.

Bài, ảnh: Thúy Vi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

LNV - Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên

OVN - Trải qua nhiều năm tháng, nghề nấu rượu mang thương hiệu Quán Đế vẫn được người dân tại xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những nét đặc trưng riêng biệt vốn có.

Tin khác

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

OVN - Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

LNV - Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

LNV - Từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã ưu tiên bố trí nguồn vốn 11,7 tỷ đồng để triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Sáng 22-10, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

LNV - Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) tổ chức Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ ba, năm 2024. Tại Chương trình, HTX trà an toàn Phú Đô vinh dự được biểu dương TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam, với hạng mục: Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0.
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

LNV - Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín vừa phối hợp tổ chức khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội).
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

LNV - Tổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo TW có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

LNV -Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đồng hành với các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình chuyển đổi số. Đồng thời đề nghị các cơ quan nghiên cứu bổ sung nội dung khuyến công hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn nghiên cứu phát triển, áp dụng các giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ

LNV - Năm 2024, hoạt động khuyến công của tỉnh Lâm ngày càng đa dạng, nhiều hoạt động mới được triển khai thực hiện, phù hợp với nhu cầu của các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu

Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và lâu dài, chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc nên sau khi đạt xã NTM kiểu mẫu vào năm 2023, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất (Hà Nội) tiếp tục nâng cao các tiêu chí, phấn đấu xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh

LNV - Trường THCS Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội có 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 27 Đảng viên, làm nhiệm vụ quản lý giáo dục 586 học sinh ở 15 lớp gồm 4 khối, từ lớp 06 đến lớp 09. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năm học vừa qua, chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường đã bám sát sự chỉ đạo của Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, của UBND huyện và Phòng giáo dục đào tạo huyện Ba Vì; Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy dân chủ, đoàn kết thống nhất trong nội bộ, thực hiện phương châm dạy thực chất, học thực chất, “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động