Thanh Hóa: Phát triển sản phẩm OCOP - Thế mạnh của làng nghề truyền thống
Trước sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường, các làng nghề truyền thống thể hiện vai trò là nơi lưu giữ văn hóa và bản sắc dân tộc, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển các làng nghề, nghề truyền thống vẫn còn nhiều bất cập cần được tháo gỡ để các sản phẩm làng nghề có thể vươn xa trong bối cảnh hội nhập kinh tế của đất nước.
Trong đó, Chương trình OCOP được xem là một trong những giải pháp lớn để phát huy lợi thế làng nghề, phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương, hình thành vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan ở xã Tân Thọ, huyện Nông Cống
Tính đến nay, trên toàn huyện Nông Cống có 9 làng nghề, nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận, trong đó làng nghề Miến gạo Thăng Long được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể. Trong nhiều năm qua, các làng nghề ở Nông Cống được duy trì và phát triển, không chỉ làm ra sản phẩm phục vụ đời sống, các làng nghề còn lưu giữ nhiều nét đẹp truyền thống. Nhiều sản phẩm từ các làng nghề đang dần có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường.
Theo ông Đỗ Quang Trung – Chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống cho biết, hiện nay, huyện đã có 12 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, các sản phẩm OCOP của huyện chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, những sản phẩm này chủ yếu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu địa phương và mang đặc trưng gắn với các làng nghề truyền thống. Doanh thu các sản phẩm OCOP hàng năm ước đạt trên 65 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt trên 12 tỷ đồng.
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP nổi bật có thể kể đến như OCOP 4 sao là: Ngô ngọt đóng hộp Trường Tùng, Dưa bao tử đóng hộp Trường Tùng (Công ty CP chế biến nông sản Trung Thành - xã Trung Thành); Sọt cói Tân Thọ, Đĩa cói Tân Thọ (HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ - xã Tân Thọ) và sản phẩm OCOP 3 sao là: Ống hút tre Happy Bamboo Straws (Hộ gia đình Trịnh Đình Toàn – xã Thăng Thọ); Thịt lợn an toàn Xuân Hiếu (Công ty TNHH Xuân Hiếu – xã Hoàng Giang).
Hiệu quả kinh tế sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Tham quan thực tế tại Công ty CP chế biến nông sản Trung Thành, ông Lê Trường Tùng - Giám đốc doanh nghiệp cho biết: “Sau hơn 5 năm thành lập và phát triển, chúng tôi đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để mở rộng khu nhà xưởng rộng 5.000m2, kết nối với hơn 50ha vùng nguyên liệu trong tỉnh để sản xuất, chế biến hoa quả đóng hộp đạt tiêu chuẩn. Hiện các sản phẩm đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Isarel,... Ba sản phẩm nổi bật của công ty đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao là Dứa đóng hộp Trường Tùng, Ngô ngọt đóng hộp Trường Tùng và Dưa bao tử đóng hộp Trường Tùng.”
Còn tại HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ, đơn vị chuyên sản xuất mây tre đan tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường có thể thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần. Đến nay, HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã trở thành một trong những HTX hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn huyện Nông Cống. Đồng thời cũng là một điểm tựa đáng tin cậy cho đối tượng người khuyết tật, các lao động có hoàn cảnh khó khăn có thêm thu nhập.
Nơi chế biến nông sản đóng hộp xuất khẩu của Công ty CP chế biến nông sản Trung Thành
Theo bà Nguyễn Thị Thắm - Giám đốc HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ cho biết: Hiện nay, HTX đã tạo việc làm cho từ 300 - 500 lao động với mức thu nhập bình quân dao động từ 3 - 6 triệu đồng/người/tháng. Các lao động được HTX đào tạo nghề miễn phí đồng thời tạo điều kiện để mang nguyên liệu về làm tại nhà đối với các lao động có nhu cầu. Qua quá trình lao động, sản xuất ra các sản phẩm mây, tre đan thân thiện với môi trường, các chị em phụ nữ cũng nhận thức hơn về tác hại và việc hạn chế sử dụng các đồ dùng nhựa, túi nilon trong cuộc sống hàng ngày.
Có thể nói, các làng nghề truyền thống không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn mà còn huy động được nguồn lực trong dân, sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa lâu đời của làng quê, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vì vậy, để phát triển các làng nghề truyền thống cũng như thực hiện hiệu quả chương trình OCOP, huyện Nông Cống đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, tuyên truyền và khuyến khích các tổ chức kinh tế trên địa bàn các xã, thị trấn tham gia. Chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng sản phẩm đặc trưng bảo đảm các tiêu chí, cũng như lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và có tính bền vững. Cùng với việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, phát triển các chuỗi liên kết các sản phẩm đặc trưng, tập trung xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, từ đó nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân.
Bài, ảnh: Tường Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 | 25/09/2023 OCOP

Hà Nội: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm OCOP
20:28 | 25/09/2023 OCOP

Sản phẩm OCOP Pleiku khẳng định được vị thế trên thị trường
20:27 | 25/09/2023 OCOP

Huyện Đông Anh (Hà Nội): Số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu thủ đô
20:27 | 25/09/2023 OCOP

Quy tụ sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn
23:00 | 21/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Hợp tác xã phát triển nhờ chú trọng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
13:50 | 20/09/2023 OCOP
Tin khác

Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
10:11 | 20/09/2023 OCOP

Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP
20:56 | 19/09/2023 OCOP

Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân - Sản phẩm OCOP 4 sao
10:47 | 19/09/2023 OCOP

Hơn 300 mặt hàng tham gia khai trương kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Quảng Bình
09:36 | 19/09/2023 OCOP

Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP
09:13 | 15/09/2023 OCOP

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
10:50 | 14/09/2023 Khuyến nông

Trà Vinh: Mật hoa dừa Sokfarm đạt chuẩn OCOP 5 sao
10:43 | 14/09/2023 OCOP

Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc
10:41 | 14/09/2023 OCOP

Sản phẩm thảo dược quý ở vùng đất Tây Nguyên
10:39 | 14/09/2023 OCOP

Hà Nội dẫn đầu cả nước về triển khai chương trình sản phẩm OCOP
10:34 | 14/09/2023 OCOP

Bánh Phu Thê - đậm chất tinh hoa ẩm thực miền quan họ
11:24 | 13/09/2023 OCOP

Bánh Tu Huýt - Món quà tuổi thơ dân dã
11:20 | 13/09/2023 OCOP

Tuần hàng quảng bá nông sản Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2023
11:18 | 13/09/2023 OCOP

Tâm huyết với giống dược liệu quý địa phương
09:05 | 13/09/2023 OCOP

Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
14:16 | 12/09/2023 OCOP



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










