Than sạch không khói từ gáo dừa
Những câu thơ trên đã làm chúng ta nhớ lại kỷ niệm thời còn ấu thơ, lớn lên dưới bóng dừa ấm áp tựa như lời ru của mẹ. Và cũng tự hỏi dừa xuất hiện từ bao giờ. Có lẽ không ai có thể trả lời được câu hỏi này chỉ biết rằng lớn lên đã thấy nó xuất hiện. Nhắc đến dừa chúng ta thường liên tưởng đến những sản phẩm từ cây dừa như gáo dừa, mứt dừa, kẹo dừa, lá dừa dùng làm cổng cưới, máng đựng lúa; gạo….. và ngày nay gáo dừa còn được tận dụng làm than sạch không khói bảo vệ sức khỏe, môi trường sống.
Việt Nam được xếp vào nhóm có diện tích trồng dừa lớn nhất trên thế giới cùng với Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka và Philippines. Thông thường, sau khi sử dụng hết phần nước và cơm bên trong thì phần vỏ gáo dừa sẽ bị bỏ thành phế phẩm và khi số lượng quá lớn thì không còn chỗ để chứa, vứt vung vãi.
Chính từ những khó khăn này mà gáo dừa đã được nghiên cứu để làm than hoạt tính góp phần giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường đồng thời tận dụng nguồn nguyên cực kì quý giá vốn vẫn thường bị bỏ phí.
Gáo dừa là nguyên liệu quan trọng được sử dụng rộng rãi để sản xuất than củi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Malaysia, ... Do hàm lượng carbon cao và rất cứng, gáo dừa được chọn làm nguyên liệu lý tưởng để sản xuất than gáo dừa Than gáo dừa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực vì những ưu điểm và tính năng vượt trội của nó. Ví dụ, than gáo dừa có thể được nghiền thành bột và được sử dụng để tạo ra than hoạt tính dạng hạt. Nó cũng có thể được sử dụng bởi thợ kim hoàn, thợ rèn và trong tiệm giặt ủi. Hơn thế nữa, than gáo dừa được công nhận là một trong những nhiên liệu tốt nhất để nấu ăn vì mùi dễ chịu của nó.
Quy trình sản xuất than gáo dừa gồm:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Thông thường, nguyên liệu được lựa chọn phải là những vỏ gáo dừa khô, có độ cứng cao và độ ẩm không vượt quá 15%.
Nguyên liệu sẽ được thu mua từ các cơ sở chế biến cơm dừa, được cạo sạch xơ nhà dân hoặc các nhà máy chế biến dừa,… sau khi đã gom được gáo dừa sẽ tiến hành phân loại để chọn ra những nguyên liệu có chất lượng tốt nhất để sản xuất than gáo dừa.
Bước 2: Chuẩn bị lò nung
Lò nung gáo dừa thường có mức nhiệt rất cao từ 400- 500 độ C được thực hiện bằng phương pháp đốt. Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng nguyên liệu và lò nung sẽ bắt đầu cho gáo dừa vào theo đường hộp khói, mỗi mẻ từ 60- 100 kg
nguyên liệu.
Than hóa là quá trình giúp loại bỏ hoàn toàn phần hơi nước có trong gáo dừa để giữ lại phần carbon. Thông thường mỗi một mẻ than hóa gáo dừa sẽ có thời gian từ 50 – 60 phút. Sản phẩm thu được sau quá trình này chính là than gáo dừa. Gáo dừa được carbon hóa trong lò yếm khí ở nhiệt độ cực cao trên 10.000C dựa trên công nghệ sản xuất than binchotan. Giúp loại độ ẩm, chất bốc, tạp chất có trong gáo dừa.
Bước 3: Phân loại than gáo dừa và xay than
Sau khi thu được than gáo dừa sẽ tiếp tục phân loại chúng thành nhiều loại khác nhau tùy theo kích thước và hình dạng.
Sau đó cho than gáo dừa vào máy nghiền để xay nhỏ theo những khuôn kích thước có sẵn. Các máy xay than này được thiết kế để chế biến than thành những cỡ nhỏ 3x6 hoặc 4x8 mesh. Một số sản phẩm phụ sau quá trình xay nhỏ có kích thước hạt 6x12 mesh mesh, 8x20 mesh và than gáo dừa dạng bột.
Nguyên liệu tiếp tục được đưa vào máy ép trụ để định hình thành những thanh than không khói với độ dài 40cm, đường kính từ 6 -10cm có hình dạng vuông hoặc hình lục giác.
Sau khi ép, các thanh gỗ được xếp thành từng khối và được đưa vào lò than hóa thành than hoạt tính. Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất than sạch không khói mang tính chất quyết định 80% trong toàn bộ quy trình. Than gáo dừa thành phẩm được xay, nghiền nhỏ với kích thướng khá đồng đều. Than được ép trong khuân dưới lực ép mạnh của máy móc.
Sản phẩm được tạo ra phải đáp ứng được là sản phẩm than sạch không khói, nhiệt lượng tỏa ra lớn, thời gian cháy lâu hơn so với than ta làm bằng phương pháp thủ công và đặc biệt hàm lượng chất độc hại cũng là tương đối thấp.
Thông thường, những sản phẩm than gáo dừa đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ có giá bán từ 15.000 - 17.000 đ/kg.
Than sạch không khói được đánh giá cao hơn những loại than củi đen truyền thống là bởi những ưu điểm sau: An toàn khi sử dụng do loại than này sẽ không nổ, không bắn ra tia lửa khi mồi, giúp hạn chế tình trạng bén lửa gây nguy hiểm; thời gian cháy lâu hơn so với than củi bình thường (lâu hơn khoảng 1.5 lần so với than đen truyền thống); nhiệt lượng tỏa ra cao và đều, giúp ngọn lửa được duy trì ổn định; sử dụng không hết có thể dập tắt và giữ lại để tiếp tục dùng cho lần sau; ít để lại tro tàn, tro rơi vãi trong quá trình đốt có xu hướng gom gọn, không bay lung tung nên rất dễ vệ sinh; không tỏa ra mùi khó chịu, không gây ô nhiễm môi trường; có thể sử dụng với nhiều thiết bị, đặc biệt là bếp nướng không khói tại các nhà hang; có thể được sử dụng trong không gian kín, có máy lạnh với thiết bị hút khói bàn bếp.; dùng để hút shisha....
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, sử dụng than không khói cũng có một số hạn chế như sau: Giá thành cao hơn so với than củi truyền thống; khó bắt lửa nên cần phải được sử dụng cùng với bếp nướng có bộ phận đánh lửa, máy mồi than hoặc bình khò gas; than không khói có ngọn lửa thấp khi cháy bởi những chất bay hơi đã bị loại bỏ để tránh tình trạng khói.
Đến thăm cơ sở sản xuất than sạch không khói từ gáo dừa Đoàn Lê tại Buôn Ky, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột. Chủ cơ sở anh Đoàn Văn Vương cho biết cách thức sản xuất than không khói từ các loại than thông thường với nhiều ưu điểm vượt trội nhờ sử dụng bột than xay mịn, nén chặt bằng máy thành từng viên đồng nhất. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm này trên thị trường vẫn còn cao nên chưa thực sự phổ biến. Chủ cơ sở cũng phải mất hơn 2 tấn sản phẩm hỏng trong những mẻ đầu tay do chưa có kinh nghiệm. Anh chia sẻ, kỹ thuật làm than không khói không quá phức tạp nhưng cần phải biết cách điều chỉnh tỷ lệ phối trộn bột than, tinh bột mì và nước thích hợp cho từng mẻ mới tạo ra được viên than đẹp, nhẵn, kết cấu chắc, không nứt vỡ. Ngoài ra, cần phải kiểm tra kỹ than nguyên liệu trước khi xay, loại bỏ hoàn toàn tạp chất mới đảm bảo viên than không tỏa khói khi khách hàng sử dụng. Hiện xưởng của anh duy trì sản xuất 500 kg than/ngày, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động tại buôn Ky, phường Thành Nhất với thu nhập 200.000 đồng/ngày công.
So với những viên than truyền thống, than không khói có nhiều ưu điểm như: kích cỡ đồng đều, nhỏ gọn, dễ vận chuyển, không dính tay khi cầm trực tiếp, dễ bắt lửa và thời gian cháy lâu, đạt tối thiểu 2,5 giờ/viên.
Để tiếp cận được thị trường khó tính ban đầu anh chào hàng, tiếp thị sản phẩm của mình đến các quán ăn, nhà hàng chuyên đồ nướng. Ban đầu họ còn e ngại, không tin khi tiếp cận sản phẩm mới nhưng khi đến trực tiếp xem quy trình sản xuất tại xưởng, xem các clip test sản phẩm trên zalo, facebook, website, tìm hiểu qua người đã dùng thì họ dần an tâm và trở thành mối quen của xưởng. Đây cũng là động lực để xưởng phát triển và mở rộng cơ sở sản xuất trong tỉnh và các tỉnh khác trong cả nước.
Bởi vậy không đâu xa biết tận dụng nguồn nhiên liệu từ thiên nhiên, gáo dừa trước kia chỉ được xem như phế phẩm, thì giờ đây gáo dừa đã âm thầm từng bước giải tỏa những khó khăn, nặng nhọc cho người. Dừa không chỉ mang lại thu nhập mà còn giải quyết hầu hết mọi nhu cầu sinh hoạt đời sống... Trong cuộc sống, dừa cũng là nguyên cớ để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm.
Tin liên quan
Tác dụng chăm sóc da tuyệt vời của quả dứa
15:45 | 10/05/2023 Sức khỏe làm đẹp
Tin mới hơn
Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
19:11 | 30/09/2024 Môi trường
HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ
09:33 | 27/09/2024 Môi trường
TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
10:35 | 12/09/2024 Môi trường
Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh
10:55 | 11/09/2024 Môi trường
Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường
Bảo vệ môi trường làng nghề
09:42 | 19/08/2024 Môi trường
Tin khác
Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường
Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường
Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường
Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường
Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết
10:39 | 13/05/2024 Môi trường
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục
14:06 | 08/05/2024 Môi trường
Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”
09:27 | 10/04/2024 Môi trường
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam
09:53 | 08/04/2024 Môi trường
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai
15:47 | 18/03/2024 Môi trường
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán
15:17 | 31/01/2024 Môi trường
Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững
10:56 | 22/01/2024 Môi trường
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội