Quảng Trị: Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn ở xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh - Ảnh: T.C.L
Hộ ông Hồ Ngọc Lảnh, ở thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh được chọn làm thí điểm với mục đích xây dựng mô hình nuôi tôm sú nhằm khôi phục vùng nuôi tôm ao đất, hạn chế tối đa dịch bệnh, nhất là hiện tượng tôm chết sớm dưới 1 tháng tuổi, đồng thời giảm chi phí, rút ngắn thời gian nuôi. Ông Lảnh cho biết: “Được chọn làm mô hình, tôi rất chịu khó tìm tòi học hỏi và có trách nhiệm trong việc tiếp nhận đối tượng nuôi mới. Gia đình tôi xây dựng ao nuôi, ao ương đảm bảo kỹ thuật, đủ diện tích. Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh về hướng dẫn tận tình các phương pháp kỹ thuật nên tôi làm đạt yêu cầu và đem lại hiệu quả tốt”.
Trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình, trung tâm tổ chức 1 lớp tập huấn về mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn với 30 học viên tại xã Vĩnh Sơn tham gia. Nội dung lớp tập huấn là tìm hiểu chung về mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn; hướng dẫn quy trình nuôi tôm sú 2 giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học, quy trình biofloc; một số biện pháp phòng và trị bệnh trên tôm sú; biện pháp quản lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi; nội dung ghi chép, lưu giữ hồ sơ.
Mô hình triển khai được trung tâm hỗ trợ 50% kinh phí mua tôm giống và thức ăn công nghiệp. Định kỳ hằng tuần cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến tại hồ nuôi hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật ương, nuôi 2 giai đoạn, chăm sóc quản lý các yếu tố môi trường, ghi chép nhật ký, lưu trữ hồ sơ. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi nếu xuất hiện những sự cố bất thường, cán bộ chỉ đạo đều có mặt để cùng hộ thực hiện mô hình giải quyết. Ao ương diện tích từ 90 - 100 m2 , lót bạt, có hệ thống oxy đảm bảo.
Đáy ao ương cao ngang mực nước cao nhất của ao nuôi. Ao nuôi diện tích 5.000 m2 , đầy đủ hệ thống cấp thoát nước. Ao lắng, ao chứa phải đảm bảo cho việc cung cấp đủ nước cho ao nuôi và ao ương trong vụ nuôi. Ao được cải tạo bằng cách tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy ao; rải vôi với liều lượng 50 - 70 kg/1.000 m2 ; phơi khô ao 5 - 7 ngày, sau đó cấp nước vào ao qua hệ thống túi lọc.
Thực hiện diệt khuẩn bằng clorine 25ppm; gây màu nước bằng cách ngâm ủ cám gạo trộn với thức ăn số 0 và chế phẩm vi sinh rải xuống ao lúc 9 giờ sáng, kết hợp cho thêm dolomite để gây màu. Về gây biofloc trên ao ương, sử dụng 3 kg thức ăn số 0; 3 kg rỉ mật đường; 0,5kg TA-Pondpro ngâm ủ 24 giờ, sục khí sau đó tạt xuống ao lúc 9 giờ sáng, lặp lại liên tục 3 ngày thì biofloc lên nằm ở mức 1 - 2ml/1lít nước. Kiểm tra các yếu tố môi trường: pH, kiềm, độ mặn... đảm bảo thì tiến hành thả giống. Giai đoạn ương là 24 ngày, cho ăn lượng thức ăn tăng dần theo độ lớn của tôm. Tổng thời gian ương sử dụng hết 25 kg thức ăn. Định kỳ 2 ngày/lần sử dụng 1/2 gói vi sinh TA-Pondpro tạt lúc 9 giờ sáng để gây biofloc ổn định môi trường. Ngày thứ 5 trở đi mỗi ngày thay 15 - 20% nước trong bể ương.
Sau khi ương thì tiến hành san tôm xuống ao nuôi. Nguồn nước ao nuôi được lấy từ ao lắng qua sau khi đã xử lý diệt khuẩn. Tiến hành gây màu 3 - 5 ngày trước khi san tôm qua ao nuôi. Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày điều chỉnh theo việc kiểm tra lượng thức ăn có còn dư thừa trong vó. Định kỳ 3 - 5 ngày xử lý vi sinh, khoáng tạt ổn định môi trường.
Giai đoạn ương tôm phát triển chậm hơn so với thả trực tiếp nhưng nhờ quản lý được các yếu tố môi trường cũng như vấn đề dịch bệnh nên tỉ lệ sống cao, đạt 90%. Con giống đạt kích cỡ lớn trước khi thả nuôi, giúp rút ngắn thời gian nuôi, tỉ lệ sống nuôi giai đoạn 2 đạt 70%, hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi, hạn chế thiệt hại về kinh tế trong giai đoạn đầu. Sau khi chuyển qua ao mới, tôm phát triển tốt, đồng đều về kích cỡ.
Đến lúc thu hoạch (sau 7 tháng nuôi) tôm đạt kích cỡ bình quân 34 con/kg, đạt và vượt so với yêu cầu. Mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn giảm được lượng nước thải ra môi trường so với nuôi thả trực tiếp nên hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh. Đồng thời, giảm được rủi ro, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, lợi nhuận mang lại cao. Mô hình mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận đạt trên 180 triệu đồng.
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn sử dụng chế phẩm vi sinh để kiểm soát môi trường, do đó hạn chế tối đa thay nước, ít ảnh hưởng môi trường. Sản phẩm không có hóa chất, kháng sinh đáp ứng được thị trường xuất khẩu. Đây là mô hình mới áp dụng trên đối tượng tôm sú nằm trong vùng thường xuyên xảy ra dịch bệnh, do đó ương nuôi trong giai đoạn đầu giúp hạn chế hội chứng tôm chết sớm. Ao nuôi được cải tạo đảm bảo kỹ thuật; khâu lấy nước và xử lý nguồn nước cấp vào được thực hiện kỹ càng, diệt khuẩn tốt. Ao nuôi được rào lưới hoặc có hệ thống che chắn đề phòng, hạn chế các vật chủ trung gian bên ngoài xâm nhập vào ao.
Từ kết quả mô hình năm ngoái, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tăng diện tích thử nghiệm lên 1 ha cho 2 hộ nuôi. Hiện nay, tôm đã qua giai đoạn ương và được thả nuôi đảm bảo đúng kỹ thuật, tôm phát triển tốt. Việc xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn phù hợp với chủ trương, nhu cầu của địa phương. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị Trần Cẩn cho biết, trung tâm tiếp tục chỉ đạo việc thử nghiệm mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn qua 3 vụ để có kết luận cuối cùng. Nếu khẳng định được thành công thì đây là mô hình nuôi tôm bền vững sẽ được nhân ra diện rộng để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong nuôi tôm, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bài, ảnh: Trần Cát Linh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Yên Bái: Mô hình nuôi vỗ béo bò và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học
14:34 | 06/12/2023 Khuyến nông

Nuôi vịt thương phẩm - Mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao
11:10 | 05/12/2023 Khuyến nông

Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Trà Vinh.
11:40 | 30/11/2023 Khuyến nông

Hải Phòng: Mô hình Lính ruồi đen - Thực phẩm sạch góp phần bảo vệ môi trường
09:52 | 30/11/2023 Khuyến nông

Khuyến nông cộng đồng hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững
10:19 | 28/11/2023 Khuyến nông

Khai mạc hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023
21:51 | 24/11/2023 Khuyến nông
Tin khác

Hà Nội: Phát triển, nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả
09:23 | 22/11/2023 Khuyến nông

Thanh Hóa: Chi hơn 13,5 tỷ đồng thực hiện chương trình khuyến nông
09:59 | 14/11/2023 Khuyến nông

Thanh Hóa: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn năm 2023
22:21 | 09/11/2023 Khuyến nông

Quỹ Khuyến nông Hà Nội - điểm tựa cho nông dân
09:42 | 08/11/2023 Khuyến nông

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông, khuyến lâm ở Cao Bằng
14:06 | 01/11/2023 Khuyến nông

Hậu Giang: Mô hình nuôi dê sử dụng phụ phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao
16:14 | 31/10/2023 Khuyến nông

Đắk Nông: Khai mạc Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên
13:08 | 27/10/2023 Khuyến nông

Hội Nông dân Quảng Ninh Tôn vinh 35 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023
09:23 | 26/10/2023 Khuyến nông

Thanh Hoá: Hiệu quả tích cực từ kết hợp mô hình nông nghiệp với du lịch sinh thái
08:52 | 17/10/2023 Khuyến nông

Vĩnh Phúc: Lan toả mạnh mẽ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
08:50 | 17/10/2023 Khuyến nông

Sông Mã tự tin tiêu thụ hơn 70 nghìn tấn nhãn
13:57 | 02/10/2023 Khuyến nông

Đan Phượng: đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
16:08 | 29/09/2023 Khuyến nông

Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng
08:07 | 28/09/2023 Khuyến nông

Hà Nội: 200 hộ nông dân, Hợp tác xã tham gia diễn đàn “Nhịp cầu nhà nông”
09:00 | 15/09/2023 Khuyến nông

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
10:50 | 14/09/2023 Khuyến nông



Thái Bình: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2023 – 2026
17:45 Tin tức

Đẩy nhanh công cuộc phát triển của Việt Nam với động lực năng suất
13:50 Tin tức

Tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa - ẩm thực làng nghề truyền thống
11:23 Văn hóa - Xã hội

Hà Giang: Lễ hội văn hóa ẩm thực và làng nghề rượu ngô truyền thống
11:23 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk: Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ khuyến công
11:22 Khuyến công










