Quảng Ninh: Nghề làm thuyền nan Nam Hòa 400 trăm năm tuổi lao đao vượt “sóng gió” thị trường
Quảng Yên là vùng đất thuần nông, có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mang đậm nét văn hóa truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ. Người dân nơi đây vẫn lưu giữ và phát triển nhiều nghề truyền thống của dân tộc, trong đó có nghề đan ngư cụ ở phường Nam Hòa.
Ông Nguyễn Anh Sáu giới thiệu các sản phẩm thuyền nan được làm thành đồ lưu niệm để phục vụ du lịch
Làng nghề đan ngư cụ Hưng Học tại phường Nam Hòa có từ lâu đời với những sản phẩm là các loại ngư cụ như lờ, đó, dậm và đặc biệt là thuyền nan. Vào những năm cuối thế kỷ XVII, những sản phẩm do người dân Nam Hòa làm ra không chỉ để dùng trong sinh hoạt gia đình, mà còn phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân vùng ven biển cửa sông Bạch Đằng. Lâu dần, đan ngư cụ và thuyền nan đã trở thành nghề thủ công truyền thống và được gìn giữ, lưu truyền đến ngày nay.
Trước đây, người dân địa phương chủ yếu đan các thuyền nhỏ để làm phương tiện đi lại trên sông, chở thóc, lúa phục vụ cho nông nghiệp.
Ông Sáu với những sản phẩm tâm huyết của mình
Theo ông Nguyễn Anh Sáu, người dân cơ bản vẫn làm nghề nông nghiệp là chính, còn việc đan thuyền làm theo thời vụ. Mua bán sản phẩm vẫn chỉ là truyền miệng, biết tiếng đến mua chứ chưa có cơ sở, doanh nghiệp nào đứng lên thu mua, bao tiêu sản phẩm.
Hiện nay làng nghề Hưng Học là một trong những địa điểm tham quan của du khách khi đến Quảng Ninh, song du khách mới chỉ dừng chân để tham quan, tìm hiểu về nghề, chứ chưa có những sản phẩm bày bán, hoặc chuỗi dịch vụ nào đi kèm.
Thuyền nan Nam Hòa được công nhận là OCOP 3 sao năm 2019
Lao đao với “sóng gió” thị trường
Ông Nguyễn Anh Sáu (SN 1957), người có trên 50 năm làm nghề thuyền nan truyền thống không giấu nổi những lo âu về những gì thuyền nan Nam Hòa đang gặp phải: “Hiện nay, những người còn giữ, làm nghề truyền thống chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Nguyên nhân lớn nhất là sản phẩm làm ra không thể bán được, trong khi đó để làm ra một sản phẩm mất rất nhiều công đoạn, sức người…”.
Nghề đan truyền thống ở Nam Hòa ngày càng mai một
Sản phẩm thuyền nan lưu niệm
“Những người làm nghề bằng hoặc ngang tuổi chúng tôi đa phần đã chuyển nghề làm thợ xây, phu hồ. Lớp trẻ thì ngoài đi lập nghiệp bằng các ngành nghề có giá trị kinh tế cao thì họ đi làm công nhân với mức thu nhập ổn định. Nghề làm thuyền nan nguy cơ thất truyền ngày càng rõ rệt”, ông Sáu chia sẻ.
Các sản phẩm truyền thống của Nam Hòa
Để giúp thuyền nan Nam Hòa, giải pháp của các cấp chính quyền là hướng từ sản phẩm truyền thống sang làm sản phẩm lưu niệm phục vụ cho du lịch phục vụ cho du khách. Chính vì vậy, thuyền nan Nam Hòa đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019.
Những nơm, đó, lờ, giỏ… dần thất thế và không còn hữu dụng trong đời sống của người dân
Để giữ nghề, ông Sáu ngày đêm trăn trở, thổi hồn cho các sản phẩm mình làm ra. Những chiếc thuyền nan nhỏ nhắn ra đời giống y đúc những chiếc thuyền nan thật, với đầy đủ mái chèo, các phụ kiện, chi tiết rất nhỏ dù để làm ra chúng mất rất nhiều công sức.
Điểm tham quan làng nghề đan ngư cụ truyền thông Hưng Học đìu hiu, vắng khách
Ông Sáu chia sẻ thêm: “Để làm ra một sản phẩm mất rất nhiều công. Sản phẩm cũng được hỗ trợ mang đi trưng bày ở các Hội chợ OCOP tại Quảng Ninh nhưng rất khó bán. Mỗi năm nếu may mắn cũng chỉ bán lẻ được hơn chục sản phẩm…”.
Nhìn những chiếc thuyền nan xinh xắn được tỉ mỉ gắn thêm cả những chiếc buồm nhiều màu sắc, chứa đựng nhiều tâm huyết do chính tay mình làm ra nhưng mắt ông đượm buồn. Có lẽ ông Sáu đang mường tượng ra viễn cảnh không xa, những chiếc thuyền nan Nam Hòa sẽ không còn trụ vững trước “sóng gió” thị trường…
Những chiếc thuyền ở làng nghề truyền thống đan ngư cụ Hưng Học ngày càng ít khách
Bài, ảnh: Hải Nhân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân