Quảng Nam: Trà Khổ Qua rừng đạt OCOP 3 sao
Đón tiếp chúng tôi bằng những ly nước trà khổ qua rừng sấy khô, anh Hứa Đại Xuân, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Đại Lộc Phát (xã Đại Tân, huyện Đại Lộc) cho hay, đây là một trong những sản phẩm tiêu biểu do cơ sở chúng tôi chế biến và bán trên thị trường. Có nhiều người rất thích uống trà khổ qua rừng vì nó mang hương vị đặc trưng và cũng rất tốt cho sức khỏe. Nhấp ly trà “khổ qua” thơm nóng, chúng tôi cảm nhận được mùi hương đặc trưng của khổ qua rừng, ban đầu có cảm giác đắng nhẹ nhưng sau đó đọng lại vị ngọt thanh rất dễ chịu.
Giám đốc Hứa Đại Xuân (thứ 2 từ trái sang) cùng các thành viên tại Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng 2022
Trao đổi với chúng tôi, anh Hứa Đại Xuân cho hay, khổ qua rừng (còn gọi mướp đắng rừng) là loại dây leo mọc hoang miền núi, nay đã được “di thực” về trồng rộng rãi để sử dụng trong gia đình. Trái khổ qua rừng có vị đắng đặc trưng, được sử dụng làm thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày như khổ qua rừng nấu canh, xào trứng, muối chua... Đây là món ăn thanh nhiệt, mát gan, giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường...
Anh Xuân kể: “Trước đây, gia đình anh Xuân có mấy sào đất vườn trồng cây ăn quả, nhưng tình cờ một hôm anh phát hiện dây khổ qua rừng tự mọc bò lan khắp vườn nhà mình, anh hái vô nhà làm món trà “khổ qua”. Không ngờ được bạn bè uống khen ăn ngon và khuyến khích làm tiếp. Nghe vậy, anh lên mạng tìm hiểu thêm về loài khổ qua rừng và muốn nhân rộng giống bởi khổ qua rừng có sức sinh trưởng rất mạnh, chỉ cần được tưới nước là rau sinh sôi, tươi tốt, tuy là rau trồng nhưng chất lượng không thua gì rau mọc ngoài tự nhiên.
Khổ qua rừng xắt lát với kích thước mỗi lát phơi (hoặc sấy khô) có thể dùng làm trà, hãm với nước sôi để uống hoặc sắc uống hằng ngày có công dụng như trà thanh nhiệt, thực phẩm chức năng hoặc thuốc điều trị bệnh, song việc sử dụng phải có liều lượng và theo hướng dẫn cụ thể. Từ công dụng, đặc tính của khổ qua rừng, anh Hứa Đại Xuân đã chủ động liên kết với một số hộ dân xã Đại Tân trồng khoảng 0,5ha khổ qua rừng, mỗi năm trồng được 1 vụ, thu về 1,5 tấn trái để làm trà. Sản phẩm trà khổ qua rừng sấy khô của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sạch Đại Lộc Phát đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020.
“Năng suất của cây khổ qua rừng khá cao và quá trình trồng trọt, chăm sóc đều theo quy trình VietGap, không có thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi héc ta khổ qua rừng cho thu nhập tầm 3 tấn quả. Những năm qua, anh chủ động liên kết với một số hộ dân gieo trồng giống khổ qua rừng, tạo nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất trà khổ qua rừng sấy khô. Theo đó, HTX Nông nghiệp sạch Đại Lộc Phát hiện nay đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất với một số hộ dân trồng khổ qua rừng ở Đại Tân, bao tiêu cho nông dân với giá 20 nghìn đồng/ kg khổ qua tươi. HTX chủ động cung ứng giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật trồng và phòng trừ dịch hại cho cây trồng đến người dân.
Ước tính, mỗi sào khổ qua rừng, người trồng thu nhập 10 triệu đồng, lại đỡ tốn công chăm sóc, không phải lo đầu ra. HTX chỉ mới đóng gói trà thủ công, đang nỗ lực đầu tư máy móc, thiết bị để hoàn thiện sản phẩm trà túi lọc. So với trà khổ qua rừng sấy khô, trà khổ qua rừng túi lọc sử dụng thuận tiện hơn. HTX đang sản xuất thử nghiệm, quảng bá sản phẩm đến các cơ sở, siêu thị, cửa hàng ở Quảng Nam và Đà Nẵng và các vùng lân cận.
Hiện nay, HTX Đại Lộc Phát đang liên hệ với các siêu thị để ký gửi sản phẩm, đẩy mạnh khâu quảng bá, phát triển thương hiệu. Mỗi gói trà khổ qua rừng sấy khô được đóng gói 100gr, giá bán lẻ 60 nghìn đồng; Còn mỗi gói trà túi lọc có 20 túi, mỗi túi 2gr, sản phẩm đang được sản xuất thử nghiệm, quảng bá đến khách hàng.
Theo anh Xuân, thổ nhưỡng vùng đất trung du Đại Lộc rất thuận lợi cho cây khổ qua rừng phát triển. Hơn nữa, cây này có sức vươn mạnh, chỉ cần bón ít phân hữu cơ và tưới nước là cây mau lớn cho nhiều trái. Nguyện vọng của HTX là muốn quảng bá đặc sản khổ qua rừng của vùng đất miền Tây xứ Quảng và hướng đến xây dựng thương hiệu cho sản vật địa phương. Xa hơn nữa, với xu thế hiện nay, tôi hy vọng người tiêu dùng sẽ hướng đến sản phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, vì khổ qua rừng là loại thực phẩm sạch có nhiều dược tính tốt. Bên cạnh đó, mang lại “công ăn việc làm” với nghề trồng khổ qua rừng cho nông dân thêm thu nhập lúc nông nhàn.
Bài, ảnh: Tiên Sa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Tin khác
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
14:21 | 31/10/2024 OCOP
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân