Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê được biết đến là làng đa nghề bởi nơi đây có tới 3 nghề truyền thống có tuổi đời vài chục năm đang được người dân gắn bó, gìn giữ và phát triển, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Làng nghề bún bánh Thạch Đê được công nhận từ năm 2010, đến nay có 23 hộ làm nghề, thu nhập bình quân đạt từ 8-10 triệu đồng/người/tháng. Với lợi thế đất nông nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có là cánh đồng lúa phì nhiêu, màu mỡ, hơn thế, xã có diện tích trồng lúa gần 300ha đã được cấp chứng nhận VietGap và mã số vùng trồng, là động lực để người dân Thạch Đê đang ngày càng nỗ lực sản xuất và phát triển thương hiệu của làng nghề. Đồng thời, mới đây sự ra đời của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp xã Hùng Việt đã tạo sự liên kết sản xuất trong các hộ làm nghề, sản phẩm mỳ gạo Thạch Đê từng bước được hoàn thiện, từ chỗ chỉ bán thô nay sản phẩm đã được đầu tư đóng gói, có bao bì, nhãn mác chuyên nghiệp, đẹp mắt, đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, nhờ đó sản lượng tiêu thụ tăng gấp nhiều lần.

Những sào mỳ gạo được các hộ dân làng nghề phơi dưới nắng hè.
Những sào mỳ gạo được các hộ dân làng nghề phơi dưới nắng hè.

Là một trong những hộ sản xuất quy mô lớn nhất xã, chị Phạm Thị Huế chia sẻ: “Nghề làm mỳ, bún không cần quá nhiều vốn lại rất dễ làm nhưng đòi hỏi sự chịu khó, tỉ mỉ, khéo léo và tâm huyết với nghề. Để sản phẩm ngon, mẫu mã đẹp và có hương vị đặc trưng đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm, bí quyết chọn gạo, thường thì chỉ làm mỳ, bún bằng gạo Khang Dân, gạo phải thơm, ngon, mới thu hoạch không để quá lâu thì sợi mỳ sản xuất sẽ mịn, trắng và khi chế biến không bị nát, mỳ có độ giòn dai. Từ khi tham gia vào HTX, gia đình tôi cũng như một số hộ trong làng nghề đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất mỳ gạo. Trước đây bình quân mỗi ngày chỉ làm được khoảng 40kg mỳ thì nay có thể sản xuất được khoảng 8 tạ mỳ khô/ngày”.

Không chỉ nổi tiếng với làng nghề mỳ gạo Thạch Đê, Hùng Việt còn được biết đến với làng nghề bánh chưng Cát Trù. Nơi đây, không chỉ làm ra những chiếc bánh chưng ngon nức tiếng mà nhiều năm liền còn được chọn làm lễ vật dâng Vua Hùng mỗi dịp Giỗ Tổ. Nghề gói bánh chưng được gìn giữ qua bao thế hệ, từ đời này sang đời khác, tạo nên thương hiệu bánh chưng Cát Trù nổi tiếng khắp vùng. Có lẽ vì sự cầu toàn và tỉ mỉ trong từng chiếc bánh mà bánh chưng Cát Trù làm ra rất được khách hàng ưa chuộng, thường được khách hàng đến tận nơi lấy hoặc mang giao ngay trong ngày để kịp cung ứng cho các siêu thị, cửa hàng thực phẩm. Trung bình mỗi chiếc bánh chưng có giá bán từ 50.000-55.000 đồng. Cứ thế, ngày nối ngày, hàng chục năm nay, bánh chưng làng Cát Trù đã theo chân biết bao người đi đến khắp các nẻo đường xa gần, cung cấp cho nhiều thị trường lớn tại các tỉnh thành như Hà Nội, Vĩnh Phúc...

Các sản phẩm của làng nghề bánh chưng Cát Trù.
Các sản phẩm của làng nghề bánh chưng Cát Trù.

Bên cạnh việc sản xuất thực phẩm, nơi đây còn gìn giữ và phát triển nghề làm đồ thờ, phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân trong vùng và một số tỉnh lân cận. Làng nghề đồ thờ đã có từ cách đây vài chục năm, chuyên sản xuất vàng mã, các hộ trong làng nghề không làm theo mùa vụ mà sản xuất quanh năm, trong đó có ba đợt cao điểm là rằm tháng Bảy, cận Tết Nguyên đán và tháng Giêng. Trung bình, mỗi ngày các hộ làm nghề ở đây phải sản xuất hàng trăm mẫu hàng khác nhau mới đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng và hầu hết các sản phẩm đều được làm thủ công. Giá cả các mặt hàng dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, hoặc giá thành cao hơn đối với những mẫu hàng to, đẹp theo yêu cầu đặt riêng của khách hàng.

Đồng chí Nguyễn Trọng Phú - Chủ tịch UBND xã cho biết: Cùng với các ngành nghề khác tại địa phương thì nghề truyền thống đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đến nay, sau sáp nhập Hùng Việt đã đạt xã NTM nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 54 triệu đồng/năm. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giảm nghèo và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động ở nông thôn”.

Các sản phẩm vàng mã của làng nghề chủ yếu được làm thủ công.
Các sản phẩm vàng mã của làng nghề chủ yếu được làm thủ công.

Có thể thấy, giữa hàng trăm làng nghề truyền thống đang dần bị mai một, thì những người dân ở mảnh đất giàu truyền thống văn hóa ven sông Hồng lại đang từng ngày cần mẫn, chăm chỉ giữ lấy nghề, miệt mài tìm hướng đi và đưa sản phẩm truyền thống ngày càng phát triển trong đời sống hiện đại khiến mỗi người càng thêm trân trọng hơn những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Thu Hương

Tin liên quan

Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá

LNV - Hiện nay, các huyện miền núi của Thanh Hóa đã xác định, giống vịt bản địa (vịt bầu), là một trong những vật nuôi có nhiều lợi thế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người dân tích cực phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt bầu, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan đã chú trọng hỗ trợ xây dựng vịt bầu là sản phẩm OCOP của tỉnh, mở ra cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân và nguồn thu cho các doanh nghiệp HTX liên kết hợp tác...
Huyện Ứng Hoà coi trọng thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Huyện Ứng Hoà coi trọng thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

LNV - Huyện Ứng Hoà (Hà Nội) hiện có 70 sản phẩm đạt chất lượng OCOP, trong đó có 17 sản phẩm 4 sao và 53 sản phẩm 3 sao. Ước đến hết năm 2025, toàn huyện có trên 100 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao trở lên…
Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng

Cần Thơ: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng

LNV - Nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng cũng như sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các cấp, các ngành của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm kết nối, quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp đến các địa phương trên cả nước và mở rộng ra các thị trường ngoài nước. Ngoài ra, thành phố cũng kêu gọi đầu tư, cải thiện các kênh thương mại chợ đầu mối và chợ truyền thống; đồng thời, phát triển mới các kênh thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân cả nước đối với nông sản có nguồn gốc từ thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.

Tin mới hơn

Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Cao Bằng có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, đây là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Việc phát triển các làng nghề ở nông thôn bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê được biết đến là làng đa nghề bởi nơi đây có tới 3 nghề truyền thống có tuổi đời vài chục năm đang được người dân gắn bó, gìn giữ và phát triển, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Tin khác

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

LNV - Công ty TNHH đầu tư và thương mại gỗ VIETHOME có trụ sở tại số 3/194, phố Trần Kiên, quận Kiến An, TP Hải Phòng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: thi công Chùa cổ, chế tác đồ thờ, tượng phật, tượng tứ phủ, bàn thờ, cửa võng, hoành phi, câu đối...Mới thành lập được chưa đầy 10 năm Công ty đã có nhiều công trình, sản phẩm đặc sắc đóng góp cho cộng đồng, luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, góp phần ổn định an sinh xã hội. Đi với đó rất chú trọng việc đào tạo, truyền dạy nghề cho thế hệ kế cận, mỗi năm đào tạo thành nghề cho trên 20 thợ.
Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV- Thành phố Hải Phòng một thời nghề thêu ren, đan móc được coi là rất phát triển, những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren...tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó ngoài tiêu thụ trong nước còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu ... những năm tháng đó, thêu, ren, đan, móc cũng là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

LNV - Nghề dệt là di sản quý giá, niềm tự hào, biểu tượng cho bản sắc văn hóa, truyền thống lâu đời đối với đồng bào Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn. Thế nhưng “báu vật” này đang đối diện với nguy cơ thất truyền...
Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

LNV - Huyện Bá Thước luôn xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho du lịch Bá Thước.
Nghề vá lưới biển

Nghề vá lưới biển

LNV - Người dân ở khu vực Cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP. Nha Trang) chủ yếu sống bằng nghề khai thác hải sản xa bờ. Sau những đợt ra khơi dài ngày trở về, những tấm lưới đánh cá của ngư dân thường bị rách do vướng phải đá ngầm, san hô hoặc sợi cước bị mục vì sử dụng lâu ngày. Vì vậy, sau mỗi chuyến biển, các chủ tàu lại thuê thợ vá lại lưới để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Do đó, nghề vá lưới từ lâu đã là sinh kế của nhiều phụ nữ miền biển để có thêm thu nhập cho gia đình.
Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy sinh năm 1979, Giám đốc Công ty TNHH MTV BK- trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng, quê hương của anh là làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, anh sinh ra trong gia đình đã có 3 thế hệ làm nghề đúc.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

LNV - Ngày 20/6, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Tham dự buổi gặp mặt có nhà giáo ưu tú Trịnh Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Như Chinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, TS Vi Khải - Phó Chủ tịch hội đồng tư vấn, cùng đại diện nhiều cơ quan, đơn vị, làng nghề, nghệ nhân. Hội viện và phóng viên, nhà báo của Tạp chí.
Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

LNV - Nằm ẩn mình bên bờ sông Hồng thơ mộng, làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm phở gia truyền. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, phở Vân Cù đã trở thành thương hiệu ẩm thực uy tín, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam.
Mềm mại tựa mây trắng

Mềm mại tựa mây trắng

LNV - Thăng Long - Hà Nội là nơi có nghề kim hoàn phát triển, với phố Hàng Bạc hay làng nghề Định Công. Đây là một trong những nghề kỹ thuật cao trong nhóm ngành thủ công mỹ nghệ. Để có thể phát triển xứng tầm, trong bối cảnh Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá, nghề kim hoàn cần có nhiều đổi mới.
Lợi thế và tiềm năng của “đất chè” Thái Nguyên

Lợi thế và tiềm năng của “đất chè” Thái Nguyên

LNV - Tỉnh Thái Nguyên có 4 vùng trồng chè nổi tiếng là: Tân Cương, La Bằng, Trại Cài và Khe Cốc, được mệnh danh là “Tứ đại danh trà”. Đây chính là các vùng nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm chè đặc sản nổi tiếng và đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thái Nguyên xác định hướng đến mục tiêu đầu tư phát triển cây chè theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh.
Thanh Hoá: Gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao ở Thạch An

Thanh Hoá: Gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao ở Thạch An

LNV - Nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao, thôn Thạch An, xã Cẩm Liên (Cẩm Thủy) được lưu truyền qua bao thế hệ. Những sản phẩm do các bà, các mẹ làm ra không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo của người phụ nữ mà còn thể hiện nếp sống, tín ngưỡng của dân tộc Dao.
Thanh Hoá có thêm 7 nghề, làng nghề truyền thống

Thanh Hoá có thêm 7 nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Vừa qua, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đã chủ trì hội nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nghề làm đèn lồng ở Hội An

Nghề làm đèn lồng ở Hội An

LNV - Đèn lồng phố cổ Hội An còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam với Trung Hoa và Nhật Bản. Có người cho rằng, những chiếc đèn lồng xuất hiện ở phố cổ Hội An là do người dân thuộc họ Châu, Thái, La… từ Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông sang đây để lập nghiệp. Chính trong hành trình xa xứ ấy, họ mang theo những chiếc đèn lồng như một nỗi niềm hoài vọng cố hương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng mạng xã hội tích hợp thương mại điện tử UCOM

TP.HCM: Ra mắt ứng dụng mạng xã hội tích hợp thương mại điện tử UCOM

LNV - Ngày 26/6, mạng xã hội (MXH) tích hợp thương mại điện tử mang tên “UCOM” vừa được Chi nhánh tại Việt Nam của Ucon Global Pte.Ltd (Singapore) ra mắt công chúng.
Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI

Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI

LNV - Ngày 28/6/2024, Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (Vuizea) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

LNV - Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chung sức, đồng lòng về đích đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đây là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định.
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP

OVN - Hội đồng thẩm định, đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tuy Phước vừa tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2024.
300 gian hàng trưng bày tại Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

300 gian hàng trưng bày tại Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024

LNV - Tối 26/6, tại Quảng trường 1/4 thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2024. Đây là một trong những hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm Ngày tái lập tỉnh Phú Yên (1/7/1989 - 1/7/202
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động