Phát triển sản phẩm OCOP tạo “sức bật” cho xây dựng nông thôn mới
Ông Trần Đức Năng (người đi hàng đầu, bên phải) trong chuyến kiểm tra các tiêu chí
nông thôn mới ở vùng biên xã Bát Mọt (Thường Xuân).
Phóng viên (P.V): Ông có thể cho biết khái quát những thuận lợi và khó khăn khi Thanh Hóa triển khai Chương trình OCOP?
Ông Trần Đức Năng: Có thể nói, OCOP là bước đi mới trong XDNTM, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho người dân. 3 năm qua, khi triển khai chương trình, tỉnh ta có nhiều thuận lợi. Trước đó, tại Nhật Bản, Thái Lan và nhiều nước trên thế giới đã triển khai thành công chương trình có nội dung nội hàm tương tự. Trong nước cũng có một số tỉnh mà điển hình là Quảng Ninh đã có bước đi cơ bản và thành công bước đầu. Nhiều mô hình trong số đó đã được chúng tôi đến nghiên cứu, học tập, chọn lọc để áp dụng tại tỉnh nhà.
Hiện nay, cả nước chưa có chính sách riêng biệt cho Chương trình OCOP, nhưng tỉnh ta đã ban hành nghị quyết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Đồng thời, phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, các điểm du lịch làng nghề, phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn; có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế của tỉnh. Toàn bộ những cơ chế, chính sách này như là “bà đỡ” cho các địa phương cũng như các chủ thể sản xuất có cơ hội, điều kiện tiếp cận để phát triển sản phẩm OCOP.
Mặt khác, Thanh Hóa có tới 155 làng nghề, trong đó có 47 làng nghề truyền thống với 23 nghề truyền thống đã được công nhận. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều danh lam, thắng cảnh có thể phát triển thành điểm dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng, tạo ra các sản phẩm phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu... Đó chính là những sản phẩm tiền OCOP, tạo điều kiện cho chúng ta sớm có sản phẩm nếu biết phát huy.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thì khi bắt đầu thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa gặp không ít khó khăn. Trước hết là tư tưởng và nhận thức của người dân chưa đầy đủ về Chương trình OCOP vẫn còn có tính ỷ lại và sản xuất hàng hóa chưa tập trung, chưa xác định được mục tiêu của sản phẩm. Tại nhiều nơi, sự vào cuộc của người dân và các tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Các sản phẩm đặc thù của địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp; người dân chưa chú trọng đến việc xây dựng, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm chất lượng và đẹp mắt để thu hút người tiêu dùng. Cùng với đó, công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động tham gia thực hiện còn hạn chế, chưa xác định được lợi ích trong việc tham gia. Nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện Chương trình OCOP.
3 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa ở Hà Nội tại một hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP miền Bắc. Ảnh: L.Đ
P.V: Thời gian qua và sắp tới, VPĐPCT XDNTM tỉnh đã phối hợp như thế nào với các địa phương để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy những lợi thế và vượt qua các khó khăn trong quá trình triển khai chương trình?
Ông Trần Đức Năng: Đầu tiên, VPĐPCT XDNTM đã kiện toàn lại ban chỉ đạo Chương trình OCOP theo hướng chuyên nghiệp, chuyên trách gắn liền với nhiệm vụ XDNTM; bố trí 2 cán bộ chuyên trách tham mưu, giúp việc. VPĐPCT XDNTM tỉnh thường xuyên đấu mối với UBND các huyện, về tận các địa phương khảo sát các sản phẩm, tư vấn giúp các chủ cơ sở sản xuất triển khai phát triển sản phẩm theo các tiêu chí của Chương trình OCOP. Từ đó, xác định được nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có lợi thế của địa phương để tập trung chỉ đạo mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng, hoàn thiện kiểu dáng công nghiệp bao bì sản phẩm...
Qua quá trình triển khai, chúng tôi cũng chú trọng tuyên truyền và yêu cầu các huyện chỉ đạo để nâng cao vai trò và sự tham gia của chính quyền cấp xã trong việc phát triển và đánh giá sản phẩm OCOP. Đồng thời có kế hoạch cụ thể hỗ trợ hàng chục sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, cảnh quan, văn hóa và tính cộng đồng của địa phương.
Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục khuyến khích phát huy được tính sáng tạo của các tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư trong thực hiện chương trình. Tăng cường đổi mới và phát triển các HTX nông nghiệp, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản. Duy trì và nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, quản lý việc hoạt động của các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP để đạt hiệu quả và phát triển bền vững, qua đó quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển làng nghề góp phần phát triển kinh tế nông thôn và kinh tế của địa phương. Theo đó, hàng chục hội nghị tập huấn cho các địa phương, lãnh đạo HTX, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất... đã được chúng tôi tổ chức trong 3 năm qua. Hằng tháng, chúng tôi còn kiểm tra việc tuân thủ các cam kết về chất lượng của chủ thể kinh tế sau khi đã có sản phẩm đạt sao OCOP như: kiểm tra giám sát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nhãn hiệu OCOP gắn trên các sản phẩm.
Chỉ tính riêng các tháng đầu năm 2020, chúng tôi đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia triển lãm sản phẩm OCOP toàn miền Bắc tại Hà Nội; tham gia nhiều hội chợ, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Vừa qua, trên địa bàn TP Thanh Hóa, chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị liên quan, bố trí lâu dài 4 điểm trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa. Thời gian tới, chúng tôi xác định tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP và tiền OCOP để phát triển thị trường rộng mở cho sản phẩm.
P.V: Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả tỉnh, các địa phương và Nhân dân, ông có thể khái quát những thành quả phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại?
Ông Trần Đức Năng: Xuất phát từ quan điểm, mục tiêu của Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo chu trình OCOP của Trung ương. Tỉnh xem đây là giải pháp căn cơ để nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân nông thôn. Liên quan đến phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm, gây dựng sự phát triển bền vững, chúng tôi xem Chương trình OCOP là yếu tố quan trọng bậc nhất để tạo ra “sức bật” cho XDNTM trên địa bàn tỉnh những năm tiếp theo.
Vì lẽ đó, chúng tôi luôn tổ chức vận động các chủ thể sản xuất tích cực tham gia, gắn với việc chuẩn hóa và phát triển các sản phẩm truyền thống, làng nghề mang bản sắc của từng địa phương. Đến nay, chương trình đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần thực hiện Chương trình XDNTM đi vào chiều sâu. Hiện, toàn tỉnh đã có 42 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng, trong đó có 6 sản phẩm đạt 4 sao, 36 sản phẩm đạt 3 sao; vừa đề xuất Trung ương công nhận 2 sản phẩm đạt 5 sao. Nhiều sản phẩm đã và đang phát triển thị trường rất tốt như sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói, mắm và nước mắm... Đáng nói, sản phẩm mắm và nước mắm Lê Gia (Hoằng Hóa) còn xuất khẩu thành công với số lượng lớn đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, có mặt trên kệ hàng nhiều siêu thị tại Hà Nội. Dự kiến đến hết năm 2020, Thanh Hóa có khoảng 53 sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 1 sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
P.V: Qua quá trình công tác và tìm hiểu thực tế, ông có thể phân tích tiềm năng của từng nhóm sản phẩm OCOP của tỉnh trong tương lai?
Ông Trần Đức Năng: Trong lần thứ 3 về thăm Thanh Hóa, Bác Hồ đã có hai câu thơ ứng tác: “Tỉnh Thanh biển bạc rừng vàng/ Ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên”.
Thanh Hóa là tỉnh có các sản phẩm đa dạng và phong phú ở tất cả các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 11 sản phẩm chủ lực. Mặt khác, tỉnh đang có 160 sản phẩm, nhóm sản phẩm khác nhau do các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, làng nghề và hộ gia đình trong tỉnh sản xuất đều có tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP. Đó là chưa kể, nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản ẩm thực được người dân địa phương, khách hàng thập phương ưa chuộng, như chiếu Nga Sơn, tơ Hồng Đô, trống đồng Thiệu Hóa, nem chua...
Với những cơ sở và định hướng phát triển ngành nông nghiệp, chương trình phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới sẽ là tiền đề để phát triển các sản phẩm OCOP thuộc các nhóm ngành, như: thực phẩm (nông sản tươi sống và nông sản chế biến) và dịch vụ du lịch cộng đồng, điểm du lịch trong tương lai.
Thanh Hóa thực hiện XDNTM trong điều kiện có nhiều thuận lợi như diện tích đất sản xuất nông, lâm, thủy sản lớn, các xã phân bổ trên cả 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi nên có nhiều sản phẩm đặc trưng từng nơi, là tiền đề cho phát triển thành sản phẩm OCOP.
P.V: Từ những thành quả đã đạt được, ông có thể cho biết Chương trình Phát triển sản phẩm OCOP thời gian qua có tác động như thế nào tới thành quả XDNTM của tỉnh?
Ông Trần Đức Năng: Mặc dù mới được triển khai chưa lâu, nhưng Chương trình OCOP đã hòa nhịp ngay và có tác động tích cực vào kết quả XDNTM bền vững. Cụ thể đã thúc đẩy tích cực phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh, được người tiêu dùng quan tâm, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân. Sản phẩm OCOP đã góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.
Là một chương trình quan trọng nên OCOP đã có những đóng góp đến kết quả XDNTM toàn tỉnh trong những năm gần đây. Đến nay, đã có 7 huyện: Yên Định, Quảng Xương, Đông Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn đạt chuẩn NTM và TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 961 thôn, bản đạt chuẩn NTM; 17 thôn, bản NTM kiểu mẫu.
Trong tương lai, với quan điểm là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, nên OCOP chắc chắn được tỉnh quan tâm đặc biệt. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện nên cũng chính là mục tiêu của Chương trình XDNTM.
Để đạt được những mục tiêu về XDNTM, cần có quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển Chương trình OCOP. Cả hệ thống chính trị, các ngành, các địa phương phải xem OCOP là giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần bổ trợ cho lộ trình XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và XDNTM bền vững.
P.V: Xin chân thành cảm ơn ông
Lê Đồng(Báo TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 | 15/01/2025 OCOP
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 | 13/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
14:22 | 13/01/2025 OCOP
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Tin khác
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội