Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, Đại Từ có 44 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao).Với sự hỗ trợ của chương trình OCOP,sản phẩm Nấm hương của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương và là sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.

Sản phẩm Nấm hương là sản phẩm của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia (thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) nay là xã Đại Phúc, tỉnh Thái Nguyên có thương hiệu nổi tiếng và uy tín trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ nấm. Bà Trần Thị Thanh Hoa, Phó Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học nấm Phú Gia cho biết, sản lượng sản xuất hiện tại của công ty đạt ở mức 100 tấn/năm. Nấm hữu cơ được coi như là sản phẩm bền vững của tương lai. Với dư địa còn rất lớn cả xuất khẩu cũng như trong nước, về lâu dài, công ty sẽ mở rộng quy mô hơn nữa để nhiều người dân được tiếp cận, sử dụng như thức ăn hàng ngày.

Chị Đào Thị Thức (bên phải) luôn sát sao tại các nương chè để cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao
Chị Đào Thị Thức (bên phải) luôn sát sao tại các nương chè để cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao

Để tạo ra một đặc sản thì công nghệ sản xuất phải đặc biệt. Bà Hoa từng có thời gian làm việc tại Đài Loan, đã được tiếp cận và tìm hiểu về quy trình sản xuất nấm tại đất nước sản xuất nấm và thực hiện việc xây dựng, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Công ty Nấm Phú Gia thành lập năm 2010, đã và luôn được khách hàng Việt tin dùng qua nhiều năm. Hơn thế, các sản phẩm Nấm Phú Gia đã được xuất khẩu và đón nhận nồng nhiệt tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore,… và với các thị trường khó tính khác nhưng đầy tiềm năng như Mỹ, châu Âu và Cộng đồng các nước Euro.

Tháng 1-2011, công ty đã khởi công xây dựng Trung tâm Ươm tạo giống, nuôi trồng và chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm với tổng diện tích trên 25.000m2. Đến tháng 9-2012, công ty đã nhập dây chuyền thiết bị, phòng thí nghiệm nuôi cấy, ươm tạo giống nấm từ Đài Loan vào lắp đặt, sản xuất, đồng thời, hoàn thiện khu nuôi trồng với diện tích hơn 8.000m2. Nhờ ứng dụng công nghệ và kinh nghiệm 40 năm phát triển nghề trồng nấm của Đài Loan, Phú Gia không chỉ ươm tạo giống, nuôi trồng và chuyển giao công nghệ mà còn cung cấp giống nấm, bịch nấm, các thiết bị phục vụ Ngành Công nghiệp nuôi trồng nấm tại Việt Nam.

Đến nay công ty chuyên nuôi trồng và sản xuất các loại nấm sạch và cho ra các sản phẩm tiêu biểu như nấm hương, nấm Linh Chi, Nâu tây, Đùi Gà, Đông Cô, Hào hương, nấm Ngô, Hoa hồng, Bào Ngư trắng, nấm Dạ dày... và đang tiếp tục thử nghiệm nuôi trồng nhiều loại nấm khác.

Các du khách đến tham quan, trải nghiệm mô hình nấm ngon từ trang trại h
Các du khách đến tham quan, trải nghiệm mô hình nấm ngon từ trang trại h

Với vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng, Phú Gia đã áp dụng quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại, tự động hóa cao từ giai đoạn ươm tạo, nuôi cấy giống trong phòng thí nghiệm đến khi sản phẩm có mặt trên thị trường.

Công ty Phú Gia sử dụng mùn cưa làm cơ chất để nuôi trồng nấm. Các giai đoạn ủ, trộn nguyên liệu được làm bằng máy, nhằm bảo đảm đồng đều và tiết kiệm thời gian. Ủ mùn, ủ hoai chỉ sử dụng nước mềm, phối trộn với cám gạo, cám mạch, đặc biệt không cho bất kỳ loại dinh dưỡng vô cơ nào.

Nước mềm của Phú Gia được hút từ giếng khoan rồi đưa qua hệ thống xử lý. Máy đóng bịch nấm của công ty có thể đóng được 36 bịch/phút và bảo đảm chất lượng bịch cao hơn so với phương pháp đóng bằng tay.

Ở giai đoạn hấp bịch, lò hấp của công ty có công suất 89.600 bịch/lần. Giai đoạn này giúp khử trùng bịch nấm đạt trạng thái vô khuẩn trước khi cấy giống. Với mỗi loại nấm khác nhau, yêu cầu sản xuất khác nhau nên các chuyên gia của công ty luôn tập trung theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và không khí để điều chỉnh phù hợp với từng loại nấm.

Với kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hiện đại, bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quy trình thao tác, để sản phẩm thu được đạt năng suất và chất lượng tốt.

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Đặc biệt trong quá trình nuôi trồng và bảo quản, công ty không sử dụng đến tác động của bất cứ loại thuốc hóa học nào gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, công ty đầu tư dàn máy sấy nấm với hệ thống tự động điều khiển bằng máy tính, lượng gió và nhiệt độ trong máy được phân tán đều tới tất cả các vị trí của khay nấm, vì vậy nấm được sấy khô một cách hoàn toàn từ trong ra. Công nghệ tiên tiến này đã góp phần nâng cao năng suất trong quá trình sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm.

Với 3,1 ha diện tích sản xuất, Phú Gia không chỉ ươm tạo giống, nuôi trồng và chuyển giao công nghệ mà còn cung cấp giống nấm, bịch nấm, các thiết bị phục vụ ngành nuôi trồng nấm tại Việt Nam. Để đảm bảo việc cung ứng cho các đối tác, Phú Gia cũng hình thành hệ thống sản xuất vệ tinh. Ngay tại nông trại chính, công ty cũng tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động.

Với công nghệ đang áp dụng, Công ty TNHH Công nghệ sinh học nấm Phú Gia tự hào là đơn vị đầu tiên trong ngành nấm Việt Nam được cấp chứng nhận hệ thống HACCP – một chứng nhận quốc tế về quản lý an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Nông trại đã được chứng nhận Canh tác hữu cơ và Nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn Organic hữu cơ USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ), Organic hữu cơ EU (Liên minh châu Âu).

Sản phẩm nấm hương của công ty được trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025
Sản phẩm nấm hương của công ty được trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025

Bà Trần Thị Thanh Hoa cho biết: Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, sang các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản… Hiện các sản phẩm nấm của công ty mang thương hiệu “Nấm sạch Phú Gia” luôn đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và cả thị trường xuất khẩu. Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đang phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên để đưa các sản phẩm “Nấm sạch Phú Gia” vào thị trường Hà Nội phục vụ người tiêu dùng Thủ đô.

Nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, Đại Từ đã quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, hướng tới sản xuất hàng hóa để các sản phẩm OCOP hữu cơ không chỉ dừng lại ở các mô hình nhỏ lẻ. Thời gian tới, Đại Từ tiếp tục khuyến khích người dân đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ theo chuỗi giá trị khép kín để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Đồng thời, Đại Từ cũng sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân 3,5%/năm.

Hoàng Mai

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP

LNV - Ngày 15/7 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP.
Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà

OVN - Bắc Hà không chỉ có đua ngựa mà đặc sản mận Tam Hoa cũng nổi tiếng khắp vùng bởi độ giòn, ngọt không ở đâu trồng được.
Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó

LNV - Từ 16 sản phẩm OCOP được công nhận năm đầu tiên, đến 158 sản phẩm đạt sao tính đến đầu năm 2025 - chương trình OCOP ở Hòa Bình đã đi qua một hành trình bài bản và bền bỉ. Song điều đọng lại không chỉ là những con số. Đó là cam được gắn thương hiệu, măng được đưa ra thế giới, thổ cẩm được may thành quà tặng du lịch… Và trên hết là cách người dân đã đổi thay tư duy sản xuất, học cách gìn giữ bản sắc bằng chính thương hiệu mang tên OCOP.
Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

LNV - Với nhiều nỗ lực, toàn bộ diện tích 7ha chè của HTX chè Nhật Thức, xóm Khưu 3, xã Phục Linh (Đại Từ), 22 hộ dân tham gia mô hình đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, được Công ty CP Chứng nhận và kiểm nghiệm FAO cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041-6:2018. Đảm bảo chè sạch, chất lượng, giá trị kinh tế cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

OVN - Ngày 26-6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

LNV - Thời gian qua, nhiều chủ thể tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã làm tốt việc khai thác tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương kết hợp với đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã bước lên một tầm cao mới khi tích cực xúc tiến thương mại, giúp chủ thể – bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất – từng bước phát triển chuyên nghiệp hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn và hướng đến mục tiêu nông thôn mới bền vững.
Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.
Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

LNV - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) rất được chú trọng tại thị xã Sa Pa (Lào Cai). Trong tháng 5/2025, thị xã đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm và có thêm 13 sản phẩm đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trên địa bàn lên 53 sản phẩm. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Trung ương.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và nỗ lực chuyển đổi sản xuất, xã Đồng Yên đang từng bước ghi dấu trên bản đồ sản phẩm OCOP với những cái tên tiêu biểu như dầu lạc, lạc đỏ và thanh long ruột đỏ. Sự vào cuộc tích cực của người dân, đặc biệt là các mô hình hợp tác xã, đã giúp nông sản địa phương không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.
“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

LNV - Từ những sản vật bản địa như miến dong, tinh bột nghệ, trà thảo dược và những món ăn đặc sắc– chương trình OCOP đang từng bước đưa thương hiệu Bắc Kạn vượt ra khỏi lũy tre làng, góp mặt trên bản đồ hàng hóa quốc gia, thậm chí chạm ngõ thị trường quốc tế.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Giao diện di động