Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
Dệt chiếu là dệt bản sắc quê hương
Nghề dệt chiếu thủ công truyền thống ở Việt Nam có từ rất lâu đời, đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nghề chiếu xuất hiện từ bao giờ và ai là Tổ nghề. Theo truyền thuyết, vào thời Tiền Lê – Lý (thế kỷ X–XI), nghề dệt chiếu bắt đầu hình thành tại làng Hới, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Trong tiến trình đó, làng Vũ Hạ là một trong những điểm sáng của nghề dệt chiếu ở miền Bắc.
Từ bao đời nay, người dân Vũ Hạ đã gắn bó với nghề dệt chiếu như một phần máu thịt của làng quê. Nguyên liệu chính để làm chiếu là cây cói – một loài cỏ mọc nhiều ở vùng đầm lầy, bãi sông. Cói được thu hoạch vào mùa hạ, phơi khô dưới nắng, rồi nhuộm màu theo thị hiếu và nhu cầu của thị trường.
Để làm nên một manh chiếu đẹp, bền, người nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn công phu, tỉ mỉ. Công đoạn chẻ sợi, se cói đòi hỏi đôi tay khéo léo và sự kiên nhẫn, cảm nhận được độ mềm, độ đều của từng sợi cói để không bị gãy, xơ.
![]() |
![]() |
Công đoạn dệt chiếu |
Dệt chiếu là công đoạn thể hiện rõ nhất sự tài hoa và bản sắc làng nghề. Trên khung cửi thủ công, người nghệ nhân Vũ Hạ đan từng sợi cói, sợi đay để kết thành mặt chiếu. Những bàn tay miệt mài tạo nên từng ô vuông đều đặn. Cuối cùng là các bước viền mép, ép phẳng và hoàn thiện.
Giá trị văn hóa truyền thống trên từng họa tiết, hoa văn
Nếu như sợi cói là chất liệu làm nên tấm chiếu thì hoa văn chính là “tiếng nói văn hóa” của người Vũ Hạ. Mỗi đường nét, mỗi họa tiết thêu dệt trên chiếu đều mang một thông điệp riêng, phản ánh tâm hồn người Việt qua bao thế hệ.
Trên những manh chiếu truyền thống, người ta thường thấy các họa tiết như chữ “Thọ”, “Phúc” – biểu tượng của trường thọ, phúc lành, may mắn và thịnh vượng; hay các hoa văn hình học dân gian như móc vuông, móc tròn, lưới mắt cáo, hình thoi, đường gợn sóng… được sắp xếp theo quy luật lặp lại đều đặn, tượng trưng cho sự ổn định và trật tự. Với đặc điểm này, chiếu cói Vũ Hạ thường hiện diện trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp, nghi lễ truyền thống.
![]() |
Họa tiết chữ "Thọ" ở vị trí trung tâm của chiếu thể hiện mong ước về sức khỏe, an khang và trường thọ |
Trong đám cưới, chiếu hoa trở thành vật phẩm thiêng liêng, tượng trưng cho sự gắn kết lứa đôi. Hình ảnh dưới tán dừa có đôi nam thanh nữ tú, trái tim, đôi uyên ương, hoa hồng cùng dòng chữ “mừng hạnh phúc”, “nghĩa tình trọn vẹn”... là biểu tượng của tình yêu bền vững, hạnh phúc viên mãn.
Chiếc chiếu trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần và đi vào ca dao, trở thành hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu giản dị, chân thành:
Chiếu hoa mà trải sập vàng
Điếu ngô, xe trúc sao chàng chẳng say
Những nơi chiếu cói võng đay
Điếu sành, xe sậy chàng say la đà.
![]() |
Chiếu hoa tượng trưng cho gắn kết lứa đôi |
Những hoa văn trên chiếu không đơn thuần để trang trí, mà còn là phương tiện truyền tải văn hóa, quan niệm sống và đạo lý làm người. Mỗi manh chiếu là một “lời kể” về nghề truyền thống, về lịch sử thăng trầm của làng nghề. Người Vũ Hạ không chỉ dệt chiếu để mưu sinh, mà còn coi đó là sứ mệnh văn hóa, là cách gìn giữ ký ức làng quê.
Giữa cuộc sống hiện đại , chiếu cói có thể không còn còn giữ vị trí trung tâm trong mỗi gia đình như xưa. Nhưng, ai đã từng trải qua những năm tháng tuổi thơ nằm trên chiếu, ăn cơm trên chiếu,…thì tấm chiếu vẫn là một phần ký ức sâu đậm. Nó nhắc nhở rằng: có một làng quê, một nghề xưa đang âm thầm giữ gìn bản sắc Việt thông qua từng manh chiếu, được dệt nên từ những sợi nghĩa tình của những người nghệ nhân làng Vũ Hạ.
Tin liên quan

Nga Sơn – Vùng đất lưu giữ tinh hoa nghề truyền thống
16:20 | 18/02/2025 Tin tức

Làng nghề trồng hoa ở Hưng Yên ngập trong nước lũ
09:54 | 13/09/2024 Tin tức
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới