Phát triển OCOP xanh theo hướng xuất khẩu chuyển đổi số và thúc đẩy cơ giới hóa, chế biến quy mô nhỏ và vừa
Tổng quan hội nghị
Hội nghị xoay quanh đóng góp ý kiến như: chuyển đổi số, cơ giới hóa, cách tiếp cận OCOP gắn với thực tiễn, vấn đề môi trường trong việc phát triển sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại của sản phẩm OCOP, quy trình chế biến sản phẩm…
Đại diện UNIDO tại Việt Nam - Bà Lê Thị Thanh Thảo cho rằng: Mục đích ngắn hạn của dự án phát triển thực phẩm nông nghiệp và ngành công nghiệp nông nghiệp (PAFAID) đó là: Giới thiệu những thực hành kỹ thuật đã được cải tiến trong chất lượng sản phẩm, an toàn và năng suất, nông dân/người chăn gia súc nữ và nam và các doanh nghiệp sẽ có thể tạo thêm thu nhập từ việc bán các sản phẩm tuân thủ yêu cầu về an toàn thực phẩm và các sản phẩm có giá trị gia tăng tại các thị trường cao cấp. Đối với vấn đề Số hóa sản xuất nông nghiệp-lương thực cần: kiểm toán kỹ thuật số của các doanh nghiệp vừa vả nhỏ và giới thiệu các giải pháp số để tối ưu hơn năng lực sản xuất; Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện cung ứng cải thiện giữa các bên kinh doanh; Giải quyết các vấn đề xuyên suốt như an toàn thực phẩm và thực phẩm giả.
Còn anh Đỗ Đăng Tèo – Phó Giám đốc dự án Trường Sơn Xanh (USAID) đưa ra quan điểm về OCOP xanh: Sản phẩm OCOP xanh cần thỏa mãn 3 tiêu chí về kinh tế, môi trường và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người và hài hòa với thiên nhiên.
Lộ trình triển khai thí điểm OCOP xanh
Một số ý kiến về OCOP xanh đưa ra như: Xác định “điểm nhấn” và thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ OCOP Xanh tại các tỉnh DA; Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực (vd: xây dựng bộ tiêu chí OCOP Xanh); Kết nối cơ hội kinh doanh theo hướng Xanh – Bền vững, đảm bảo các bên cùng có lợi; Phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ số để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh; Huy động quỹ đầu tư (Hợp tác Công-Tư-Cộng Đồng); Hợp tác và tái đầu tư vì sự phát triển bền vững; Cải thiện và hỗ trợ chính sách (TT, QĐTTg, NĐ) khuyến khích phát triển OCOP Xanh, kinh tế tuần hoàn; Bộ NN&PTNT có văn bản đề nghị UBND tỉnh ưu tiên nguồn lực hỗ trợ phát triển OCOP Xanh; Tăng cường tính minh bạch và giải trình
Theo ý kiến của đại diện của UBND huyện Lâm Bình cho rằng: Việc đào tạo OCOP và cơ giới hóa cần có một số vấn đề đặt ra đó là: cách vận hành máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xác định nhu cầu cơ giới hóa theo thực tiễn, các tổ chức quốc tế nên tập trung vào đào tạo lao động, việc quảng bá sản phẩm OCOP cần sự kết nối, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.
Theo ông Nguyễn Hữu Dực – Chi cục Trưởng chi cục phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh cho biết: OCOP nên tạo được sự khác biệt, phát triển cộng đồng, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm OCOP; (i) quản lý số; (ii) kinh tế số: quản lý vùng sản xuất đầu vào đến vùng nguyên liệu, quá trình đó được người sản xuất cập nhật và đưa vào giỏ dữ liệu đối với những hàng OCOP đạt chuẩn…
Đại diện của trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh cho rằng: cần đẩy mạnh về kiến thức, an toàn vệ sinh thực phẩm, việc chuyển đổi kỹ thuật số, ý thức bảo vệ môi trường trong việc phát triển sản phẩm…
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT kết luận tại Hội nghị trực tuyến
Kết luận tại Hội nghị Thứ trưởng Trần Thanh Nam ghi nhận cao những ý kiến tại Hội nghị đưa ra, với mong muốn xây dựng chương trình phối hợp, cơ chế phù hợp của chương trình OCOP của giai đoạn 2(2021 – 2025) đó là (i) phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn (ii) Phát triển chương trình chế biến quy mô vừa và nhỏ gắn với phát triển OCOP trong đó tập trung vào khâu chế biến sâu; hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (iii) phát triển chương trình nông nghiệp hữu cơ, các sản phẩm hữu cơ; (iv) bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn; (v) Phát triển du lịch cộng đồng.
Một số hình ảnh tại hội nghị chiều nay:
Tin/ảnh: Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội