Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Phát triển nuôi cấy ngọc trai thành ngành công nghiệp

TBV - Với lợi thế bờ biển dài hơn 3.200 km, cùng hơn 3.000 hòn đảo, 3.100 con sông, và 2.511 hồ chứa lớn nhỏ, với tổng diện tích mặt nước hàng trăm nghìn héc-ta, trong đó có nhiều diện tích mặt nước rất phù hợp để phát triển nghề nuôi cấy ngọc trai phát triển thành một ngành công nghiệp nếu được quan tâm đầu tư đúng hướng.

Tiềm năng dồi dào

Theo các chuyên gia về ngọc trai, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển nghề nuôi cấy ngọc trai thành một ngành công nghiệp, mang lại nguồn lợi rất lớn.Theo một số tài liệu khoa học đã công bố, hiện ở vùng biển nước ta có phân bố 13 loài trai thuộc ba giống, trong đó có bốn loài cho giá trị kinh tế cao, có thể nuôi cấy ngọc. Trên các sông, hồ nước ngọt khu vực Bắc Bộ có 39 loài, thuộc 19 giống, trong đó có ba loài trai nuôi cấy ngọc. Ngoài ra, còn tám loài trai sông thuộc giống vỏ dày từ 1 đến 2 cm có thể lấy làm nhân ngọc, được phân bố ở hầu hết các sông ít phù sa tại đồng bằng, trung du miền núi Bắc Bộ.

Cùng với lợi thế bờ biển dài, sông rộng, Việt Nam lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ ấm áp quanh năm. Trai nuôi sinh trưởng đều các mùa vụ, tốc độ tạo ngọc nhanh, có thể cấy ngọc quanh năm. Theo tính toán sơ bộ, nuôi cấy trai lấy ngọc đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ cần sử dụng 1m2 diện tích mặt nước để nuôi cấy trai lấy ngọc có thể cho doanh thu gấp 16 đến 20 lần nuôi cá, hay nuôi các động vật thân mềm khác. Ngoài ra, vỏ, thịt trai và thịt cơ khép vỏ trai còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất cho nhiều ngành nghề.

Nhiều vướng mắc

Từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về nuôi trai lấy ngọc đã được triển khai thực hiện tại nhiều địa phương, như đề tài cấp Nhà nước "Sản xuất con giống, nuôi cấy ngọc trai và bào ngư thương phẩm" năm 1991-1995, hay đề tài cấp tỉnh "Thử nghiệm nuôi cấy ngọc trai lần hai loài Pinctada martensii Dunker ở vịnh Hạ Long, Quảng Ninh" năm 2011-2015; hoặc đề tài cấp cơ sở "Nghiên cứu quy trình và dây chuyền công nghệ sau thu hoạch ngọc trai" năm 1999-2006…

Trai lấy ngọc chưa được coi như một đối tượng nuôi chủ lực cho nên chưa quy hoạch, hoặc quy hoạch vùng nước không phù hợp để nuôi trai, hoặc chỉ quy hoạch diện tích mặt nước đang nuôi các loài cá hay động vật thân mềm khác mà không mở rộng ra những vùng nước mặn, ngọt phù hợp với trai nuôi. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư xin phép sử dụng mặt nước để nuôi cấy ngọc gặp khó khăn, mất nhiều thời gian, hoặc không giải quyết được vì không có quy hoạch. Để nuôi trai lấy ngọc, trai sau khi cấy phải nuôi 12 tháng mới cho thu hoạch. Chưa kể muốn ngọc trai có kích thước chuẩn, cạnh tranh được trên thị trường, cần phải kéo dài thời gian nuôi lấy ngọc từ 24 đến 48 tháng, đòi hỏi diện tích mặt nước sử dụng phải tăng hai đến bốn lần.


Tuy nhiên, theo Điều 12, Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 8-3-2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản, thì hạn mức diện tích và thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản được quy định như sau: “Diện tích mặt nước biển được giao để nuôi trồng thủy sản không quá một (01) ha. Diện tích mặt nước biển cho thuê để nuôi trồng thủy sản không quá ba mươi (30) ha trong vùng biển ba (3) hải lý trở vào bờ hoặc không quá một trăm (100) ha trong vùng biển cách bờ từ ba (3) hải lý trở ra. Thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản không quá hai mươi (20) năm, được tính từ ngày ghi trong quyết định giao, cho thuê mặt nước biển”. Như vậy quy định này không phù hợp để các doanh nghiệp nuôi cấy ngọc có quy mô công nghiệp tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Vì vậy, đến nay nghề nuôi cấy ngọc trai vẫn chưa phát triển, nhiều công ty nuôi cấy ngọc trai trong nước phải ngừng sản xuất, hoặc chuyển đổi sang nuôi cấy thu hoạch tái xuất sang các nước khác, hay chuyển đổi sang kinh doanh hàng trang sức ngọc trai! Số doanh nghiệp nuôi cấy ngọc trai chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh…

Tạo cú huých cho ngọc trai Việt

Để nghề nuôi cấy ngọc trai trở thành một ngành công nghiệp, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân, nhất là thêm cơ hội mới cho nhiều ngư dân các địa phương ven biển, hải đảo, trước hết ngành nông nghiệp cần bổ sung trai vào những đối tượng chủ lực nuôi hiện nay, và xác định chủ trương coi nuôi cấy ngọc trai là một định hướng kinh tế, từ đó có kế hoạch xây dựng quy hoạch, xác định lại nguồn lợi vùng tài nguyên ven bờ, cũng như các eo vịnh, hải đảo và sông hồ, mặt nước mặn, nước ngọt còn hoang hóa, nhất là mặt nước vùng vịnh, vùng biển có nhiều đảo, các hồ chứa nước tự nhiên, nhân tạo và các sông ít phù sa.

Hai là, để ngọc trai Việt Nam có thương hiệu quốc gia, phát triển bền vững và xứng với tiềm năng, cần tạo ra mô hình liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nuôi cấy ngọc với ngư dân, nhà khoa học, ngân hàng thương mại. Trong đó, một số doanh nghiệp có năng lực làm nòng cốt nghiên cứu sinh sản nhân tạo, nuôi cấy ngọc từ những loài trai có giá trị kinh tế cao; cung cấp các dịch vụ đầu vào chủ yếu trai nguyên liệu, nhân cấy ngọc và vật liệu chuyên dùng chất lượng cao; chuyển giao công nghệ nuôi cấy ngọc trai cho ngư dân, nông dân; bao tiêu sản phẩm, hoặc chế tác thành ngọc thương phẩm cho ngư dân.

Ba là, xử lý vấn nạn ngọc trai giả, hàng trang sức giả ngọc trôi nổi, quảng cáo tiếp thị thiếu trung thực. Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam vừa mới thành lập cùng các cơ quan hữu quan cần tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, ngư dân quản lý giá cả đầu vào, đầu ra các sản phẩm; chất lượng con giống, nhân ngọc, chất lượng nuôi cấy ngọc, ngọc thương phẩm, cũng như chất lượng hàng trang sức quảng cáo tiếp thị, tìm kiếm thị trường khẳng định thương hiệu cho ngọc trai Việt Nam.

MINH ANH - ĐỨC KHANG

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

LNV - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang cận kề, các nhà vườn trồng mai trên địa bàn thị xã An Nhơn - nơi thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung tất bật đưa mai ra chào khách với những tác phẩm đẹp, lạ, độc đáo thỏa mãn thú chơi mai của thượng đế.
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

LNV - Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam NGUT Trịnh Quốc Đạt đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành quả của Hiệp hội trong năm vừa qua và những hoạt động nổi bật trong năm mới 2025.
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

LNV - Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”

Tin khác

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

LNV - Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo, nhân dịp đầu năm mới 2025, từ ngày 02- 5/01, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

LNV - Vào sáng ngày 11/01/2025 (tức ngày 12 tháng 12 âm lịch), người dân làng Trạch Xá (xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Nghề May để tưởng nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Sen - Thánh Tổ Nghề May và chào mừng làng nghề may truyền thống Trạch Xá đón nhận di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2024.
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

LNV – Thực hiện quyết định của Sở Công thương Hà Nội, tối 10/1/2025, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng tổ chức Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

LNV - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hàng trăm cơ sở, hộ gia đình trong Làng nghề Bún – Bánh An Thái ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn hối hả chạy đua với thời gian để có sản phẩm kịp phục vụ Tết.
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

LNV - Nằm tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, làng nghề nhôm đúc Hải Vân đã khẳng định vị thế của mình là một trong những trung tâm nhôm đúc mỹ nghệ nổi tiếng cả nước. Với bề dày lịch sử hơn 30 năm phát triển, làng nghề không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa truyền thống qua từng sản phẩm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

OVN - Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống vươn ra thị trường.
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

LNV - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang cận kề, các nhà vườn trồng mai trên địa bàn thị xã An Nhơn - nơi thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung đang tất bật đưa mai ra chào khách với những tác phẩm đẹp, lạ, độc đáo thỏa mãn thú chơi mai của thượng đế.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Tết Việt - Tết Phố 2025: Nét đẹp truyền thống giữa đô thị phồn hoa

Tết Việt - Tết Phố 2025: Nét đẹp truyền thống giữa đô thị phồn hoa

LNV - Sáng 19/1, tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân 2025 với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố”, nhằm lưu giữ
Chủ tịch nước Lương Cường  gặp gỡ  kiều bào và thực hiện nghi thức thả cá chép tại Ao cá Bác Hồ

Chủ tịch nước Lương Cường gặp gỡ kiều bào và thực hiện nghi thức thả cá chép tại Ao cá Bác Hồ

LNV - Sáng 19/1 (tức ngày 20 tháng Chạp), Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu kiều bào về quê đón Tết cổ truyền dân tộc, đã thực hiện nghi lễ truyền thống thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo tại Ao cá Bác Hồ trong Khu Di tích Phủ Chủ t
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động