Nông thôn mới toàn quốc: Thành tựu từ phát huy vai trò chủ thể của người dân
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.
UV Bộ CT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị cùng Bí thư Trung Ương Đảng, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Trần Thanh Mẫn; Đ/c Trần Quốc Vượng - UV Bộ CT, thường trực Ban Bí thư; UV Bộ CT, Phó Thủ tướng Chính Phủ, Trưởng BCĐ TƯ các CT MTQG - Đ/c Vương Đình Huệ, UV TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, Phó trưởng BCĐ TƯ - Đ/c Nguyễn Xuân Cường, Đ/c Đoàn Hồng Phong – Bí thư tỉnh Ủy tỉnh Nam Định.
Bàn chủ trì hội nghị & Tổng quan hội nghị.
Tham dự Hội nghị có, , nguyên UV Bộ CT, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình XD NTM - Đ/c Nguyễn Sinh Hùng; UV Bộ CT, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh; UV Trung Ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; UV Trung Ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Đại diện lãnh đạo các cơ quan của Đảng, của Quốc Hội, của Văn phòng Chính phủ, MTTQ,…; lãnh đạo một số Bộ/ngành liên quan, lãnh đạo tỉnh Ủy, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương, các tổ chức trong nước và quốc tế cùng đại diện các Sở, Ban, Ngành, đơn vị cấp huyện, xã tiêu biểu trên cả nước.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhắc lại những dấu mốc quan trọng của chương trình. Nhấn mạnh: Nghị quyết 26 năm 2008 đã khẳng định: NN-ND-NT có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, giữ vững trật tự an ninh,… CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn toàn diện với hạ tầng hiện đại, trong đó nông dân là chủ thể… Xây dựng NTM đã trải qua 10 năm, là cuộc vận động lớn và nhận được sự hưởng ứng, đóng góp của hầu hết người dân, các tổ chức kinh tế - xã hội…. Đến nay, cả nước đã có 4.665 xã (52,4%) đã được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 35,3% so với cuối năm 2015 và hoàn thành vượt 2,4% so với mục tiêu 10 năm (2010-2020) của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng (đạt 84,86%), Miền núi phía Bắc (đạt 28,6%) đã hoàn thành vượt mục tiêu 5 năm (2016-2020) được Thủ tướng Chính phủ giao; có 36/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành sớm và vượt mục tiêu 5 năm được Thủ tướng Chính phủ giao; có 08 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM (Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ). Trong số các xã được công nhận đạt chuẩn NTM, có 87 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và 42 xã vùng bãi ngang ven biển, hải đảo….
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng nêu rõ, Hội nghị nhằm: đánh giá quá trình xây dựng Nông thôn mới 10 năm qua về thành tựu, sự tham gia – sức sáng tạo của người dân, những bài hoc – kinh nghiệm, thành công - hạn chế, từ đó đề xuất mục tiêu – giải pháp cho giai đoạn sau; nghiên cứu - đề xuất khuôn khổ thể chế chính sách phù hợp cho giai đoạn 2020-2025, các chính sách về Tam Nông, CNH- HĐH Nông nghiệp - nông thôn….
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường báo cáo tại hội nghị.
Theo báo cáo do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trình bày tại hội nghị:
(i) Về công tác chỉ đạo - triển khai, giai đoạn 2010-2015, BCĐ, VPĐP NTM các cấp được hình thành, kiện toàn dù có nhiều vướng mắc ở nửa đầu thời kỳ. Nhiều chủ trương, hướng đi sáng tạo được các địa phương chủ động ban hành và thực hiện. Sang năm 2016-2020, đã khắc phục nhiều hạn chế, hoàn thiện cơ bản các thể chế chính sách phục vụ chương trình như: Sửa đổi bộ tiêu chí cấp xã, ban hành tiêu chí huyện Nông thôn mới, xã kiểu mẫu, Nông thôn mới gắn Đô thị hóa,…. Quy trình xem xét huyện đạt chuẩn Nông thôn mới với những yêu cầu khắt khe, đi sâu vào chất lượng… Những điển hình giai đoạn này như Hà Tĩnh (Nông thôn mới kiểu mẫu), Quảng Ninh (OCOP), Điện Biên (thôn bản biên giới nông thôn mới). Hiện đã có 52 tỉnh/thành phố ban hành bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, một số tỉnh đã nghiêm túc quyết liệt trong chỉ đạo NTM
(ii) Kết quả huy động: Cả nước đã huy động 2,1 triệu tỷ đồng. Giai đoạn 2011-2015, đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó: ngân sách nhà nước 266.785 tỷ đồng (31,3%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51,1%), doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng (5,0%), cộng đồng dân cư 107.447 tỷ đồng (12,62%). Riêng ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình là 98.664 tỷ đồng (11,6%), trong đó, ngân sách trung ương 16.400 tỷ đồng, ngân sách địa phương các cấp 82.264 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2019: Tính đến tháng 9/2019, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình khoảng 1.567.091 tỷ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương: 37.900 tỷ đồng (2,4%), trong đó: vốn đầu tư phát triển là 27.960 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 9.940 tỷ đồng; Vốn ngân sách đối ứng trực tiếp của địa phương: 182.724 tỷ đồng (11,7%); Vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn nông thôn: 182.709 tỷ đồng (11,7%); Vốn tín dụng: 958.859 tỷ đồng (61,2%); Vốn doanh nghiệp: 76.411 tỷ đồng (4,9%); Vốn huy động người dân và cộng đồng đóng góp: 128.488 tỷ đồng (6,2%).
(iii) Một số kết quả tiêu biểu như: Cơ sở y tế nông thôn được nâng cấp với 100% số xã có trạm y tế, 95% thôn bản có nhân viên y tế... Kinh tế nông thôn phát triển, công nghiệp – dịch vụ đang là hướng quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế với 1478 chuỗi nông sản an toàn, hình thành nên các trung tâm kết nối nông sản lớn, đưa giá trị sản xuất tăng lên trên 100tr/ha/năm, cá biệt có nhiều tỉnh đạt đến 500tr/ha/năm. Xuất khẩu nông sản cán và vượt mốc 40 tỷ USD đứng thứ 2 ĐNA... Tổng giá trị suất lâm sản tăng cao, được tái cấu trúc với 7,74 triệu tấn, trị giá hơn 9 tỷ USD... Thu nhập bình quân tăng nhanh chóng từ 12,8tr (2010) lên 35,8tr (2018) – rút gắn khoảng cách nông thôn – đô thị, giúp tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 7,8%... nhiều hộ làm đơn xin rút khỏi danh sách hộ nghèo... Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa được đấy mạnh giúp bảo tồn văn hóa, phát triển các hoạt động văn hóa, thúc đẩy cho du lịch phát triển... Vấn đề môi trường được chú trọng với tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đến 90%, hệ thống xử lý nước thải hình thành tại nhiều tỉnh, cảnh quan - vệ sinh môi trường có chuyển biến với hàng vạn km tuyến đường hoa trên toàn quốc,... Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, giai đoạn qua còn nhiều hạn chế như: (i) Tổng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn còn hạn chế trong khi khu vực chiếm tới hơn 70% dân số cả nước; (ii) Một số địa phương, ban, ngành còn chưa chú ý đến triển khai chương trình; (iii) Bộ máy tổ chức chương trình tại nhiều địa phương còn thiếu, yếu...
Theo đó, mục tiêu đến 2025, Cấp tỉnh: cả nước có ít nhất 15 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (Miền núi phía Bắc: 01 tỉnh, Đồng bằng sông Hồng: 08 tỉnh, Bắc Trung Bộ: 01 tỉnh, Nam Trung Bộ: 01 tỉnh, Tây Nguyên: 01 tỉnh; Đông Nam Bộ: 04 tỉnh, Đồng bằng sông Cửu Long: 04 tỉnh); Cấp huyện: cả nước có 40% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (Miền núi phía Bắc: 20%, Đồng bằng sông Hồng: 80%, Bắc Trung Bộ: 30%, Nam Trung Bộ: 30%, Tây Nguyên: 20%; Đông Nam Bộ: 70%, Đồng bằng sông Cửu Long: 35%), mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM; trong đó, có ít nhất 10% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện NTM nâng cao và kiểu mẫu; Cấp xã: 80% số xã đạt chuẩn NTM (Miền núi phía Bắc: 60%, Đồng bằng sông Hồng: 99%, Bắc Trung Bộ: 87%, Nam Trung Bộ: 80%, Tây Nguyên: 68%; Đông Nam Bộ: 95%, Đồng bằng sông Cửu Long: 80%), trong đó có ít nhất 30% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; không còn xã dưới 10 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2021-2025; Cấp thôn: 80% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí NTM áp dụng đối với cấp thôn theo quy định; Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.
Bí thư tỉnh Ủy Nam Định – Đ/c Đoàn Hồng Phong.
Hội nghị nghe các đại biểu báo cáo tham luận về thành tựu, kinh nghiệm trong xây dựng Nông thôn mới của ngành, địa phương phụ trách. Nam Định là 1 trong 2 tỉnh đầu tiên (cùng với Đồng Nai - PV) của cả nước có 100% số xã, 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Theo chia sẻ của Bí thư tỉnh Ủy Đoàn Hồng Phong tại hội nghị, Nam Định có được là nhờ: (i) Sự vào cuộc quyết liệt, sáng tạo của hệ thống từ cấp tỉnh đến cơ sở. (ii) Người dân là chủ thể với dân cần, dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ,…. Từ dồn điền đổi thửa, hiến đất - góp đất… Nam Định có hướng đi riêng giúp đẩy nhanh tiến trình triển khai. Quan điểm, Nông thôn mới xuất phát từ chính nội lực, lấy sức dân làm chủ đạo…. thể hiện qua 22.000 tỷ đồng huy động cho NTM từ chính những người dân trong tỉnh và con em xa quê… Nam Định không có nợ đọng xây dựng cơ bản…
Đối với huyện điểm kiểu mẫu - Xuân Lộc (Đồng Nai), phấn đấu hoàn thành năm 2025 theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, huyện tập trung đầu tư vào sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, mô hình vườn kiểu mẫu gắn với HTX nông nghiệp, chuyển giao UD KHCN,… tập trung các nội dung phục vụ cho sản xuất… Đây cũng là huyện ban hành đầy đủ bộ tiêu chí đường kiểu mẫu, vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu.,…
Xã Việt Dân - Xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của cả nước, nơi đây là những vườn cây ăn trái bạt ngàn, cho thu nhập hàng trăm triệu/hộ/năm. Theo đại diện của xã, nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp, xã hướng đến kinh tế vườn chuyên canh có kết hợp UD KHCN. Nông thôn mới, cũng từ nguồn thu ổn định của mô hình vườn, cây lâu năm, người dân Việt Dân nhanh chóng bắt tay vào cải thiện hạ tầng, làm đẹp cho thôn, xóm. Nhờ đó tháng 8/2019, xã được công nhận là xã Nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát biểu chỉ đạo, kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực tổ chức chuỗi sự kiện tổng kết 10 năm xây dựng Nông thôn mới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Nông nghiệp – nông dân – nông thôn luôn được Đảng – Nhà nước đặc biệt quan tâm. “Nông dân giầu – nước mới mạnh” - câu nói của Bác Bồ vẫn luôn được khẳng định trong mọi chủ trương – chính sách của Đảng/Nhà nước. Từ Hội nghị TƯ 7 khóa X nổi bật với nghị quyết 26 tập trung phát triển - hỗ trợ với 3 mục tiêu: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới giàu mạnh, bền vững… Chương trình MTQG XD NTM khởi nguồn từ đó. Đây là chương trình tổng thể mọi mặt, triển khai đồng bộ trên toàn lãnh thổ đất nước, được lượng hóa cụ thể bằng 19 nhóm chỉ tiêu – là mục tiêu phấn đấu, đánh giá…; Đây cũng là chương trình đòi hỏi nguồn lực khổng lồ lại được tổ chức đúng thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu…
Theo Thủ tướng, thành công hôm nay, rút ra: (i) Sự thay đổi cơ bản về nhận thức của khu vực nông thôn cả về công tác chỉ đạo lẫn thực hiện,…; (ii) Vai trò của người dân là lớn lao trong suốt quá trình vừa qua; (iii) chúng ta đã huy động được nguồn lực lớn cho chương trình - 2,4 triệu tỷ đồng, giúp thay đổi căn bản nền tảng phát triển, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam; (iv) Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, GDP Nông nghiệp tăng đến trên 3%, tỷ trọng xuất khẩu tăng cao, xuất hiện nhiều mặt hàng tỷ đô,… (v) Nhiều loại hình tổ chức kinh tế hình thành ở khu vực nông thôn, cải thiện tích cực đời sống người dân khu vực nông thôn… (vi) Nhiều địa phương đạt thành tựu nổi bật….
Thủ tướng nhắc nhở một số địa phương trong sự chênh lệch về chỉ đạo, điều hành, thực hiện, đặc biệt sự thờ ơ của một số lãnh đạo… Sự chênh lệch vùng, miền còn lộ rõ, nguồn lực ngân sách còn nhỏ, chưa tạo nhân tố thúc đẩy - đặc biệt ở khu vực khó khăn… Bộ tiêu chí vẫn chưa phát huy được tính sáng tạo của người dân, của khu vực…. Văn hóa làng xã, tình trạng nghiện hút, trộm cắp vẫn là nan giải.v.v…
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mục tiêu 2025 đặc biệt trọng tâm cho thu nhập người dân nông thôn, đề ra mức tăng 1,8 lần so với 2020. Thủ tướng nêu rõ, (i) mục tiêu đòi hỏi phải tăng cường hoàn thiện công tác chỉ đạo – thực hiện nhất quán, tránh tuyệt đối tư tưởng thỏa mãn, chủ quan… (ii) tổng huy động nguồn lực bằng cơ chế PP, BT, BOT… việc đầu tư ngân sách bằng vốn trung hạn hướng đến phục vụ sản xuất…. Để thực hiện 3 mục tiêu cốt lõi: (i) Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống người dân. (ii) xây dựng vùng quê đáng sống. (iii) Nâng cao đời sống văn hóa. (iv) Lành mạnh chỉ đạo, hoạt động của hệ thống chính quyền, không ngừng gia tăng niềm tin trong người dân… đòi hỏi trách nhiệm của hệ thống cấp Ủy, Chính quyền trong nỗ lực thực hiện, làm đúng – đủ, tăng cường niềm tin trong nhân dân, quán triệt quan điểm: Người dân là chủ thể, phục vụ lợi ích của người dân….
Thay mặt BCĐ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cám ơn chỉ đạo của Thủ tướng và xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ trưởng bày tỏ cám ơn sự phối hợp của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Nam Định giúp chương trình hội nghị thành công.
Thực hiện: Nguyễn Nam – Thái Hòa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 OCOP

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 Khuyến nông

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 Văn hóa - Xã hội