Hà Nội: 21°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
Tiềm năng lớn Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất nằm trong khu vực châu thổ sông Mekong, với khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt đới nóng ẩm quanh năm và đất phù sa màu mỡ. Khu vực này có diện tích 40.578 km², dân số khoảng 17 triệu người, gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương (TP. Cần Thơ) và 12 tỉnh. Thông tin từ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Vietnam National Innovation Center), ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt, kênh rạch phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với 24,5 triệu tấn lúa gạo (56% sản lượng cả nước), 1,4 triệu tấn cá (98% sản lượng cả nước) và 4,3 triệu tấn trái cây (60% sản lượng cả nước).

Nông nghiệp xanh là hướng đi bền vững cho vùng ĐBSCL
Nông nghiệp xanh là hướng đi bền vững cho vùng ĐBSCL

Khu vực này sở hữu nhiều ao hồ nước ngọt, rừng ngập mặn cung cấp gỗ và hải sản, cùng với nguồn thủy hải sản dồi dào từ Biển Đông, Biển Tây và đầm phá ven biển, tạo ra nền ngư nghiệp xa bờ phát triển. Bên cạnh đó, ĐBSCL có những nét đặc trưng kinh tế - xã hội đáng chú ý, với nông nghiệp là chủ đạo khi sở hữu sản lượng lúa gạo lớn nhất cả nước, cùng sự phát triển mạnh mẽ của nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm và cá nước ngọt. Ngành du lịch cũng đang có bước phát triển với các điểm tham quan nổi bật như chợ nổi, vườn trái cây và các khu di tích lịch sử.

Về dân số, ĐBSCL có dân số đông thứ 03 cả nước, với tỉ lệ dân số trẻ cao. Mật độ dân cư tập trung chủ yếu dọc theo các con sông, kênh rạch và ven biển. Dân tộc Kinh chiếm đa số (90%), còn lại là các dân tộc Khmer, Hoa, Chăm, tạo nên sự đa dạng văn hóa phong phú. Nền văn hóa của vùng đất này mang đậm dấu ấn của người Khmer và người Việt, nổi bật với các loại hình nghệ thuật đặc sắc như đờn ca tài tử, hát bội và một nền ẩm thực phong phú, đa dạng, với nhiều món ăn đặc sản. Nét văn hóa này tạo sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách.

Với tiềm năng phát triển lớn, ĐBSCL có nhiều cơ hội để phát triển bền vững, bao gồm việc phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác du lịch sinh thái và du lịch biển, cùng với phát triển năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn năng lượng lâu dài cho khu vực.

Bảo vệ môi trường - phát triển bền vững

Trao đổi với PV, Thạc sĩ Lê Năng Hùng, Quản lý cấp cao R&D tại RETECK Việt Nam, thành viên Ban Thường vụ Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. HCM (HANE) cho rằng: “Những ưu thế của vùng ĐBSCL đang bị mai một do các tác động của biến đổi khí hậu, khai thác quá mức và các yếu tố môi trường khác. Một trong những nguy cơ lớn nhất là biến đổi khí hậu, gây ra các hiện tượng như xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt. Điều này dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân”.

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn cho biết, chương trình OCOP góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn
NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn cho biết, chương trình OCOP góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn

Theo chuyên gia, những vấn đề này không dễ sửa chữa và đòi hỏi hành động khẩn cấp để giảm thiểu tác động. Bên cạnh đó, phân mảnh sản xuất, với đất đai trồng trọt nhỏ lẻ và thiếu sự liên kết giữa các nông dân, khiến cho hiệu quả sản xuất chưa cao và khó tạo ra giá trị gia tăng. Rủi ro thị trường là một thách thức lớn, khi mùa màng và giá cả biến động không ổn định, làm giảm thu nhập của nông dân. Thiếu ứng dụng công nghệ trong sản xuất cũng dẫn đến năng suất thấp, trong khi ô nhiễm môi trường gia tăng do việc sử dụng quá mức các hóa chất và khai thác tài nguyên không bền vững.

Để đối phó với những thách thức trên, chuyên gia cho rằng định hướng phát triển bền vững là điều kiện tiên quyết, nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện hiệu quả sản xuất và xây dựng một nền kinh tế xanh, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Đại diện HANE khuyến nghị: “Cần chuyển sang sản xuất nông nghiệp bền vững bằng cách sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chịu mặn, hạn và phát triển thủy lợi khoa học để bảo vệ nguồn nước; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và chuyển đổi số trong quản lý sản xuất sẽ nâng cao hiệu quả; tăng cường liên kết, hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp, cùng phát triển chuỗi giá trị và hợp tác xã sẽ giúp tăng trưởng. Đồng thời, xây dựng thương hiệu mạnh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Cuối cùng, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và áp dụng canh tác bền vững để giảm ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên”.

Gắn với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị

Việc tận dụng tính đặc trưng vùng, phát triển sản phẩm hữu cơ từ nông nghiệp có thể giúp tối ưu hóa chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị cao. Điển hình có thể kể đến các chương trình xúc tiến thương mại cho sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu; sản phẩm đặc trưng, truyền thống gắn với cộng đồng địa phương thông qua chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP);...

Trong đó, chương trình OCOP có mối tương quan chặt chẽ với phát triển bền vững và nông nghiệp xanh khi thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nâng cao giá trị nông sản, đồng thời bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Các sản phẩm OCOP không chỉ được sản xuất theo hướng hữu cơ, chú trọng đến quy trình sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường mà còn góp phần vào phát triển kinh tế mà còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn - Cố vấn Quốc gia chương trình OCOP cho biết, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giúp phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn bằng cách khai thác các lợi thế địa phương như sản phẩm nông sản, tri thức và văn hóa truyền thống. Chương trình hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, OCOP còn thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, tạo việc làm, thu nhập ổn định, giảm tình trạng di cư và bảo vệ môi trường, đồng thời gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống.

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Khuyến công Thái Bình: Hướng làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn

Khuyến công Thái Bình: Hướng làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công -Tư vấn phát triển công nghiệp tâp trung triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ bà con làng nghề xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư nâng cao nhận thức và thực hành có hiệu quả về thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giúp làng nghề phát triển bền vững.

Tin mới hơn

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Tin khác

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

LNV - Ngày 28/09 vừa qua, tại Vincom Plaza Cộng Hòa (Quận Tân Bình, TP. HCM), dự án “Gian Hàng Xanh ESG và thương hiệu Gian Hàng Xanh ESG – ESG Store” đã được Công Ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Gian Hàng Xanh ESG thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM giới thiệu đến công chúng.
HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ

HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Yagi đã khiến nhiều chủ thể OCOP bị thiệt hại, trong đó HTX Nông nghiệp Sông Hồng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, (Hà Nội) của ông Lê Văn Tám đã bị tổn thất nhiều hàng hóa và tài sản do nước sông Hồng dâng cao bất ngờ.
TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề

TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Nhằm bảo vệ môi trường làng nghề, ngành nghề nông thôn, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch 1784 về hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2022 – 2025.
Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh

Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh

LNV - Chuyển đổi xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có ngành may mặc. Các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nước, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường và giảm thiểu rác thải.
Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024

Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024

LNV - Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024 - Hội thảo Giao lưu kinh nghiệm nông nghiệp quốc tế” dự kiến từ ngày 10 đến ngày 14-10-2024 do Hội Nông dân tỉnh sẽ tổ chức.
Bảo vệ môi trường làng nghề

Bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Việc phát triển các làng nghề là định hướng lâu dài của mỗi địa phương nhằm phát triển kinh tế xã hội, giải quyết bài toán lao động dư thừa vùng nông thôn. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển làng nghề là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên

Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên

LNV - Tại buổi lễ trao nhà tình nghĩa, chị Hà Thị Lượt xúc động bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân.
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê

Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê

LNV - Ngày 4/7, Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Ninh tổ chức Hội nghị bàn kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.
Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn

Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn

LNV - Ngày 5/7, Sở Du lịch Bình Định phối hợp với UBND thị xã An Nhơn tổ chức Lễ phát động phong trào xây dựng “Môi trường du lịch an toàn - thân thiện - hấp dẫn”. Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện du lịch hè Bình Định năm 2024.
Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng

Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng

LNV - Làng nghề và làng có nghề truyền thống, đa số các làng có nghề đều thuộc danh mục phải đánh giá tác động môi trường. Nguyên nhân dẫn đến việc phải đánh giá tác động môi trường là do không ít làng nghề phát triển tự phát nằm xen kẽ trong các khu dân cư, cơ sở hạ tầng kém, hệ thống xử lý rác thải làng nghề không đầy đủ… gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việc đánh giá tác động môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc làng nghề phát triển kém bền vững, ảnh hưởng tới chất lượng sống của người làm nghề và làng nghề.
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã

Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã

LNV - Thực hiện Kế hoạch số 326/KH-SNN ngày 01 tháng 02 năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thực hiện Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố năm 2024. Ngày 24 tháng 5 năm 2024, Chi cục Kiểm lâm TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã .
Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề

Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề

LNV – Để phát triển làng nghề theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, tỉnh Bắc Ninh đang tăng cường giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề…
Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết

Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết

LNV - Với vị trí địa lý, điều kiện địa hình thuận lợi, Tam Quan của thị xã Hoài Nhơn là một trong những tụ điểm lớn của nghề cá tỉnh Bình Định. Việc đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết hợp dịch vụ hậu nghề cá, sẽ hình thành một đầu mối hoạt động thương mại, dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bình Định và khu vực trong tương lai.
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

LNV - Do ý thức kém của một bộ phận hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất, cũng như sự thiếu quyết liệt của chính quyền cơ sở nên hiện nay tại một số làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn tái diễn tình trạng xả rác trái quy định, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

LNV - Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”, sáng 9/4 Nhóm thiện nguyện Tây Đô đã hỗ trợ nước uống và nước sinh hoạt cho bà con tại ấp Cù Lao Thuận Đông, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

LNV - Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã ghi dấu ấn với mô hình trồng lúa sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đưa sản phẩm gạo địa phương vươn xa cũng như nâng cao giá trị sản phẩm gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk

lnv - Đắk Lắk "thủ phủ cà phê" của Việt Nam đang bước vào mùa thu hoạch sôi động nhất trong năm. Không chỉ là nguồn kinh tế chính, cây cà phê còn mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử, gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Tây Nguyên.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động