Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Nông nghiệp Việt Nam năm 2018: Đột phá mới, kỳ vọng mới

TBV - Nhân dịp năm mới 2019 phóng viên Báo Thời báo Làng nghề Việt đã có cuộc trao đổi cùng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ngay trước thềm xuân mới - Kỷ Hợi. Dưới đây, xin trân trọng gửi tới quý bạn đọc nội dung cuộc trao đổi.
Phóng viên: Thưa Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Theo những kết quả đạt được của ngành năm 2018, như khẳng định và biểu dương của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị tổng kết ngành vừa qua, ông có thể cho bạn đọc biết cơ sở nào giúp ngành có thể khắc phục kịp thời những khó khăn để đạt thành tựu như vậy?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Sau những nỗ lực năm 2017, ngành bước vào thực hiện kế hoạch năm 2018 khi tiêu thụ nông sản đang gặp cạnh tranh gay gắt bởi nhiều quốc gia, đặc biệt tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nhất là nguy cơ xâm nhập dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam. Trong khi đó, yếu kém trong sản xuất nhỏ trước đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn chậm được khắc phục.

Do vậy, để đạt được kết quả như ngày hôm nay là nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng, sự sâu sát trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, sự giám sát đặc biệt của Quốc hội cũng như phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban, ngành và địa phương. Phải kể đến ở đây là sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân, sự đồng hành của các cơ quan truyền thông… Tất cả tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội và thống nhất hành động trong toàn ngành,… Cùng sáng tạo, đổi mới điều hành và bứt phá trong hành động để phát triển nhanh và bền vững. Những điểm tựa đó đã tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện 3 đột phá chiến lược của Đảng (thể chế, nhân lực, kết cấu hạ tầng - PV), ngành tổ chức cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước và đảm bảo an sinh xã hội.


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long và Phó chủ tịch Đặng Huy Hậu xem sản phẩm OCOP của Móng Cái.


Về chi tiết, năm qua chúng ta lần đầu tiên xuất khẩu chính ngạch được thịt lợn đông lạnh sang Myanmar, thịt gà sang Nhật Bản…, thuật ngữ “sản phẩm xuất khẩu tỷ đô” giờ không còn mới với Nông nghiệp Việt Nam; hơn 105 ngàn ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang mô hình khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn mà không làm giảm sản lượng lúa. Các hoạt động khác như khai thác và nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chế biến đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2018, chúng ta ghi nhận sự đổi mới và nâng cao các hình thức tổ chức sản xuất với sự tham gia của số lượng và quy mô lớn các doanh nghiệp vào nông nghiệp (2200 thành lập mới/9235 doanh nghiệp, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân đạt 17,8 tỷ đồng/DN cao hơn bình quân chung cả nước là 10,2 tỷ - PV), chưa kể số HTX được thành lập mới tăng 63% so với 2017, 1500 trang trại được hình thành, đa số hoạt động hiệu quả… Các mô hình nông nghiệp đang chuyển dịch theo quy mô, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng cao yêu cầu thị trường…

Phóng viên: Ông vừa nhắc đến việc thực hiện “3 đột phá chiến lược” trong ngành nông nghiệp. Ông có thể cho bạn đọc biết rõ hơn về nội dung này?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ba đột phá chiến lược gồm: Thể chế, nhân lực và kết cấu hạ tầng là những nội dung quan trọng trong chỉ đạo của Đảng, đã được Chính phủ triển khai thực hiện trong những năm qua và nhất là thể hiện trong Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.

Đối với Bộ Nông nghiệp & PTNT, đây cũng là 3 hướng đột phá quan trọng xuyên suốt năm 2018, kế hoạch 2019 và những năm tiếp theo.

Về công tác xây dựng thể chế, chính sách… - Đây là nhiệm vụ trọng tâm luôn được chú trọng, trực tiếp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo hoàn thiện bổ xung hệ thống văn bản quy phám pháp luật và hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Năm 2018, Bộ hoàn thành và báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua 2 luật: Luật trồng trọt và Luật Chăn nuôi; xây dựng trình Chính phủ ban hành 19 Nghị định hướng dẫn thực hiện các Luật. Chỉ tính riêng ngành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 4 Quyết định, 44 thông tư do Bộ ban hành. Ngoài ra, hoàn thiện 17 đề án và 412 nhiệm vụ được hoàn thành. Đặc biệt, ngành nông nghiệp năm qua đã đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nổi bật là việc rà soát và đơn giản hóa 173/345 điều kiện đầu tư kinh doanh, 32/63 thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành…

Về nhân sự, Ngành tổ chức thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính ngành Nông nghiệp & PTNT và tổ chức sự nghiệp công lập. Trong năm đã giảm khoảng 2,5% biên chế công chức, viên chức. Hệ thống quản lý nhà nước ở các cấp được rà soát và từng bước hoàn thiện nên hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành được nâng cao.

Về kết cấu hạ tầng: Đây là năm chúng ta quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng nông nghiệp nông thôn, thủy lợi, phòng chống thiên tai… với hệ thống quản lý chặt chẽ và minh bạch. Hoàn thành 51 dự án đầu tư từ nguồn vốn Bộ quản lý, nhiều dự án được đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành sớm; củng cố nâng cấp 1581 km đê sông, 1331 km đê biển… Tổng giải ngân đầu tư cả năm đạt 15000 tỷ đồng, cao hơn 8285 tỷ so với 2017. Ngoài ra hệ thống thủy lợi và công tác phòng chống thiên tai được nâng cấp theo hướng đa mục tiêu, tăng năng lực tưới tiêu của hệ thống lên thêm hơn 10000 ha.

Điều đặc biệt, Chương trình Xây dựng Nông thôn mới được đặc biệt quan tâm và đạt thành tựu quan trọng. Với 42,4% số xã và 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, nhiều đơn vị đã/đang thực hiện Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tạo lên sự đồng bộ cao về kết cấu hạ tầng gắn với phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.

Phóng viên: Vậy, thưa ông, với những thành tựu như vậy, sang năm 2019 chúng ta phải đối mặt với những khó khăn thách thức như thế nào? Và, giải pháp nào cho ngành Nông nghiệp khắc phục khó khăn, tiếp tục giữ vững thành tích và đà phát triển như hiện tại?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nông nghiệp của chúng ta đang trên đà khởi sắc với nhiều tín hiệu khả quan trong tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, vẫn có những tồn tại, khó khăn, thách thức, đôi khi là vốn có mà chúng ta phải đối mặt và khắc phục như: Sự chênh lệch trong sản xuất nông nghiệp vùng miền do quá trình cơ cấu lại ngành chưa đồng đều, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản được đẩy mạnh nhưng đôi khi còn hiện tượng thừa cung ở một số mặt hàng, một số thời điểm do thực hiện triển khai quy hoạch và công tác dự báo còn bất cập; chế biến đã nâng cao song vẫn chậm so với yêu cầu của SXHH lớn trong hội nhập,….

Từ đó, xác định năm 2019 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016-2020, trên cơ sở quán triệt và thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển chung của Đất nước cũng như của riêng ngành,… Quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh - là hướng đích mà toàn ngành Nông nghiệp xác định phải thực hiện.

Năm 2019, chúng ta phải nỗ lực giữ vững và nâng cao đà tăng trưởng của những kết quả đã đạt được, trong đó phải kể đến việc phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu nông sản lên mức 42-43 tỷ USD, hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020… Song song với đó là việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình liên kết, sản xuất trên quy mô lớn; đẩy mạnh và thúc đẩy sản xuất, chế biến tinh các sản phẩm nông sản gắn với yêu cầu của thị trường, cùng với công tác đẩy nhanh triển khai chương trình “mỗi xã một sản phẩm”… Cũng trong năm 2019, chúng ta sẽ tổ chức thực hiện 2 luật mới ban hành: Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi nhằm thể chế hóa tốt nhất hoạt động ngành nông nghiệp trong 2 lĩnh vực chủ đạo tạo ra sản phẩm lợi thế này.

Để làm được điều này, trong kế hoạch thực hiện năm 2019, ngành tập trung một số giải pháp chính như: (1) Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành và đẩy mạnh sản xuất chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Trong đó, chú trọng rà soát đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng, phát triển cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm phù hợp yêu câu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu. Từ đó sẽ đưa ra giải pháp cụ thể, phù hợp trong chỉ đạo và phát triển thị trường tiêu thụ kịp thời, hiệu quả. (2) Trọng tâm đẩy mạnh chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới và Mỗi xã một sản phẩm nhằm phát triển bền vững nông thôn. Đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu trong năm 2019 khi chúng ta dự kiến hoàn thành mục tiêu Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trước thời hạn 1 năm. (3) Phát triển hạ tầng nông thôn theo nghị quyết 16/NQ-CP và chương trình hành động của Bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của SXNNHH và thích ứng với biến đổi khí hậu. (4) Hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách hành chính là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính liên quan, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo… Ngoài ra, một số nhóm giải pháp thường niên cũng được tăng cường như: Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức kinh tế trong ngành; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và tiêu thụ nông sản; chủ động và tận dụng tối đa cơ hội của cách mạng 4.0 song song với việc đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành…

Những ghi nhận của lãnh đạo Đảng, Chính phủ dành cho ngành Nông nghiệp trong thời gian qua, đặc biệt đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tổng kết vừa rồi là niềm tự hào của toàn ngành, của công sức, nỗ lực và niềm tin mà người dân, đơn vị, doanh nghiệp trên khắp đất nước đã dành cho ngành suốt những năm qua. Tất nhiên, đây cũng là nhiệm vụ mà tập thể lãnh đạo, CBCNV trong ngành tiếp tục phấn đấu giữ vững và phát huy, phấn đấu đưa ngành Nông nghiệp Việt Nam nhanh chóng hội nhập và phát triển.

Phóng viên: Xin chân thành cám ơn những chia sẻ của ông về những thành tựu mà ngành đã đạt được trong thời gian qua cũng như hướng đi mới trong năm 2019. Còn với cá nhân Ông, Đại diện lãnh đạo Đảng, Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã dành những khen ngợi đặc biệt. Cảm nghĩ của ông như thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: (cười tươi): Đó là món quà đặc biệt ý nghĩa không chỉ dành riêng cho tôi mà là toàn thể cán bộ trong ngành. Ngành còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cũng rất tự hào khi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Đây chính là động lực và tự tin giúp tập thể lãnh đạo, CBCNVC trong ngành nỗ lực phấn đấu, là niềm tin giúp người dân, đơn vị đồng hành cùng Nông nghiệp phát triển.

Phóng viên: Trước thềm xuân mới - Xuân Kỷ Hợi, cùng với chương trình OCOP được triển khai, mà nhiều sản phẩm OCOP là từ hệ thống làng nghề, qua bàn tay - khối óc của nghệ nhân,… Ông có thể gửi gắm đôi lời đến bạn đọc của Thời báo Làng nghề Việt .

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Như chúng ta đã biết, “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” là chương trình kinh tế trọng điểm của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân thực hiện, bao gồm nghiên cứu phát triển, hoàn thiện sản phẩm, xây dựng mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng, tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại… Ở đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, định hướng qui hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ…

Theo khảo sát ban đầu, có đến hơn 10000 sản phẩm lợi thế cho OCOP trên khắp đất nước, sản phẩm làng nghề chiếm tỷ lệ cao trong đó. Chúng ta đang có 5.411 làng nghề, chưa truyền thống và làm có nghề được công nhận, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (2.886 làng nghề, chiếm 53,3%), thu hút khoảng 11 triệu lao động phi nông nghiệp, tập trung hầu hết ở khu vực nông thôn. Nhiều sản phẩm làng nghề đang có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao, được thị trường quốc tế chấp nhận.

Nếu tính đơn giản, mỗi làng nghề có 1 sản phẩm tham gia OCOP thuộc 6 nhóm sản phẩm chủ lực OCOP, chúng ta đã có hơn 5000 sản phẩm trên toàn quốc. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, đây sẽ là điểm tựa quan trọng đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập bền vững người dân khu vực nông thôn cũng như mục tiêu cốt lõi của chương trình Xây dựng Nông thôn mới nói chung, OCOP nói riêng.

Nhân dịp Tết đến - Xuân về, thay mặt lãnh đạo Bộ và CBCNVC ngành Nông nghiệp, tôi kính chúc bạn đọc của Thời báo Làng nghề Việt, các đơn vị, doanh nghiệp, nghệ nhân và người lao động tại các làng nghề Việt Nam nói riêng đón Tết vui vẻ, một năm mới an khang, thịnh vượng.

Năm mới đến, rất mong bà con tiếp tục nỗ lực, tập trung phát triển kinh tế, góp phần giữ gìn an ninh - văn hóa, thực hiện thành công nhiệm vụ các chỉ tiêu phát triển vì một đất nước phồn vinh,
giàu mạnh./.

Thực hiện: Nguyễn Nam - Hoàng Vũ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.

Tin khác

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.
Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững

Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững

LNV - Không chỉ là chính sách hỗ trợ đơn thuần, hoạt động khuyến công tại tỉnh Bắc Kạn đang đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp nông thôn. Đây được xem là “đòn bẩy” giúp công nghiệp nông thôn của một tỉnh miền núi từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế khu vực.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Giao diện di động