Nông dân hưởng lợi từ chương trình OCOP
Thay đổi thói quen tư duy sản xuất
Gia đình bà la Thị Tâm ( xã Phú Lạc, huyện Đại Từ) có hơn 1 ha chè, trước đây thu nhập chỉ từ hơn 200 triệu/năm. Nhưng cũng ha chè đó, gần đây vụ mùa năm 2021 bà thu được 300 triệu đồng.
Bà Tâm chia sẻ: Lúc trước, chè giá rẻ, tập trung sản xuất chế biến thủ công, không có sự hỗ trợ của máy móc, kỹ thuật, sao sấy thô sơ. Sau khi ứng dụng khoa học, máy móc vào sản xuất, sản lượng chè chế biến tăng hơn, đến kỳ bán cho người tiêu dùng, thu nhập tăng lên.
“Từ khi chuyển sang HTX, tôi không phải ngồi chợ bán lẻ từng gói như trước. Đến dịp, đơn hàng đưa cho nhà phân phối các tỉnh, giá trị sản xuất tăng lên, cơ sở nhàn hơn trong phân phối.
Hộ gia đình chị Đào Thị Thức là người trong chè lâu năm, sau khi được định hướng của phòng nông nghiệp chị Thức chuyển đổi sản xuất, sang trồng chè theo hướng VietGap, sau khi thu hoạch sản lượng chè, năng suất chất lương tăng lên.
Mô hình sản xuất chè của HTX chè Nhật Thức
Chị Thức cho biết, để cây chè,sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, chị gần như bỏ hẳn phân bón hóa học. Thay vào đó, trồng chè theo hướng hữu cơ, xiết chặt công thức hàm lượng phân bón, nguồn nước . Nhờ vậy, năng suất quả vượt trội, hình thức bắt mắt, chất lượng thơm ngon. Mùa thu hoạch chè, có những đơn hàng bao tiêu tận vườn.
Đặc biệt, xác định Chương trình OCOP là nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống của nông dân, từng bước tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, từ năm 2018, huyện Đại Từ đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình OCOP đến các xã, thị trấn. Để thực hiện Chương trình, sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, trên hết là phải đảm bảo chất lượng, quy định về an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất tại HTX chè La Bằng huyện Đại Từ
Cùng với việc tuyên truyền, huyện đã vận động người dân thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, triển khai nhiều mô hình sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ... Chỉ đạo các địa phương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản chủ lực, tổ chức tập huấn về phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm cho các hợp tác xã, chủ hộ sản xuất. Ngoài ra, huyện cũng tập trung hỗ trợ các chủ thể thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ kiểu dáng, nhãn hiệu...
Ông Triệu Hồ Quang – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ : “Chương trình OCOP huyện Đại Từ đã làm thay đổi tư duy của các chủ thể OCOP cũng như của người nông dân huyện Đại Từ. Các chủ thể thay đổi tư duy trong sản xuất, ý thức được việc xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm. Đặc biệt mọi người có trách nhiệm hơn với cộng đồng dân cư như: bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm’’.
Nâng tầm sản phẩm có lợi thế của địa phương
Thực hiện Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về Quyết định ban hành Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái nguyên, giai đoạn 2019-2025 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, huyện Đại Từ có 26 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao.
Năm 2021 có 9 sản phẩm của 04 đơn vị trình tỉnh đề nghị công nhận sản phẩm OCOP năm 2021. Đồng thời, huyện đã xây dựng 01 điểm trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại (khu vực tầng 1- nhà làm việc của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện).
Huyện thường xuyên phối hợp với cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động hội viên đăng ký tham gia chương trình OCOP tạo giá trị lan tỏa
Để tiếp tục thực hiện chương trình OCOP gắn với phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững giai đoạn 2018-2025, Huyện thường xuyên phối hợp với cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động hội viên đăng ký tham gia. Đồng thời, phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai đến bà con nông dân; khảo sát, lựa chọn mỗi xã 1 đến 2 mô hình sản xuất hiệu quả để thực hiện chương trình. Phối hợp với Phòng NN-PTNN huyện hỗ trợ, hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác, CLB năng suất cao trên địa bàn xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn: VietGAP, GlobalGAP; hỗ trợ kỹ thuật truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và đăng ký chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn.
Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, nhưng quá trình triển khai chương trình OCOP còn nhiều khó khăn, thách thức. Ðó là việc hình thành chuỗi từ sản xuất, bảo quản, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm còn ít. Số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP của một số địa phương chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế. Trong khi đó, một số sản phẩm có chất lượng tốt, thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc nhưng phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Số khác chưa xây dựng được vùng nguyên liệu đủ đáp ứng cho chế biến, sản xuất còn mang tính chất thời vụ.
Theo Phó chủ tịch UBND huyện Đại Từ - ông Nguyễn Nam Tiến, để giúp nông dân có thể làm giàu bằng sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đối với sản phẩm chủ lực như chè, tiếp tục đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tổ chức sản xuất theo hướng trang trại, HTX, tổ hợp tác và gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch, dịch vụ. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP; Tạo điều kiện cho các đơn vị có sản phẩm OCOP tham gia đầy đủ các hoạt động xúc tiến thương mại... Qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm lan tỏa chương trình rộng rãi đến các địa phương.
Bài/ảnh: Thanh Hậu
(Bài viết thực hiện theo phối hợp từ VPĐP NTM TƯ)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
11:19 | 11/09/2024 OCOP
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu
11:17 | 11/09/2024 OCOP
Hương vị đất trời
11:20 | 10/09/2024 OCOP
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 | 09/09/2024 OCOP
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội
10:14 | 09/09/2024 OCOP
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc
10:13 | 09/09/2024 OCOP
Tin khác
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả
19:22 | 08/09/2024 OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
10:55 | 05/09/2024 OCOP
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao
09:00 | 05/09/2024 OCOP
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9
15:48 | 04/09/2024 OCOP
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
07:16 | 01/09/2024 OCOP
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024
07:15 | 01/09/2024 OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:11 | 31/08/2024 OCOP
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
10:13 | 29/08/2024 OCOP
Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ
15:51 | 28/08/2024 OCOP
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
10:31 | 27/08/2024 OCOP
Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024
14:08 | 26/08/2024 OCOP
Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
11:00 | 23/08/2024 OCOP
Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên
23:00 | 22/08/2024 OCOP
Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
15:14 Tin tức
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 Khởi nghiệp
Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca
10:43 Khuyến công
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 Khuyến nông
Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy
10:42 Khuyến công