Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp
Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đều có nghị quyết, chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đối với cây ăn trái, diện tích, năng suất, chất lượng tăng liên tục và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện toàn vùng có trên 377.700 ha vườn cây ăn quả, chiếm gần 34% so với cả nước.
Tại tỉnh Tiền Giang, chủ trương của Tỉnh ủy - UBND tỉnh định hướng phát triển cây ăn trái thành ngành hàng chiến lược hướng đến xuất khẩu, nâng cao giá trị tăng thêm, giúp đổi mới nông nghiệp - nông thôn - nông dân; trong đó, ưu tiên phát triển các nhóm cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng lớn, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Vườn thanh long tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang giúp nông dân đổi đời |
Đến nay, toàn tỉnh Tiền Giang có đến trên 84.000 ha vườn cây ăn quả, đứng đầu cả nước với 11 loại trái cây chủ lực. Năm qua, toàn tỉnh đạt sản lượng trái cây trên 1,7 triệu tấn, tăng gần 7% so với năm trước đó. Đi đầu trong kinh tế vườn là 3 loại trái cây có giá trị cao khi thị trường xuất khẩu hút hàng là vườn sầu riêng cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/ha; mít trên 500 triệu đồng/ha, thanh long trên 400 triệu đồng/ha. Đáng mừng là trong quá trình này, nhiều đảng viên đã gương mẫu đi đầu.
Ông Lê Văn Thủy, một đảng viên nông dân, ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo trồng 03 ha vườn cây thanh long Viet GAP cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm chia sẻ: “Cây thanh long muốn bền vững hay không thì nông dân phải tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Mình phải tính đến vấn đề chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dung… thì sản phẩm của mình mới đủ tiêu chuẩn, chất lượng xuất đi nước ngoài”.
Sầu riêng là cây " tỉ phú" tại vùng ĐBSCL |
Trong 3 năm trở lại đây, mô hình trồng cây sầu riêng chuyên canh tại các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, và Cái Bè phát triển mạnh, vượt hơn so với Nghị quyết, kế hoạch đề ra của từng địa phương với hơn 22.000 ha.
“Năm 2023, sản lượng trái sầu riêng tăng, so với Nghị quyết đã đạt. Nghị quyết giao 37.000 tấn trái nhưng đạt 42.000 tấn trái, diện tích 1.400 ha, cho thu nhập 2 tỷ đồng/ha. Thứ nhất mình tổ chức các cuộc hội thảo, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho bà con canh tác sầu riêng theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP, hướng dẫn sử dụng các loại phân hữu cơ để bà con sử dụng tăng hiệu quả cho vườn sầu riêng”, ông Nguyễn Văn Sang, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tam Bình cho biết.
Cái Bè là huyện có kinh tế vườn phát triển sớm và mạnh nhất tỉnh Tiền Giang với trên 22.000 ha cho sản lượng mỗi năm hơn nửa triệu tấn trái. Ông Phan Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè cho biết, kế hoạch sản xuất cây ăn trái mỗi năm đều đạt và vượt cao so với chỉ tiêu Nghị quyết của Đảng bộ huyện đề ra, nông dân trồng cây ăn trái đều có cuộc sống khá giả.
“Huyện trồng cây ăn quả rất nhiều chủng loại, đời sống người dân rất tốt. Nhìn chung năm nay cả lúa và cây ăn trái đều có giá. Đến thời điểm này, mức thu nhập bình quân đầu người của huyện Cái Bè gần 70 triệu đồng/năm. Với kết quả này, đời sống của người nông dân mỗi năm có phát triển tốt. Trước mắt, chúng tôi tập trung vào chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao cách chăm sóc của người dân để làm sao cùng một diện tích mà người ta đang có sẽ trúng mùa hơn, đạt sản lượng cao hơn”, ông Phan Thanh Sơn cho biết.
Sản xuất lúa chất lượng cao đang được nông dân vùng ĐBSCL nhân rộng |
Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, đến nay, Tiền Giang đã hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Năm qua, tốc độ tăng trưởng GRDP Khu vực nông, lâm ngư, nghiệp của tỉnh tăng 4,14%; trong khi đó, kế hoạch chỉ tăng từ 3,5-3,8%. Riêng ngành nông nghiệp tăng 5,44%, cao hơn năm 2022 là 1,72%, kinh tế vườn đóng góp rất cao vào tăng trưởng này.
Cùng với kinh tế vườn thì sản xuất lúa hàng hóa là thế mạnh ở vùng ĐBSCL. Toàn vùng hiện này có đến 1,6 triệu ha đất sản xuất lúa từ 2-3 vụ/năm, đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu. Với sự quan tâm, hỗ trợ từ các chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ, ngành TW, cây lúa ngày càng nâng cao chất lượng, sản lượng vươn ra thị trường thế giới.
Đi tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng cao là tỉnh Sóc Trăng. Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đưa tỷ lệ lúa đặc sản, lúa chất lượng cao đạt hơn 93%; trong đó, giống lúa ST24, ST25 đã có thương hiệu được cả thế giới biết đến. Đến nay, Nghị quyết này đã được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương và thực hiện vượt chỉ tiêu.
Ông Lâm Sung, một người nông dân địa phương gắn bó với các dòng lúa chất lượng cao ST đã gần 20 năm nay tại xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, hiện nay có gần 90% diện tích đất được bà con trồng các giống lúa ST. Nhờ làm các lạo lúa thơm đặc sản này mà người dân ở đây có tiền để xây dựng nhà kiên cố, khang trang, chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn.
“Trước đây, mình chưa làm giống ST mà làm lúa thường giá cả bấp bênh, có khi nó rẻ lắm. Từ khi làm giống ST, năng suất đạt cao, rồi giá lúa cũng cao. Vụ nào có giá thì bán cao hơn lúa thường tới 2.000 đồng/kg. Bởi vậy, từ khi làm lúa ST, mình lời hơn. Lúa này có nắng lên là bắt đầu có mùi thơm. Từ khi chuyển qua làm lúa ST, bà con mình cũng phát triển, nông dân của mình khá giả lên cũng nhờ từ làm giống lúa ST”, ông Lâm Sung phấn khởi.
Thương lái thu mua lúa của nông dân |
Tỉnh Sóc Trăng có diện tích gieo trồng lúa hơn 330.000 ha, sản lượng đạt trên 2 triệu tấn/năm. Từ năm 2012, tỉnh này đã thực hiện Đề án Phát triển sản xuất lúa đặc sản và diện tích tăng dần từ hơn 66.000 ha lên hơn 178.000 ha.
“Sóc Trăng có lợi thế về sản xuất lúa, là thế mạnh thứ 2 trong khu vực 1 về lĩnh vực nông nghiệp, sau con tôm nước lợ. Với diện tích nền hàng năm là khoảng 146.000ha, vì vậy, việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp là hết sức quan trọng; trong đó, cơ cấu lại nội ngành của việc sản xuất lúa, từ sản xuất lúa cấp thấp đến sản xuất lúa đạt sản lượng và lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa thơm, có giá trị cho xuất khẩu, mang lại thu nhập cho người nông dân. Với mục tiêu đặt ra như thế mà Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh rất quan tâm”, ông Vương Quốc Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh.
Có thể nói, dưới ánh sáng, tinh thần chỉ đạo có tầm chiến lược của Tỉnh ủy- UBND tỉnh và ngành nông nghiệp tỉnh, năm 2023, Sóc Trăng đạt sản lượng hơn 2 triệu tấn lúa, trong đó, tỷ lệ sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiến hơn 93%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết năm 2023 của Đảng bộ tỉnh.
Đất nước lại thêm một mùa xuân mới. Các địa phương vùng ĐBSCL đang tiếp tục hiện thực hóa thành công các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ trong cuộc sống, nhất là lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, tuần hoàn, xanh, có sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, nâng cao thu nhập, đưa vùng đất Chín Rồng bước lên một tầm cao mới.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Tin khác
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Gia Lâm: 250 đại biểu đại diện cho các hộ nông dân tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông
16:09 | 21/08/2024 Khuyến nông
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường