Ninh Hương với nghề chế biến nông sản
Khi còng sống, cụ bà Ngô Thị Trình, chủ cửa hàng Ninh Hương 22 Hàng Điếu từng kể cho chúng tôi về cái nôi của nghề chế biến nông sản, đó là làng Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Cái tên Ninh Hương có nghĩa : chữ Ninh là để nhớ về gốc gác tổ tiên, chữ Hương thể hiện mong muốn lưu giữ những gì tinh túy thuộc về bản sắc văn hóa của gia đình, dòng họ, quê hương thong qua những sản phẩm truyền thống như bánh, mứt kẹo. Suốt bao năm, cụ Trình đã chỉ đạo các con cháu duy trì sao cho sản phẩm Ninh Hương vừa giữ được hương vị truyền thống mà không được phép dùng các hoá chất, phụ gia, vì đơn giản: bánh trung thu hay các loại mứt kẹo làm theo cách cổ truyền thì vị rất thơm ngon, nếu cho các thứ linh tinh vào sẽ làm sản phẩm mất mùi tự nhiên. Trước đây, ở Hà Nội chỉ có lác đác vài cửa hàng bánh mứt nổi tiếng, trong đó có Ninh Hương. Đến giờ, Ninh Hương đã đến đời thứ 3 theo nghề này, được nhiều khách hàng yêu mến do vẫn giữ được chất của người Hà Nội xưa: thanh tao, mộc mạc. Chị Dương Thanh Hương, một khách hàng chia sẻ: “ Bánh nướng bánh dẻo truyền thống thì khi ăn cảm nhận được hương vị ngày xưa mình vẫn thích hơn, giờ thay đổi mẫu mã thì thực ra chỉ để mình thay đổi khẩu vị một chút thôi …mình thấy chất lượng ở đây, cái mùi vị hơn ở nơi khác mình đã mua…bánh cốm cũng vậy, cái hương là hương mộc của cốm…”
Đặc điểm chính tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của Ninh Hương so với sản phẩm ở những nơi khác chính ở khâu tuyển chọn nguyên liệu kỹ lưỡng, quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. ai cũng biết hạt mứt sen được làm từ đường và hạt sen, thế nhưng làm thế nào để có được viên mứt sen giữ đượcmàu vàng nhạt tự nhiên, ngậm vào miệng có vị béo, bùi, thơm mát…mà không phải sử dụng đến hóa chất lại là một hành trình rất gian nan của các thành viên trong gia đình. Hoặc ai cũng biết bánh nướng bánh dẻo truyền thống cũng chỉ có từng ấy loại nhân, thế nhưng ở đây tỉ lệ các thành phần nhân bánh được tính toán sao cho sao cho các vị không “lấn át” nhau mà lại hòa quyện một cách nhuần nhị để tạo ra mùi vị thật đặc trưng. Chị Trịnh Bích Hằng con dâu út của cụ Trình đã lĩnh hội tất cả di huấn của mẹ chồng để lại: “ Cụ nói không có bí quyết gì cả, bí quyết quan trọng nhất, tiên quyết nhất là lúc nào cũng phải làm ăn thật thà, nguyên liệu thì phải kén nguyên liệu thật ngon, sau đó phải giám sát chất lượng…nghề truyền thống không thể làm theo phương pháp công nghiệp…nếu không Ninh Hương sẽ không giữ được hình ảnh đẹp trong long người tiêu dùng”
Do các sản phẩm chủ yếu làm theo phương pháp cổ truyền, gia đình Ninh Hương lại “kỹ tính” như vậy nên sản lượng của cửa hàng tương đối hạn chế, chỉ phục vụ khách đến mua tại cửa hàng chứ không giao cho các nơi làm đại lý. Những người đã đến đây mua hàng đều là những người thực sự yếu mến sản phẩm của Ninh Hương. Bởi vậy Ninh Hương giữ nguyên “tôn chỉ” là lưu mãi hương vị quê hương, tạo ấn tượng đẹp về một thương hiệu cổ truyền Hà Nội trong lòng người tiêu dùng. Chị Hồng Hương, một khách hàng khác nhận xét: “Bánh Ninh Hương nổi tiếng với hương vị cổ truyền. Bây giờ rất nhiều hang bánh sản xuất theo hương vị hiện đại. Em thì luôn hướng tới cái gì truyền thống nên em tìm bánh Ninh Hương, đặc biệt ở đây độ ngọt rất vừa miệng, hợp với người Hà Nội gốc, tóm lại một câu , ăn bánh Ninh Hương thấy tất cả hương vị cổ truyền nổi đậm …như hương cốm, hương sen…”
Hàng mấy chục năm qua, danh tiếng của thương hiệu Ninh Hương với những món quà rất Hà Nội như mứt sen, bánh gai, bánh trung thu, bánh cốm, bột sắn và các loại chè đã được khách hàng tứ xứ tin dùng cũng như mang đi làm quà cho bạn bè, người thân ở nước ngoài. Hàng ở đây làm ra đến đâu bán hết đến đấy, tuỳ theo sức tiêu thụ của khách mà báo về xưởng sản xuất và chỉ 2 h đồng hồ sau lại có ngay một đợt bánh mới còn nóng hổi. Những nông sản làm nên các sản phẩm mùa thu này được mua ở những nơi nào ngon nhất, nổi tiếng nhất như sen nhất thiết phải lấy từ Hưng Yên…, tất cả tạo nên hương thu nhẹ nhàng, thanh tao của người Hà Nội. Chị Trịnh Bích Hằng chia sẻ: “ Em rất yêu mùa thu vì em sinh ra vào mùa thu ở Hà Nội nên tình yêu của em với Hà Nội không thể nói bằng lời. Chính vì thế khách hàng tinh ý nhìn thấy logo của nhà em trong đó có câu “ Đượm mãi Hà Nội xưa”, tức là nhà em cố gắng giữ cái hồn cốt của Hà Nội thanh tao, hào hoa ngày xưa. Mình không đao to búa lớn gì nhưng trong phạm vi nghề của bố mẹ truyền lại thì cố gắng giữ cái hồn cốt của Hà Nội như mong muốn của bố mẹ…”
Hà nội mùa thu, những đám cưới hỏi hầu như không bao giờ thiếu mứt sen, bánh cốm, chè sen của Ninh Hương trên mâm lễ . Niềm tự hào về nghề truyền thống chế biến nông sản từ làng Ninh Hiệp đến phố cổ Hà Nội càng được nhân lên ở những thế hệ tiếp nối của Ninh Hương .
Thanh Thủy
Cửa hàng Ninh Hương ở số 22, phố Hàng Điếu, Hà Nội chỉ chuyên sản xuất và bán những loại bánh mứt cổ truyền mang đậm hương vị ẩm thực của người miền Bắc, theo phong cách “ Hà Nội xưa” như mứt sen trần, bánh trung thu, bánh khảo, bánh chả, bánh cốm, chè ướp hoa sen, hoa nhài v.v… Không chỉ mỗi mùa trung thu, cửa hàng thu hút nhiều khách hàng ưa chuộng bánh nướng, bánh dẻo mang hương vị cổ truyền, hay dịp tết cổ truyền với các loại mút bí, mứt sen, bảnh chả, bánh khảo…mà quanh năm, Ninh Hương vẫn phục vụ thực khách với nhiều đặc sản truyền thống được chế biến từ nông sản quê hương.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
13:49 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ
13:48 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên
10:21 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen
10:07 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)
14:47 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường
13:49 Môi trường

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
13:49 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Nghệ An: nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới bền vững
13:49 Nông thôn mới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới
13:49 Tin tức