Hà Nội: 20°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

OVN - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.
Từ giống nếp ngon của địa phương

Chị Lương Thị Nồng, hiện là Giám đốc HTX nông - lâm Chung Thành, chia sẻ: Là người con dân tộc Thái, tôi lớn lên với mùi thơm của cơm nếp. Nếp Cay Nọi quê tôi có từ xa xưa, được người dân lấy giống từ nước bạn Lào về trồng.

Theo chị Nồng, nếp Cay Nọi có nhiều loại giống, nhưng nếp Cay Nọi vỏ đỏ sọc là giống ngon nhất, khi nấu chín cơm có hương thơm đặc biệt, vị ngọt, hạt cơm để cả ngày vẫn dẻo, thời gian ngâm gạo chỉ 1,5 giờ đồng hồ…

Lúa nếp Cay Nọi có dạng tròn, màu trắng đục, lúa khi chín màu vàng, màu đỏ tía, khi đồ lên có mùi thơm ngọt, mềm dẻo.
Lúa nếp Cay Nọi có dạng tròn, màu trắng đục, lúa khi chín màu vàng, màu đỏ tía, khi đồ lên có mùi thơm ngọt, mềm dẻo.

Muốn có được giống nếp Cay Nọi ngon, chị Nồng phải đi rất nhiều nơi để mua các loại gạo nếp Cay Nọi về ăn thử, tìm kiếm giống tốt nhất cho bà con trồng, mang thương hiệu vùng biên không thể ở đâu có được.

Trong quá trình tìm kiếm gạo chất lượng, người phụ nữ ấy bị mẹ ngăn cản và nói: “Nhà gạo xếp cả dãy đấy rồi, còn đi khắp nơi mua gạo về ăn làm gì cho vất vả”. Với quyết tâm gây dựng sản phẩm bền vững, chị đáp lời mẹ: “Nếu không đi tìm kiếm ăn thử, làm sao có loại giống lúa ngon mang thương hiệu cho riêng mình, cho bà con dân bản”.

Theo chính quyền địa phương, giống lúa nếp Cay Nọi đã được nhiều địa phương từ Bắc vào Nam canh tác, nhưng chất lượng lại không đạt được như ở đây, đối với các xã lân cận cũng vậy. Chỉ duy nhất vùng đất Quang Chiểu và Mường Chanh trồng là ngon, địa hình nơi đây như một lòng chảo hứng ánh sáng mặt trời, giống lúa lại ưa nắng.

Giống lúa nếp này cách canh tác cũng khác, phải thực hiện lúc có nước, lúc khô (giải thoát khí các-bon - PV), thời gian sinh trưởng dài (5 tháng).

Thời gian đầu thành lập HTX và được công nhận sản phẩm OCOP (năm 2021), diện tích của các hộ dân liên kết khoảng 70ha. Khi tham gia liên kết sản xuất, HTX hỗ trợ kỹ thuật, phân bón và giúp bà con tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định. Đây chính là điều kiện để nông dân yên tâm mở rộng diện tích và phát triển thương hiệu giống lúa gạo đặc sản.

Chị  Lương Thị Nồng kể về chặng đường xây dựng sản phẩm  OCOP đầu tiên cho huyện Mường Lát.
Chị Lương Thị Nồng kể về chặng đường xây dựng sản phẩm OCOP đầu tiên cho huyện Mường Lát.

Đến xây dựng sản phẩm OCOP

Toàn xã Quang Chiểu liên kết gieo cấy 320ha nếp Cay Nọi, với hơn 1.000 hộ tham gia (tổng diện tích toàn xã 340ha, với 1.300 hộ). Vì người dân ở đây toàn ăn gạo nếp, nên sản lượng của HTX thu mua 2 năm nay vào khoảng 300 tấn/năm.

“Nhiều lúc không có sản phẩm để bán, bởi thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó; nhiều thương lái còn liên hệ với HTX và bà con nông dân đưa xe vào tận ruộng để thu mua sản phẩm, phải đặt trước mới có hàng.

Người dân xã Quang Chiểu trước kia trồng nếp Cay Nọi để phục vụ sinh hoạt hằng ngày, gạo chẳng mấy ai mua, giá cả bấp bênh. Từ khi trở thành sản phẩm OCOP thì nó thành sản phẩm có tính hàng hóa và được ưa chuộng trên thị trường”, chị Nồng cho biết.

Chị Vi Thị Chung một trong những thành viên của HTX Nông lâm Chung Thành phấn khỏi khi gây dựng sản phẩm OCOP của địa phương giúp người dân dần ổn định đời sống.
Chị Vi Thị Chung một trong những thành viên của HTX Nông lâm Chung Thành phấn khỏi khi gây dựng sản phẩm OCOP của địa phương giúp người dân dần ổn định đời sống.

Chia sẻ về quá trình gây dựng sản phẩm OCOP của huyện, chị Nồng mỉm cười nói: Học hết lớp 8, tôi đã lập gia đình, sinh con sớm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Sau sinh con, cuộc sống vô cùng khó khăn, phải làm đủ mọi việc, từ bán tóc cho đến buôn bán nông sản để mưu sinh. Có được số vốn ban đầu, tôi vay mượn thêm tiền và bắt tay đầu tư cơ sở sơ chế nông sản, nhập cho thương lái tỉnh ngoài.

Chính quyền địa phương nhận định, nếp Cay Nọi là sản phẩm đặc trưng chỉ có huyện Mường Lát mới có, lại thấy chị Nồng là người trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, đã kinh doanh đủ các nghề để mưu sinh, nên đã vận động và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP cho quê hương.

“Ban đầu cán bộ xã vận động, bản thân chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng vì sự tò mò và kiếm kế sinh nhai, tôi đã thử, trong khi đó lại có thể giúp được nhiều bà con ổn định cuộc sống”, chị Nồng chia sẻ.

Chị Vi Thị Chung (SN1994) ở bản Pùng, thành viên của HTX nông - lâm Chung Thành cho biết, Nồng là người phụ nữ có nghị lực và cả sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm. Khi được cô ấy vận động tham gia liên kết, tôi đã đồng ý cùng thực hiện.

“Trước đây, gia đình trồng lúa đơn thuần, ngô, sắn trên diện tích 8 sào, năng suất thấp, đời sống khó khăn. Khi tham gia HTX trồng nếp Cay Nọi, lúa cho năng suất cao, gạo ngon, được giá, tổng thu nhập 70 triệu đồng/năm, cuộc sống dần ổn định”, chị Chung cho hay.

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Mường Lát cho biết, với nghị lực của mình, chị Lương Thị Nồng đã xây dựng được sản phẩm thương hiệu nếp Cay Nọi, giúp xã Quang Chiểu có sản phẩm OCOP và đây cũng là sản sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện Mường Lát.

Đồng thời, mô hình trồng lúa nếp Cay Nọi của HTX nông - lâm Chung Thành đã mở ra hướng sản xuất theo quy trình VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm cho người nông dân, bởi cung không đủ cầu, giúp bà con phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Thanh Duyên

Tin liên quan

Quảng Nam: Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP chào mừng 50 năm ngày giải phóng tỉnh

Quảng Nam: Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP chào mừng 50 năm ngày giải phóng tỉnh

LNV - Sáng 21/3, tại Tp. Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc Triển lãm, trưng bày các thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; giới thiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP chào mừng 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 - 24/3/2025) và 95 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1930 - 28/3/2025).

Tin mới hơn

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

LNV - UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định công nhận 24 sản phẩm OCOP 4 sao, trong đó công nhận lại 10 sản phẩm, nâng hạng 3 sản phẩm và công nhận lần đầu 11 sản phẩm.
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

LNV - UBND tỉnh Bình Phước vừa công nhận thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 169 sản phẩm. Vì vậy, nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các đơn vị lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Hải Phòng thực hiện chương trình OCOP từ năm 2019. Đến nay, toàn thành phố có 287 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao, nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao (tiêu chuẩn cấp quốc gia). Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí quy định để được xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia.
Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Ngày 20/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, xem xét kết quả thẩm định hồ sơ, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.

Tin khác

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

LNV - Theo “Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2025” của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh sẽ được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu, giao thương, hội nghị,…
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

LNV - Chè Shan Tuyết Tà Xùa, một đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc, không chỉ thu hút người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon, độc đáo mà còn vì sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên hoang sơ và truyền thống canh tác lâu đời của người dân nơi đây.
Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi vừa ký, ban hành Quyết định số 828/QĐ-UBND thưởng cho sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024.
Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương đợt 3 năm 2024. Sau khi thảo luận, trao đổi, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã thống nhất quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.
Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Nhằm hướng tới xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

OVN - Nhận thấy tiềm năng dược liệu của Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà đã đầu tư nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất quý từ cây dược liệu, đưa 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Họ là những Thạc sĩ, Kỹ sư có nhiều ý tưởng sáng tạo, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mong muốn đem sức vóc về quê hương lập nghiệp và hướng đến mục tiêu “xanh và sạch” nhằm tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

LNV - Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.
Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

LNV - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm khai thác tối đa tiềm năng địa phương, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

OVN - Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.
Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

LNV - Làng nghề OCOP (Chương trình Mỗi Xã Một Sản Phẩm) từ lâu đã trở thành biểu tượng sống động của sự sáng tạo, khéo léo và tâm huyết. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự gắn kết giữa các vùng miền.
Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

LNV - Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu nông, lâm nghiệp, để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình trong đó thành công là phát triển sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh địa phương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Yên Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp x
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Giao diện di động