Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 35°C Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân Phan Thị Thuận đưa nghề nuôi tằm, ươm tơ ở Phùng Xá vươn xa

LNV - Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, người làng Phùng Xá thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là người không chỉ giúp cho nghề nuôi tằm, ươm tơ ở địa phương này sống lại mà còn nâng lên một tầm cao mới với ý tưởng độc đáo là huấn luyện những con tằm trở thành


Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận. Ảnh: ngaynay.vn

Nhờ ý tưởng độc đáo đó đã tạo ra những chiếc chăn tơ, áo bông tơ tằm, khẩu trang… "độc nhất vô nhị" trên thị trường. Các sản phẩm này đã có chỗ đứng tại thị trường khó tính như Nhật Bản, các nước châu Âu, Trung Đông hay Trung Quốc - một đất nước có nghề dệt lụa nổi tiếng. Khi vào mùa vụ, Công ty TNHH Dầu tằm tơ Mỹ Đức của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động với thu nhập trung bình 4,5 triệu đồng/tháng.

Với những đóng góp đó, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã được UBND thành phố Hà Nội vinh danh là một trong 9 Công dân ưu tú của Thủ đô năm 2021.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, bà cũng đã trải qua không biết bao nhiêu cơ cực, trắng đêm cùng với những con tằm "thợ dệt". Bà chia sẻ, những năm 70 của thế kỷ trước, vùng đất này một thời được mệnh danh là "Thủ đô dâu tằm" của miền Bắc với hàng chục nghìn héc ta ruộng dâu trải dài qua nhiều làng xã ven sông Đáy.

Ngày ấy, hầu hết các xã trong huyện Mỹ Đức đều làm nghề trồng dâu, nuôi tằm. Nhưng đến năm 1984, dâu tằm bị "thất sủng", nhà máy ươm tơ Mỹ Đức bỏ thu mua kén, hợp tác xã chặt phá toàn bộ diện tích trồng dâu chuyển sang trồng lúa, hàng loạt thợ bỏ nghề.

Trong khi, cả làng Phùng Xá không còn coi "tằm tang" là nghề mưu sinh, người phụ nữ có thân hình nhỏ bé này vẫn quyết giữ lấy nghề truyền thống cha ông để lại. Bà đã âm thầm một mình gây dựng lại nghề nuôi tằm, ươm tơ, tìm đầu ra cho tơ tằm. Đồng hành với bà trên con đường đầy khó khăn này chính là những người thợ đặc biệt - những "đấu tằm".

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống lâu đời làm nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, bà được bố mẹ trực tiếp truyền dạy nghề từ khi còn nhỏ. Sau hơn 40 năm nghiên cứu, quan sát con tằm làm tơ, đan kén, nó ngoáy đầu ra sao, rút ruột thế nào, bà bỗng nảy ra sự so sánh và muốn biến con tằm thành những công nhân tự dệt nên tấm chăn tơ. Bà quyết định huấn luyện những con tằm tự nhả tơ và dệt mà không cần đến "canh cửu".

Thông thường, vào mùa thu, một con tằm chứa trong bụng khoảng 400-450 m tơ. Còn vào mùa hè thì tằm chứa trong bụng khoảng 300 m tơ. Từ đó, bà tạo khoảng cách thích hợp, đặt tằm lên một mảnh vải được trải phẳng trên một tấm khung dài 4 m, rộng 2m để cho con tằm vươn cổ, nhả tơ vừa tầm mà không vướng vào nhau.

Bà Thuận chia sẻ, cứ đến kỳ tằm nhả tơ thì phải tạo ổ rơm hoặc nong lứa ở góc khuất tạo ổ, giúp con tằm có điểm tựa để nhả tơ. Vì vậy, những ngày đầu tiên khi được thả trên một tấm vải trải phẳng, do không có nơi bấu víu nên tằm cứ bò theo bản năng đi tìm điểm tựa. Con tằm bò liên tục trong 2 ngày, lúc đó, bà lại phải tự tay bắt về, sắp xếp chúng vào đúng vị trí.

Sang đến ngày thứ ba, một phần do đã mệt, cộng với chức năng buộc phải nhả tơ khi đến kì nên chúng không còn cách nào khác, đành phải nhả vào không gian. Thế là hàng nghìn, hàng vạn con tằm cần cù, miệt mài vươn cổ, rút ruột nhả tơ để dệt thành những tấm mềm bông tơ tằm tự dệt bền đẹp.

Sau 6 ngày đêm ăn ngủ cùng tằm, bà Thuận đã thu được sản phẩm, đó chính là tấm kén phẳng gồm rất nhiều sợi tơ, được đan xen một cách tự nhiên vào nhau, sợi tơ đều tăm tắp. Người thợ dệt có kỹ thuật tài giỏi hay kinh nghiệm lâu năm đến mấy cũng có thể mắc phải những lỗi sai ở đường dệt ngang, nhưng ở con tằm, quy luật nhả tơ không bao giờ sai lệch, miệng con tằm được ví như mũi kim đan lên rồi lại đan xuống miệt mài chăm chỉ.

Khi được 1 tấm kén phẳng, bà lại phải nghĩ cách làm thế nào để tách được lớp hồ keo trên tấm kén này. Trước đây, khi là con kén, người thợ dệt thường dùng phương pháp ươm để tách hồ nhưng khi chúng đan khít lại với nhau thành một tấm kén phẳng lớn thì đây thực sự là một bài toán khó.

Sau khi tìm tòi, nghiên cứu, bà đã tìm ra phương pháp tẩy chuỗi. Khi tẩy xong, tấm tơ vàng sẽ thành tấm chăn bông xốp, mềm, giữ được vẻ mềm mại của tơ mà các đường dệt của tằm không hề thay đổi. Kỹ thuật này đã tạo ra những chiếc chăn mền bông, tiết kiệm được nhiều công đoạn như ươm, kéo tơ, cào bông, trần vải, đan, dệt mà lại có độ gắn kết bền chắc tự nhiên, bông không bị xô lệch.

Mền bông tơ do tằm tự dệt là một trong những sản phẩm mới, độc đáo của Công ty Dâu Tơ Tằm Mỹ Đức do bà Phan Thị Thuận là người sáng lập. Đây cũng là sản phẩm sản xuất 100% từ tơ tằm và được đăng ký độc quyền sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Không chỉ nổi tiếng là người biến con tằm thành thợ dệt chăn bông, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn được biết đến qua những sản phẩm lụa tinh xảo, có giá trị cao từ tơ sen. Tơ sen mong manh, se được sợi rồi nhưng khi đưa vào khung dệt đứt liên lục, bởi sợi thuần từ thực vật không có cái dai dẻo như tơ tằm.

Bà Thuận cho biết, để dệt chiếc khăn dài 1,7 m rộng 0,25 m cần tới 4.800 cuống sen. Trong khi đó, một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được từ 200-250 cuống sen. Tính ra để hoàn thiện một chiếc khăn cũng phải mất khoảng 1 tháng. Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mẩn mới có thể rút được sợi tơ. Đặc biệt, tất cả các cuống sen đều phải xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút sợi hỏng hoàn toàn.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nâng tầm nghề dệt lụa truyền thống của quê hương. Từ những sản phẩm độc đáo của bà, thương hiệu dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Đức ngày càng được nhiều người biết đến.

Mới đây, sản phẩm khăn tơ tằm, chăn tơ tằm tự dệt và khăn tơ sen của xã Phùng Xá đã được huyện Mỹ Đức và thành phố Hà Nội đánh giá là sản phẩm tiềm năng 5 sao trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với kết quả này, thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương tiếp tục đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao – thứ hạng cao nhất trong thang bậc đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Bên cạnh đó, bà còn là hội viên Hội nông dân xã Phùng Xá, có nhiều đóng góp cho việc khôi phục làng nghề dệt vải tơ tằm truyền thống. Với những ý tưởng sáng tạo và độc đáo, bà đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương trao giải Nhất sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ 6 năm 2015 cho đề tài Nghiên cứu làm ra sợi tơ sen và dệt ra lụa và được cấp bằng độc quyền sáng chế, hữu ích do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng chứng nhận "Đã có công trình, giải pháp sáng tạo khoa học và công nghệ được công bố trong sách và sáng tạo Việt Nam năm 2016"…

Nam Giang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

LNV - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

LNV - Cuối năm 2023, các sản phẩm cá lăng đen, trắm đen và cá ngạnh của xã Tiền Phong (Đà Bắc) được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Những sản vật quý được nuôi dưỡng trên dòng Đà Giang đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Với quy trình chăn nuôi khoa học, các sản phẩm cá sạch sông Đà đã khẳng định được chất lượng trên thị trường. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Một ngày đầu Thu 2023, tôi về thăm bác Trịnh Trọng Giữ, người CCB của Tiểu đoàn Hải Đà năm xưa - Đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với tình cảm của một đảng viên, hội viên CCB, hội viên Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng, bác Giữ tâm sự về cuộc đời, về sự cống hiến không mệt mỏi, nhất là quá trình xây dựng “Bảo tàng gia đình của Cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc”.

Tin khác

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

LNV - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

LNV - Lá lốt là một loại cây thân thảo được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn để gia tăng mùi vị thơm ngon. Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, lá lốt còn là phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp,... Dưới đây là một số công dụng của lá lốt trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh không phải ai cũng biết.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động