Nghệ An: Phát triển giống lúa thơm Na Loi thành đặc sản
Bà Pịt Thị Hà (37 tuổi, người Khơ Mú), chủ tịch UBND xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn phác thảo lúa tẻ thơm ở xã Na Loi bằng mấy lời mô tả tổng quát như trên. Bà tiếc vì lúa tẻ thơm đã qua mùa gặt (tháng 11 hàng năm) nên không thể chứng minh lời mình nói ngay tại đồng lúa.
Bà Hà khắc hoạ tiếp về sự lạ của lúa tẻ thơm: Cơm tẻ thơm rất thơm và ngon. Nếu ăn cơm này với nước mắm hoặc chẻo trộn ớt cay đâm, hành lá và rau mùi thì ngon không biết chán.
Những bông lúa tẻ thơm hi vọng trở thành sản phẩm đặc trưng của xã Na Loi.
Hoá ra, bà Hà không chỉ dẫn chúng tôi ra xem đồng lúa tẻ thơm đẹp nhất xã mà còn một ngụ ý khác. Bà chỉ tay vào dòng suối Nậm Tắm trong veo, nêu một câu hỏi: Cũng một giống lúa tẻ thơm nhưng trồng bên suối Nậm Tắm, được tưới nước suối này thì mùi thơm của hạt lúa, hạt gạo, hạt cơm tăng gấp bội so với trồng trên ruộng bậc thang, không được tưới nước suối Nậm Tắm. Lạ thế!
Bà Hà dẫn chúng tôi về nhà, lấy gạo tẻ thơm ra cho vào chõ hông bằng gỗ để hông cơm. Bà nói: Có một gia đình ở bản Na Khướng mất một đàn trâu 5 con hơn một tháng nay.
Vừa rồi họ tìm thấy đàn trâu lạc trên rừng biên giới giáp Lào nên dân bản làm lễ ăn mừng. Để góp vui, bà Hà đã hông chõ cơm, đưa ra ăn chung với dân bản. Bà Hà vừa đổ gạo ra, chúng tôi đã tận hưởng mùi thơm rất dễ chịu từ hạt gạo.
Phụ nữ Thái ở xã Na Loi gặt lúa tẻ thơm.
Khi chõ cơm vừa chín tới, chúng tôi mới biết cơm tẻ thơm Na Loi thơm đến lạ lùng. Bà Hà cho biết, giống lúa này còn lạ ở chỗ, khi nhổ mạ đi trồng là đã có mùi thơm. Tôi đã ăn cơm nấu từ gạo ST25 thấy cũng thơm nhưng không thơm đậm đà bằng tẻ thơm Na Loi.
Tại bữa cơm, bà Hà giới thiệu với chúng tôi về ‘hỏm khau chao Duyên Hồng’ (lúa tẻ thơm Duyên Hồng). Nghĩa là, ông Vi Duyên Hồng, 66 tuổi, trú tại bản Na Khướng là người có công đưa giống lúa này về bản.
Trước đó, năm 1994 ông Hồng đi thăm người em Kha Văn Phóng ở bản Huồi Tố 1, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương (giáp huyện Kỳ Sơn). Do ông anh là khách quý nên ông được người em hông chõ cơm tẻ thơm mời ăn.
Gạo tẻ thơm khi sàng xảy đã có hương thơm.
“Đó là một bữa cơm đặc biệt vì lần đầu tiên tôi được ăn loại gạo thơm quá, thích quá. Sau bữa cơm, tôi xin ít lúa giống về trồng. Người em gói cho 2-3 kg lúa tẻ thơm và dặn cách trồng rất chu đáo”, ông Hồng nhớ lại.
Tháng 7, ông Hồng làm đất. Tháng 8 gieo mạ. Do giống lúa này đẻ nhiều nhánh nên phải trồng thưa gấp đôi khoảng cách trồng lúa thường (khoảng 40-50 cm/bụi lúa).
Một bụi lúa này đẻ 50-60 nhánh. Nhánh lúa cao khoảng 1,2-1,5 mét. Thân cây lúa mảnh nhưng hạt gạo, hạt cơm thơm hơn tẻ thơm Mai Sơn. Theo ông Hồng, sỡ dĩ tẻ thơm Na Loi thơm hơn tẻ thơm Mai Sơn là nhờ trồng bên suối Nậm Tắm và được tưới nước suối này.
Một góc cánh đồng 10 hecta lúa tẻ thơm ở Na Loi.
Gieo 3 kg lúa giống, mùa đầu tiên ông Hồng thu hoạch 3 tạ. Ông chỉ tặng một số người bạn quý và nấu ít chõ cơm để thưởng thức, còn lại chia cho cả bản cùng trồng.
Nhờ đó, Na Loi duy trì lúa tẻ thơm suốt 27 năm nay. Cũng như bà Hà, ông Hồng rất mê hương vị thơm ngon của giống lúa ông mang về. Ông kể: Hôm ông mang gạo tẻ thơm Na Loi xuống cho con gái học ở trường Dân tộc nội trú tỉnh ở TP Vinh, khi đưa gạo lên ô tô, mùi gạo thơm khắp xe, người nào cũng hỏi. Khi nấu cơm, hương thơm bay khắp phòng con gái.
Chúng tôi ‘truy tìm’ gốc gác giống lúa tẻ thơm này, ông Hồng cho hay ông Phóng được người thân ở bản Piêng Vai, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn tặng ‘cơm’ rồi tặng lúa này về làm giống. Theo ông Phóng, giống lúa này được mang về từ bên Lào.
Trở thành hàng hoá đặc sản
Tại Na Loi, gạo tẻ thơm đang trở thành mặt hàng hiếm bởi nhu cầu làm quà biếu người thân dịp lễ, tết ngày càng cao.
Bất kể khách ngoài thị trấn vào hoặc dân bản, ai cần mua phải đặt trước. Trong lúc đó chỉ có hai bản Na Noi, Na Khướng (xã Na Loi) trồng lúa tẻ thơm với khoảng 25-30 hecta.
Diện tích ít, lúa tẻ thơm lại “khó tính” do cây cao, dễ gãy đổ khi dông lốc và năng suất khá thấp (1 tấn/hecta). So với giống lúa truyền thống, trồng ngắn ngày hơn, cây lúa không cao, năng suất đạt 7 tấn/hecta nên dân bản Na Loi chưa mặn mà với lúa tẻ thơm này.
Đây là lí do, lãnh đạo xã Na Loi trăn trở tìm phương án phát triển giống lúa tẻ thơm với nhiều đặc tính nổi trội để trở thành hàng hoá đặc sản, tham gia chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng).
Theo bà Hà, hiện xã đang vận động 20 hộ gia đình chuyên canh lúa tẻ thơm Na Loi. Xã giúp người dân chọn thửa ruộng tốt, gần suối Nậm Tắm và xin huyện hỗ trợ kinh phí mua phân bón, vật liệu khoanh vùng trồng riêng với hi vọng lúa tẻ thơm Na Loi sẽ trở thành sản phẩm nông sản đặc trưng của OCOP và không chỉ là thương hiệu của xã mà còn của huyện rẻo cao Kỳ Sơn.
Cùng với phương án này, UBND xã Na Loi đã có công văn trình UBND huyện về việc cần có đánh giá của các nhà khoa học để phục tráng giống lúa này bằng cách giảm độ cao cây lúa, tạo năng suất vượt 1 tấn/hecta. Và làm sao để lúa tẻ thơm này trồng xa suối Nậm Tắm vẫn giữ được hương thơm “đặc sản”.
Theo ông Ngô Hoàng Linh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Nghệ An (Sở KH-CN Nghệ An) thì năm 2018, sau khi phát hiện lúa tẻ thơm ở Na Loi, Trung tâm đã thành lập đoàn công tác với sự tham gia của PGS.TS Phạm Hồng Ban (chuyên gia phân loại thực vật) và TS Nguyễn Tài Toản (chuyên gia về cây lương thực) đều công tác tại Trường Đại học Vinh. Đoàn có nhận xét ban đầu là tẻ thơm ở Na Loi có hương thơm đặc biệt, nhiều khác biệt so với các giống lúa truyền thống.
Đoàn công tác đã làm mô hình, trồng lúa này bên suối Nậm Tắm để theo dõi quá trình sinh trưởng, tính toán, đếm hạt trên một bông, mời dân bản đến “đánh giá” mùi thơm hạt gạo, thu thập mẫu giống lúa… để xác định đặc điểm nông sinh học của giống lúa. Hiện trung tâm mới chỉ dừng lại ở việc bảo tồn giống lúa này.
Bài, ảnh: Vũ Toàn
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP