Ngan ngát mùa hương
Bây giờ Yên Phụ ít người làm hương lắm, cả làng chỉ còn độ đôi mươi nếp nhà giữ nghề truyền thống. Thỉnh thoảng trên những khu đất bỏ hoang xuất hiện vài ba người phơi hương, thế thôi cũng đủ làm yên lòng các cụ già trong làng vì ít ra cũng đã có người giữ nghề của làng.
Làng hương Yên Phụ. Ảnh sưu tầm
Làng Yên Phụ nằm ven Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Yên Phụ nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống như trồng cây cảnh, nuôi cá cảnh, trồng hoa... và đặc biệt là nghề làm hương truyền thống. Hương Yên Phụ cách đây vài chục năm không chỉ nổi tiếng đất kinh kỳ, mà tiếng thơm của nó còn lan truyền khắp đất Bắc.
Nghề làm hương truyền thống ở Yên Phụ vốn có từ rất lâu đời. Theo một số cụ già trong làng kể, một số cuốn sách có nói thì, nghề làm hương do một người Trung Quốc mang sang. Họ sản xuất ra loại hương thơm đặc biệt, ở lâu thấy dân Yên Phụ hiền lành họ bèn dạy cho dân cách làm hương. Dân nô nức đến học, Yên Phụ trở thành làng hương từ đó. Vào khoảng thế kỷ XIII, đạo Phật du nhập và phát triển mạnh ở nước ta, nghề hương ngày càng phát triển. Dân tứ xứ tìm đến mua hương rất nhiều, người ta lân la học nghề rồi về làng mở nghề làm hương. Thời hoàng kim của làng kéo dài đến sau ngày giải phóng đất nước, nghề hương Yên Phụ mất chỗ đứng trên thị trường. Người làng bỏ nghề chuyển sang nuôi cá cảnh, trồng hoa, một số buôn bán.
Những năm gần đây, chính quyền và nhân dân Yên Phụ quyết tâm khôi phục lại làng nghề truyền thống của quê hương. Nhờ đó, nghề làm hương đã trở lại với nhiều hộ gia đình.
Làng hương Yên Phụ ngan ngát mùa hương. Ảnh sưu tầm
Vợ chồng anh Tuấn, chị Hạnh- chủ cơ sở sản xuất hương Tuấn Tú vừa se hương vừa kể cho tôi nghe những công đoạn phức tạp của việc sản xuất hương. Theo anh Tuấn, để có được nén hương thơm trước hết phải rất tinh khi chọn nguyên liệu. Nguyên liệu làm hương phải được mua vào mùa hè, độ tháng 5, tháng 6 trở đi. Khi đó thời tiết nắng là điều kiện tốt nhất để phơi hương. Nguyên liệu cũng cần đảm bảo sự sạch sẽ, thơm tho làm sao giữ được mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu. Để làm nên nén hương quả không đơn giản. Anh phải tìm cho đủ 30 loại thuốc bắc như: Đinh Hương, Cam Thảo, Tế Tân, Quế Chi, Đan Bì, Địa Liên, Đại Hoàng, Mộc Hương, Xương Truật... và, không thể thiếu được Trầm Hương và củ Khung. Nếu thiếu một trong hai vị này hương sẽ mất đi mùi thơm. Làm hương không khó nhưng đòi hỏi tính tỉ mỉ, cẩn thận. Người thợ phải cân đo, đong đếm các vị thuốc thật chính xác, không được trộn quá nhiều và quá ít, tất cả đều phải cân đối hoàn hảo chỉ cần sai lệch một chút mùi hương đã khác. Phải trộn theo đúng trình tự từng vị thuốc, khi thuốc được xay nhuyễn thành bột. Bột cũng phải được sàng, sẩy cẩn thận, chẳng may dính phải hạt cát, bụi thì hương sẽ mất mùi. Se hương là giai đoạn phức tạp. Anh Tuấn không bao giờ se vào buổi chiều vì hương sẽ không đậu tàn. Anh cũng không hiểu tại sao và cũng không giải thích được, chỉ biết đó là bí quyết mà cha anh truyền lại. Suốt hơn 20 năm làm hương, anh nghiệm cũng thấy đúng. Bột hương trước khi se được trộn thêm một chút chất dính được chiết xuất từ nhựa cây Thau. Chân hương nhất thiết phải được làm từ thân cây tre già, được ngâm kỹ trong nước. Hương se phải thật đều tay. Công đoạn cuối cùng là dựng hương cho tái rồi đem phơi nắng. Nếu phơi được ngày nắng to, mẻ hương sẽ thơm và có màu vàng óng. Gặp trời mưa thì số hương đó coi như hỏng, nhất định phải vứt đi.
Bí quyết làm hương từ xưa tới nay đều chỉ được truyền cho con trai trong gia đình. Dù là vợ anh Tuấn nhưng chị Hạnh chẳng biết tí gì về công thức làm hương của chồng. Công việc của chị là se hương. Anh Tuấn cho biết: không chỉ gia đình anh mà hầu hết các gia đình làm hương đều giữ nghề cho con trai. Đây là nghề “tích phúc” cho con cháu, nên gia đình nào theo nghề thì không được truyền lại cho con gái, vì sợ sau khi lấy chồng họ sẽ để thất truyền. Còn, con dâu tuy là con đấy, nhưng làm hương chỉ với vai trò như một người thợ. Cho tới khi chết, chị sẽ không bao giờ được biết bí quyết làm hương của gia đình chồng. Nghề Làm hương bận rộn nhất vào dịp gần Tết Nguyên đán, anh gọi đó là mùa hương. Dù mỗi ngày làm ra hơn 1 tấn hương, nhưng hương của gia đình vẫn không đủ để cung cấp cho khách hàng. Không vì thế mà anh làm điêu, bớt xén hương liệu. Vì làm hương điều quan trọng nhất là giữ chữ tín và cái tâm trong sạch. Có vậy, nén hương mới thơm và khách mới nhớ đến mình. Hiện nay, hương Trung Quốc tràn ngập vào thị trường Hà Nội, đuợc pha trộn với đủ loại hóa chất, giá thành rẻ nhưng ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, nhiều khách hàng vẫn có thói quen tìm đến gia đình anh mỗi dịp giáp tết để mua hương cho cả năm, họ cho rằng mua được thẻ hương “lành” gia đình sẽ có một năm mới đầy may mắn.
Làm hương giờ không còn là nghề phụ đối với gia đình anh và một số hộ gia đình trong làng. Ngoài ra, anh còn tạo công ăn việc làm cho 10 người lao động với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/tháng.
Tới Yên Phụ mùa hương, người ta như thấy một làng nghề truyền thống mấy lâu nay bị lãng quên đang dần khôi phục. Yên Phụ mang trong mình một sức sống mới, sức sống của một làng nghề truyền thống. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi hiện nay không ít làng nghề truyền thống của nước ta đang bị mai một và mất đi.
PV
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân