Nấm bào ngư Hà Tường - Hướng đến sản phẩm OCOP
Năm 2016, được sự tư vấn, giúp đỡ của lãnh đạo xã Đức Đồng, phòng nông nghiệp huyện Đức Thọ và Trung tâm nghiên cứu, phát triển Nấm và tài nguyên sinh vật của Sở Khoa học công nghệ Hà Tĩnh (gọi tắt là Trung tâm), gia đình ông Nguyễn Tường đã mạnh dạn đầu tư vào trồng thử nghiệm nấm bào ngư. Gia đình đã đầu tư khoảng 300 triệu đồng, chủ yếu là làm nhà xưởng với diện tích 300m2 phục vụ sản xuất. Vừa làm vừa nghiên cứu, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm; đến nay mô hình của gia đình ông Tường đang cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay mỗi năm gia đình sản xuất khoảng 30 ngàn bịch nấm, cho thu nhập khoảng 12 tấn nấm bào ngư, trừ chi phí mỗi năm gia đình có lãi khoảng 200 triệu đồng. Trong 30 ngàn bịch nấm, ngoài một số được cung ứng trực tiếp từ Trung tâm thì đa phần gia đình mua phôi nấm về tự sản xuất bịch. Hàng năm lượng rơm rạ sau mùa lúa được gia đình thu gom và làm nguyên liệu, đồng thời tận dụng lạo động nông nhàn đóng bịch và chăm sóc. Cơ sở đã tạo việc làm cho 4 – 6 lao động thời vụ có thu nhập cao. Nói về những thuận lợi và khó khăn khi trồng nấm ông Nguyễn Tường cho biết: “Trồng nấm bào ngư có thuận lợi là dễ làm, không cần trình độ, chỉ cần chịu khó và biết tiếp thu; đầu vào nguyên liệu lại sẵn có, đó là rơm rạ, mùn cưa. Mặt khác có thể tận dụng được lao động chuyên môn thấp, thậm chí là người cao tuổi. Đầu ra sản phẩm đang rất thuận lợi”. Như chúng ta cũng biết nấm bào ngư là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, rất tốt với sức khỏe con người; được sản xuất vô cùng sạch. Hiện nay người dân ngày càng ưu chuộng thực phẩm này. Cũng theo ông Tường trồng nấm cũng không phải không có rủi ro, nấm khi bị sâu bệnh là vứt bỏ hoàn toàn vì không thể dùng bất kỳ loại thuốc nào. Việc đúc rút kinh nghiệm và theo dõi sát sao là điều rất quan trọng.
Ông Nguyễn Tường vừa hái nấm vừa giới thiệu về mô hình |
Bên cạnh nhập sỉ số lượng lớn, ông Tường cũng trực tiếp bán cho người dân địa phương |
Chủ cơ sở giới thiệu về thử nghiệm mới, trồng nấm linh chi |
Mô hình sản xuất nấm của cơ sở Hà Tường đang được lãnh đạo xã, huyện cũng như Trung tâm đánh giá rất cao. Được sự động viên của chính quyền cấp xã và cấp huyện, gia đình ông Nguyễn Tường đang hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh sản phẩm Ocop. Đánh giá về mô hình này ông Trần Tình, Chủ tịch UBND xã Đức Đồng cho biết: “Đây là mô hình sản xuất thực phẩm sạch, phù hợp với điều kiện địa phương. Mô hình đã tận dụng tốt nguồn lao động cũng như nguyên liệu sẵn có mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xã cũng đã có nhiều việc làm nhằm động viên, hỗ trợ hộ sản xuất, đặc biệt là khâu nối với các ngành chuyên môn giúp cơ sở yên tâm sản xuất. Xã cũng đang hỗ trợ cơ sở xây dựng và mong muốn nấm Hà Tường trở thành sản phẩm OCOP, giúp cho thương hiệu lớn mạnh hơn”. Chủ tịch UBND xã cũng hy vọng từ mô hình này nhiều gia đình trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế khó khăn có thể học hỏi và mạnh dạn tham gia trồng nấm, giúp xóa đói giảm nghèo cho địa phương. “Sản xuất nấm không cần đầu tư ban đầu quá nhiều, không nhất thiết người phải có trình độ. Có thể tận dụng nhà bỏ hoang làm nhà xưởng… nên rất cần nhân rộng thêm nhiều mô hình tương tự. Xã sẽ hỗ trợ tối đa giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất, nâng cao đời sống”- Chủ tịch UBND xã chia sẻ.
Được biết, bên cạnh nấm bào ngư thì hiện nay cơ sở Hà Tường cũng đang thử nghiệm trồng nấm linh chi, đây là loại nấm cho thu nhập cao nhưng tương đối khó trồng, đòi hỏi kỹ thuật cao. Với sự giúp đỡ của các cấp các ngành, sự quyết tâm của gia đình, mong rằng cơ sở Hà Tường sẽ càng phát triển, không chỉ mở rộng quy mô nấm bào ngư mà còn tạo ra sản phẩm mới là nấm linh chi, phục vụ nhu cầu cao của người dân.
Tin liên quan
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
09:13 | 23/12/2024 OCOP
Tin mới hơn
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
09:13 | 23/12/2024 OCOP
Tin khác
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
10:21 | 18/12/2024 OCOP
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort
09:21 | 17/12/2024 OCOP
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 | 12/12/2024 OCOP
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP
09:21 | 09/12/2024 OCOP
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn
09:19 | 09/12/2024 OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 | 06/12/2024 OCOP
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 | 06/12/2024 OCOP
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 | 05/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 | 03/12/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức