Lụa Vạn Phúc: Tiềm năng sản phẩm OCOP
Làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) từ lâu đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước với nghề dệt lụa. Làng có gần 800 hộ làm nghề (chiếm gần 60% trên tổng số hộ của làng); mỗi năm sản xuất khoảng 2,5 - 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề. Sản phẩm lụa Vạn Phúc ngày càng trở nên đa dạng về chủng loại, mẫu mã, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Là làng nghề truyền thống nên những năm gần đây, Vạn Phúc thu hút nhiều du khách tới thăm quan để được tận mắt chiêm ngưỡng cách tạo ra những sản phẩm lụa độc đáo.
Những sản phẩm lụa tại làng Vạn Phúc - Hà Đông
Năm 2020, thương hiệu lụa Vạn Phúc càng được khẳng định hơn khi lần đầu tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố đã có 4 sản phẩm của Hợp tác xã Vụn ART đạt “4 sao”, theo Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 19/2/2020 của UBND TP. Hà Nội. Đó là các sản phẩm: Áo phông ghép lụa, túi vải thô ghép lụa, kít ghép tranh và tranh ghép vải. Đồng thời sản phẩm vải lụa tham gia chương trình OCOP, bước đầu công nhận sản phẩm OCOP 3 sao; là sản phẩm có tiềm năng.
Có tuổi đời gần 1.000 năm, lụa Vạn Phúc có đặc điểm mềm, mỏng, nhẹ, thoáng mát nhưng không rạn, nhăn; qua thời gian màu không phai, hoa văn vẫn sắc nét, sợi lụa không bị xê dịch. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc xưa kia chỉ dành để may y phục cho vua chúa và các gia đình quan lại quyền quý.
Theo bà Nguyễn Thị Tâm – chủ cơ sở HTX Triệu Văn Mão cho biết: Lụa Vạn Phúc có đủ loại: Gấm, vóc, vân, the, lĩnh, lượt, bằng, quế, đọi, sa, kỳ, cầu, đũi... nhưng nổi tiếng nhất là lụa vân. Lụa vân là thứ lụa đặc biệt, hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt, mang "ngôn ngữ riêng" của Vạn Phúc. Một thứ lụa đã đi vào ca dao: The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng/Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn. Theo bà Tâm, lụa vân là loại lụa quý, nó rất kén người dùng. Chỉ những người trung niên, dùng lụa này mới đẹp. Hơn nữa, lụa là thứ sang trọng, thanh nhã, không phải ai và lúc nào cũng dùng được. Năm 2003, Tổng cục Du lịch cho phép mang lụa vân sang Nhật Bản giới thiệu sản phẩm... Từ những lần triển lãm như vậy việc gắn kết với du lịch, khách hàng biết đến sản phẩm lụa vân của Vạn Phúc nhiều hơn.
Năm 2010, sản phẩm "lụa vân nghìn năm Thăng Long" của gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm được TP Hà Nội lựa chọn làm quà tặng cho các đoàn khách quốc tế đến tham dự Đại lễ. Năm 2011, sản phẩm lụa: "Vân lưỡng long" của gia đình bà được UBND TP Hà Nội chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Gắn bó với nghề từ bé, năm 20 tuổi về làm dâu cụ Triệu Văn Mão, bà được truyền nghề nối nghề và từ đó luôn trăn trở với sản phẩm dệt lụa. Yêu nghề tha thiết, bà không ngừng hoàn thiện, học hỏi và phục chế những sản phẩm từ xưa. Nhiều ngày đêm miệt mài bên khung cửi, say mê với những sợi tơ, cuối cùng thành quả cũng gieo hạt.
Sản phẩm lụa vân được nhiều khách hàng ưa chuộng
Hiện nay, sản phẩm lụa được nhiều khách hàng nước ngoài biết đến khi du lịch, thăm quan tại làng lụa Vạn Phúc. Lụa Vạn Phúc tham gia chương trình OCOP năm 2020, được đánh giá là sản phẩm OCOP 3 sao nhưng giàu tiềm năng. Mặc dù có những tiêu chí thủ tục chưa hoàn thiện, nhưng được Hội đồng ban giám khảo đánh giá cao về nguồn gốc sản phẩm và tính văn hóa từ lâu đời. Hi vọng sau khi được hoàn thiện về mặt thương hiệu Lụa Vạn Phúc là sản phẩm tiềm năng mang đậm bản sắc văn hóa giữa lòng thủ đô.
Gắn sản phẩm OCOP với phát triển du lịch
Theo ông Phạm Khắc Hà – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc: Liệu ở miền Bắc này có nơi nào đảm bảo được vùng nguyên liệu cho những người nghệ nhân như chúng tôi sản phẩm ra lụa được không? Chính vì thế việc nhập nguyên liệu tơ tằm, phối hợp với TP Lâm Đồng cung cấp sản phẩm tơ là điều cần thiết. Với sản phẩm có truyền thống gần 1.200 năm nên chúng tôi luôn đau đáu, phát triển bằng trí tuệ, đưa ra những mẫu mã sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trên cơ sở truyền thống. Từ những năm 1930 sản phẩm lụa đã tham gia đấu xảo trên thị trường quốc tế tại Paris được nước ngoài công nhận và tặng câu: “lụa đệ nhất vùng Đông Dương”.
Ông Phạm Khắc Hà – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc bên sản phẩm của cơ sở của mình
Theo ông Nguyễn Văn Dự - Chủ tịch Phường Vạn Phúc: Hiện nay sản phẩm lụa Vạn Phúc có những dòng sản phẩm cao cấp, bình dân nhưng cùng một mẫu hoa văn, nhưng chất liệu khác nhau có sản phẩm 100 % tơ tằm, có sản phẩm dùng sợi se ngang chập; dệt trơn thì giá thành khác nhau, nên việc bảo tồn thương hiệu sản phẩm gặp một số khó khăn. Thời gian tới, Phường duy trì trung tâm giới thiệu du khách đến với lụa Vạn Phúc và thiết lập logo, bao bì sản phẩm. Đồng thời phối hợp với Sở du lịch gắn biển cửa hàng đạt chuẩn. Bên cạnh đó tiếp tục tuyên truyền, mở rộng sản phẩm OCOP theo chỉ đạo của thành phố. Hiện nay, một số cơ sở sản xuất, cửa hàng đạt được tiêu chí OCOP, và định hướng thành lập thêm một số doanh nghiệp nhằm kéo việc sản xuất kinh doanh làng nghề phát triển. Bên cạnh đó, Phường ưu tiên một số vấn đề như: mặt bằng hay nguồn vốn hỗ trợ các cấp để doanh nghiệp tham gia. Xây dựng một số phương án phát triển như: “Phố nghề Chợ đêm” vào cuối tuần nhằm kích cầu du lịch.
Bài/ảnh: Thanh Hậu
(Bài viết thực hiện theo phối hợp từ VPDP NTM Thành phố Hà Nội)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
10:23 | 03/10/2024 OCOP
Tin khác
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba
13:28 | 02/10/2024 OCOP
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống
10:08 | 30/09/2024 OCOP
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:07 | 30/09/2024 OCOP
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
15:01 | 27/09/2024 OCOP
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa
09:36 | 27/09/2024 OCOP
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
11:14 | 24/09/2024 OCOP
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
10:57 | 24/09/2024 OCOP
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
08:56 | 24/09/2024 OCOP
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP
10:44 | 23/09/2024 OCOP
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
14:03 | 20/09/2024 OCOP
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
14:51 | 17/09/2024 OCOP
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
09:57 | 17/09/2024 Tin tức
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 | 16/09/2024 OCOP
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 Làng nghề, nghệ nhân
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 Kinh tế