Lào Cai phát triển sản phẩm OCOP vì sức khỏe cộng đồng
Dây chuyền sản xuất miến đao sâm. Ảnh: laocai.gov.vn
Hợp tác xã Minh Phúc, huyện Bát Xát là một trong doanh nghiệp đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tạo việc làm cho lao động nông thôn từ củ sâm. Ông Nguyễn Đức Quân, Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã Minh Phúc cho biết, nhận thấy những ưu điểm nổi trội của củ sâm đất đối với sức khỏe cộng đồng, hợp tác xã đã tìm cách kết hợp cây đao riềng và sâm đất đều có sẵn tại địa phương. Hai loại củ này vốn là những sản phẩm có chất lượng và được thị trường trong nước rất ưa chuộng.
Do đó, hợp tác xã đã nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm miến Đao sâm được chế biến từ tinh bột đao riềng đỏ kết hợp với nước củ sâm Hoàng Sin Cô nhằm tận dụng hoàn toàn các lợi ích cho sức khỏe người dùng từ cây sâm đất cùng với đao giềng. Để chinh phục thị trường, hợp tác xã sản xuất sản phẩm sạch từ khâu liên kết với người trồng đến sản xuất tinh bột, ngâm ủ bột, tráng miến, phơi miến và đóng gói sản phẩm. Tất cả đều đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020, sau khi nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hoàn thiện cơ sở sản xuất mới, hợp tác xã đã tiếp tục mở rộng hoạt động và nâng sản lượng miến cung cấp ra thị trường. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng trong năm 2020 hợp tác xã đã cung cấp cho thị trường được 30 tấn sản phẩm miến, tạo thu nhập ổn định cho người lao động địa phương.
Làm khô bánh bằng ánh nắng mặt trời giữ được hương vị tự nhiên của miến đao sâm. Ảnh: laocai.gov.vn
Hiện nay, sản phẩm miến Đao sâm được cung cấp tại các thị trường Lào Cai, Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc… và được một số đối tác phân phối trên thị trường thương mại điện tử và thị trường châu Âu. "Mục tiêu của chúng tôi là chinh phục thị trường trong nước trước khi hướng tới thị trường xuất khẩu", ông Nguyễn Đức Quân cho biết.
Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định, hợp tác xã Minh Phúc đã liên kết ký hợp đồng trồng và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ dân trồng đao giềng, củ Hoàng Sin Cô tại xã Cốc Mỳ, Trịnh Tường với quy mô 4,7 ha đao giềng, 3,4 ha củ Hoàng Sin Cô và khi đến thời vụ hợp tác xã còn thu mua của các hộ sản xuất khác trên địa bàn huyện với giá thu mua ổn định là 2.500 đồng/kg đao giềng và 5.000 đồng/kg củ Hoàng Sin Cô.
Ngoài ra, thời gian qua hợp tác xã Minh Phúc còn hỗ trợ người dân người dân tại xã Nậm Pung phát triển được 2ha cây sâm Bố Chính, theo hình thức liên kết trồng và thu mua sản phẩm. Đây là một loại sâm quý, chỉ xếp sau sâm ngọc linh và bổ không thua kém gì nhân sâm Hàn Quốc. Sản phẩm sâm Bố Chính của hợp tác xã Minh Phúc được sơ chế, đóng gói thành phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Ông Nguyễn Đức Quân cho biết thêm, chính việc liên kết sản xuất chặt chẽ giữa hợp tác xã với người dân ở các vùng nguyên liệu đã giúp cho hợp tác xã kiểm soát được chất lượng đầu vào, đầu ra, cung cấp cho thị trường sản phẩm tốt, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. Hiện nay, hợp tác xã sử dụng lao động tập ưu tiên là nguồn lao động tại địa phương. Số lao động thường xuyên sử dụng tại hợp tác xã là 4 người và lao động thời vụ là 15 người với mức lương bình quân 200.000đ/ngày công lao động.
Năm 2020, sản phẩm miến Đao sâm của hợp tác xã đã được xếp hạng OCOP 4 sao của Lào Cai. Mục tiêu của hợp tác xã là sẽ tiếp tục nâng cấp các hoạt động sản xuất nhằm chinh phục thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu trong 2 - 3 năm tới. Để tạo điều kiện cho hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh, hợp tác xã Minh Phúc hiện đang đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai tạo điều kiện được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi để có thể tiếp tục hỗ trợ người dân mở rộng diện tích trồng cây sâm Hoàng Sin Cô, sâm Bố Chính. Hướng đi này của hợp tác xã Minh Phúc được đánh giá là phù hợp để phát triển và từng bước xây dựng thương hiệu nông sản đặc hữu ở vùng cao Lào Cai, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hương Thu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân