Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Làng tương bần Yên Nhân: Đậm đà hương vị Việt

TBV - Dân gian có câu “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì; Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn”. Câu ca dao trên ca ngợi các món ẩm thực vô cùng đặc sắc trong đó có Tương bần – Hưng Yên.
Tương Bần được làm ở thôn Bần, xã Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 25 km. Đây là làng nghề làm tương nổi tiếng đã có từ lâu đời. Nếu du khách có dịp đi qua thị trấn bần sẽ dễ dàng bắt gắp cảnh tấp nấp tại những cửa hàng bán tương Bần truyền thống.

Để thưởng thức trọn vị đậm đà, thơm ngon của tương Bần, phải mua được tương do chính bàn tay những người dân thị trấn Bần sản xuất ra. Từ những khéo léo của bàn tay, họ đã giữ được nguyên vị ngon cổ truyền, hài lòng từ những thực khách khó tính nhất.


Tương được làm từ đỗ tương (hay còn gọi là đậu nành, đậu tương), gạo nếp, muối, nước. Công thức chung của tương ở các vùng miền trong cả nước cũng na ná nhau, nhưng không đâu tương ngon bằng ở đây, có lẽ do đất, do nguồn nước và do bí quyết của người làm tương.

Gạo nếp ngon, ngâm nước vài tiếng, nấu thành xôi, phơi trên nong 2 ngày 2 đêm để ngả mốc. Đỗ tương rang vàng, xay nhỏ, và ngâm trong chum sành với nước từ 7 tới 10 ngày để nước đỗ lên màu đỏ vàng. Khi xôi lên mốc vàng đẹp thì đem ra xoa cho tơi, dùng nước đỗ đã ngâm đạt màu vàng đỏ tưới lên mốc và trộn đều để ủ 1 ngày đêm nữa. Sau đó cho mốc vào chum ủ với muối tinh theo liều lượng mà họ đã ghi nhớ bao đời nay rồi đem phơi ngoài nắng. Mỗi gia đình lại có bí quyết, liều lượng riêng để tăng vị ngon của tương. Những chum ủ tương là chum sành, được "chăm sóc" cẩn thận. Những người say nghề dồn hết tâm huyết và thời gian vào các mẻ tương, để lưu giữ vị ngon của ông cha để lại.


Những chum tương nằm phơi nắng cho ngấu (ảnh: Nguyễn Hoàng Minh Long)


Hàng ngày người làm tương phải khuấy tương rồi phơi nắng, tránh mưa, tránh sương, thường thì sau 2 tới 6 tháng, tùy vào độ nắng mới được mẻ tương. Những nhà làm tương phơi hàng trăm, hàng nghì chum tương trong sân, tỉ mỉ chăm sóc từng chum, mong chờ ngày nắng để có “mùa thu hoạch” thành công.

Tương đã ngấu là khi có vị ngọt đậm, sánh, hạt gạo mềm, màu tương vàng sậm, người làm tương sẽ đóng chai và đem bán.

Tương có thể dùng với các món ăn như: rau mống luộc chấm tương, cà dầm tương,cá kho, dê nướng, dê tái chín…Những ai đã từng thưởng thức thứ gia vị này thì khó mà quên được sự lôi cuốn, hấp dẫn mà nó mang lại, đúng như câu ca dao:“Anh đi anh nhớ quê nhà; Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”.

“Cũng không biết nghề này có từ bao giờ, chỉ biết là lâu lắm rồi, truyền từ đời này qua đời khác. Trước kia, mọi người làm tương để ăn và biếu nhau là chính. Những năm 1996-1997 là “thời vàng” của tương. Lúc đó, tương không đủ để bán. Nhiều chum mới đem ủ, phơi mấy ngày chưa kịp gặp nắng, chưa ngon lắm mà khách đã đến lấy rồi”, anh Đạt kể.


Nhưng ở làng bần Yên Nhân giờ đây, người làm tương chủ yếu để giữ nghề cha ông, chứ thu nhập chả được mấy. Tuy nhiên, cũng có người từ tương mà phất lên. Anh Đạt cho biết sau khi trừ đi chi phí, một năm gia đình anh thu nhập được khoảng 100 triệu đồng – thuộc loại khá cao ở khu vực này.

Vị của tương chắc hẳn đã rất nhiều người biết đến, nhưng để có được cái vị đậm đà ấy, người làm tương đã phải “nếm” nhiều vị mặn chát, phần lớn do hiểu lầm về độ vệ sinh an toàn của tương.

Sản xuất tương có những đặc thù rất riêng, ví như gạo nếp sau khi đồ xong phải để ngoài trời cho lên mốc. Chả trách tương bị “mang tiếng” là “cơm thiu gạo thối”, là “thức ăn bẩn”. Ngày nay, chất lượng tương đã được khẳng định, ngay cả thị trường khó tính nhất như Mỹ cũng đã nhập và công nhận sản phẩm này.

Mộc Lan (TH)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

LNV - Yên Bái đang tập trung phát triển các làng nghề nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn một cách bền vững. Địa phương ưu tiên các ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông - lâm - thủy sản, kinh doanh sinh vật cảnh, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ nông thôn. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết không khuyến khích phát triển những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

LNV - Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

LNV - Sinh ra và lớn lên tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, (tỉnh Lào Cai), thấu hiểu giá trị của văn hóa dân tộc, nghệ nhân Đặng Hồng Khánh đã dành nhiều tâm huyết sưu tầm, lưu giữ và giảng dạy chữ Nôm Dao - loại chữ cổ đang dần mai một theo thời gian.

Tin khác

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

LNV - Nằm giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen nổi danh với cái nôi của nghề rèn truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm. Đây là nơi mà người dân Nùng An đã giữ gìn và phát triển nghề rèn qua bao thế hệ, tạo nên những sản phẩm sắc bén, bền bỉ và chất lượng cao, được tin dùng trên khắp cả nước.
Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng

LNV - Tại Lễ hội đền Hùng năm nay, phường Xoan Phù Đức bắt đầu phục vụ đông đảo du khách thập phương về trẩy hội từ ngày mùng 6 âm lịch tại miếu Lãi Lèn - nơi phát tích của hát Xoan từ thời Hùng Vương.
TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025

TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025

LNV - Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 đánh dấu lần thứ 03 sự kiện được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Nối tiếp thành công từ các năm trước, lễ hội năm 2025 đã thu hút quy tụ hơn 100 gian hàng tham gia, cùng đông đảo người dân và du khách đến trải nghiệm đa dạng các món ăn kết hợp với bánh mì.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

LNV - Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động