Làng thêu ren Văn Lâm - Nét văn hoá cố đô
Nằm ngay cạnh khu vực quần thể danh thắng, di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới như Quần thể danh thắng Tràng An, làng Văn Lâm là một trong những nơi hiếm hoi còn gìn giữ được cái hồn của nghề thêu ren truyền thống và vang danh khắp cả nước.
Nhiều sản phẩm của làng nghề thêu ren Văn Lâm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã được đánh giá sản phẩm OCOP 4 sao |
Cái nôi nghề thêu với lịch sử hơn 700 năm
Vốn trước kia, làng Văn Lâm là nơi chuyên thêu các loại trang phục, chẳng hạn như quần, áo, mũ của đội tế, tàn, lọng, y môn, để phục vụ nghi thức, nghi lễ đời sống văn hóa tâm linh của các triều đại phong kiến nước ta. Đến năm 1910, dưới thời Pháp thuộc, cụ Đinh Ngọc Hênh và Đinh Ngọc Xoan, vốn là người làng Văn Lâm, đã cất công lặn lội lên tận Hà Nội để học nghề thêu ren của người Pháp. Sau đó, quay trở về dạy lại cho người dân. Từ dạo ấy, làng nghề nhỏ này đã thật sự bước qua một giai đoạn mới.
Nghề thêu ren đã liên tục được người dân phát triển với sự đa dạng về sản phẩm, mẫu mã cùng các phương thức sản xuất mới, để đáp ứng được nhu cầu của thời cuộc. Từ đó, Làng Nghề Thêu Ren Văn Lâm như được khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới và tồn tại mãi cho đến tận ngày nay với một loạt những sản phẩm mới mẻ, mang hơi thở hiện đại hơn: Khăn trải bàn, khăn ăn, rèm, vỏ chăn ga, gối, quần áo thời trang, tùng, cúc, trúc, mai, tranh sơn thủy hữu tình, tranh mừng thọ, tranh con vật, ...
Kỹ thuật thêu tinh xảo tạo tiếng vang cho làng nghề
Nếu như thêu màu cầu kỳ từng đường chỉ và cách châm màu, phối màu, thì thêu rua ren lại phức tạp với hàng trăm kiểu thêu dù chỉ thêu chỉ trắng là chủ yếu. Để những đường nét thêu ren uyển chuyển, sống động, mịn màng, đạt mức tinh xảo như những nét vẽ, người nghệ nhân phải thành thạo nhiều kỹ thuật.
“Những chi tiết cổ hay kỹ thuật mà các cụ để lại như thêu đâm xôi, thâu nối đầu, thêu bó hạt…là cách thêu hầu như chỉ có ở Văn Lâm. Thêu màu thì phải xô chỉ làm sao cho mịn, phối màu hài hòa nhưng vẫn phải mịn mặt chỉ. Còn thêu cài răng lược thì phải đi đường kim sao cho đúng cách.”Bà Đinh Thị Loan, một trong số ít thợ giỏi vẫn giữ được các kỹ thuật, bí quyết thêu từ thời cha ông để lại, cho biết
Nếu như bà Loan nổi tiếng về kỹ thuật thêu màu thì nghệ nhân Hồng Yến lại nổi danh về kỹ thuật thêu ren với hàng trăm mẫu ren dua. Bà cũng là người đi tiên phong trong việc kết hợp thêu ren với thêu màu để đưa vào các sản phẩm thời trang như: các loại váy, áo, túi xách, giày dép… Nhờ đó, sản phẩm thêu của làng nghề phát triển rất phong phú, những tấm ga trải giường, mặt gối, bộ khăn ăn, rèm cửa, áo ki-mô-nô, áo hanbok, khăn tay, tranh, ảnh… với những chi tiết thêu mượt mà, óng ánh như điểm bạc, nổi bật với những phần thêu dua mềm mại duyên dáng.
Với sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng và uy tín, hàng thêu Văn Lâm ngày một nâng lên, tạo được lòng tin với khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Italia, Anh, Mỹ.. Các sản phẩm thêu ren của Văn Lâm còn có mặt ở các Hội chợ, các điểm du lịch trong khắp cả nước, luôn được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Ngày nay, nhiều gia đình thêu ở Văn Lâm đã sáng tạo ra những loại hình sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các loại tranh thêu: tùng, cúc, trúc, mai, tranh sơn thủy hữu tình, tranh mừng thọ hay các loại tranh con vật.
Nỗ lực bảo tồn di sản và làng nghề
Hiện nay thôn Văn Lâm có khoảng gần 3.000 lao động làm nghề thêu và du lịch tại địa phương. Thôn có 16 nghệ nhân tiêu biểu đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phong tặng nghệ nhân cấp tỉnh. Trên địa bàn thôn có sáu doanh nghiệp và nhiều cơ sở sản xuất hàng thêu ren truyền thống, giải quyết việc làm cho nhiều lao động của xã và các địa phương lân cận.
Các doanh nghiệp không chỉ mở xưởng sản xuất tại địa phương mà còn thông qua các hình thức hợp tác như gia công, tổ chức nhiều điểm sản xuất ở các địa phương trong và ngoài huyện. Hướng đi này không chỉ nhằm bảo đảm tiến độ, thời gian, số lượng hàng cho khách mà còn giải quyết việc làm cho nhân dân các địa phương trong thời điểm nông nhàn.
Theo ông Lê Văn Thiêm - trưởng thôn Văn Lâm, thanh niên hiện nay rất năng động, dám nghĩ dám làm và đã có khá nhiều người thành đạt từ nghề thêu, mở rộng nghề đến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như huyện Yên Mô, Yên Khánh, Gia Viễn. Chính họ đã đưa sản phẩm đến với nhiều bạn hàng nước ngoài. Song số người có tay nghề làm ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo đang ngày càng mai một. Ông Thiêm mong muốn các cấp chính quyền tạo điều kiện khuyến khích lớp trẻ học nghề thêu để vừa tạo việc làm vừa giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống của quê hương.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ninh Hải Bùi Xuân Thủy cho biết là làng nghề nằm trong vùng Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, ngay tại Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, Văn Lâm có nhiều điều kiện thuận lợi để đưa nét văn hóa làng nghề cũng như những sản phẩm truyền thống đến gần hơn với du khách và bạn bè quốc tế. Do vậy, để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, Ninh Hải đã có nghị quyết chuyên đề đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Hàng năm xã đã phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề để dạy nghề cho người dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác truyền nghề, đào tạo nghề cho lớp trẻ để tiếp tục gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của địa phương. Xã đã tiến hành quy hoạch chi tiết khu làng nghề thêu ren truyền thống, xây dựng khu trưng bày sản phẩm, tạo điều kiện để phát triển du lịch làng nghề nhằm quảng bá sản phẩm của làng nghề. Với những doanh nghiệp muốn mở rộng nhà xưởng xã sẽ tạo mọi điều kiện, nhất là về mặt bằng để đầu tư phát triển. Đặc biệt, xã đang trình cấp trên cho xây dựng khu chợ tiêu thụ sản phẩm làng nghề với 200 gian hàng ngay tại địa phương nhằm hấp dẫn du khách, phục vụ cho du lịch có hiệu quả hơn.
Tin liên quan
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Ăn gì để thanh lọc cơ thể trong dịp tết?
08:34 Tin tức
Thư chúc mừng năm mới!
08:30 Tin tức
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 Làng nghề, nghệ nhân
Đảng mãi mãi là mùa Xuân
08:29 Văn hóa - Xã hội
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội): Hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”
08:27 Nông thôn mới