Phú Thọ: Giữ gìn và phát triển làng nghề tương truyền thống Dục Mỹ
Qua nhiều thế hệ, người làm tương ở đây vẫn giữ được những gì tinh túy nhất cha ông để lại. Tương được ủ chín đủ ngày có màu vàng hơi đỏ, vị thanh, không gắt, ngọt đậm mà không mặn.
Theo lời các cụ cao tuổi trong làng, cái tên Dục Mỹ gắn với truyền thuyết về một người con gái đẹp người, đẹp nết, đức hạnh và có tiếng nơi vùng đất Kinh đô Văn Lang xưa. Không biết chính xác nghề làm tương có từ bao giờ, chỉ biết khi người con gái Dục Mỹ đi lấy chồng nơi khác vẫn giữ được bí quyết làm tương và truyền dạy cho thế hệ sau.
Tương làng nghề Dục Mỹ là món ăn truyền thống của người dân Phú Thọ
Năm 2006, làng Dục Mỹ được UBND tỉnh Phú Thọ chính thức công nhận là làng nghề sản xuất tương truyền thống
Công nghệ làm tương ở Dục Mỹ cũng giống như công nghệ làm tương truyền thống của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Vẫn là gạo nếp ngon, loại nếp cái hoa vàng, đỗ tương đều hạt, muối tinh chọn lọc. Gạo nếp nấu thành cơm sao cho chín đều mà không khô, rải ra nong ướp với muối tinh rồi phơi khô.
Đỗ tương đãi sạch, rang khô đảm bảo lửa đượm, hạt đỗ chín đều lên màu vàng bốc mùi thơm, sảy bỏ vỏ rồi cho vào nồi đun sủi, để nguội, đổ vào vại sành, thỉnh thoảng hớt bọt để nước có màu vàng trong. Ủ mốc người ta dùng lá khoai hoặc lá sen. Khi mốc lên hoa hoè, cầm nắm mốc xốp nhẹ là được.
Vại tương là một loại vại sủi (vại sành già), mỏng, không có lớp tráng men để nước đỗ trong, sủi đều. Nước ngâm đỗ phải là nước giếng khơi, không được dùng nước máy.
Ngả tương là một ngày trọng đại, phải chọn vào lúc trời nắng to, nắng dài ngày bởi nếu trời lạnh, mưa dầm thì coi như mẻ tương ấy hỏng. Đậy nắp vại tương ủ khoảng 7 ngày, sáng dậy lấy muỗng khuấy đều rồi đậy lên trên một lớp vải tuyn mỏng tránh ruồi, một nắp sành tránh nắng chứ không tránh nóng.
Cũng theo chia sẻ của một số gia đình làm tương lâu năm cho biết: "Bí quyết để có tương ngon là phải làm theo mùa gió, bởi thế, người Dục Mỹ chọn tháng 6, tháng 8 dương lịch để phơi mốc trong năm. Luồng gió ấy giúp hạt xôi lên mốc đẹp mà không độc, mốc thơm và ăn được luôn".
Sản phẩm tương Dục Mỹ bắt đầu xuất hiện trong các hội chợ của tỉnh Phú Thọ và tiến vào thị trường các tỉnh lân cận
Khi ăn, tương rất nhuyễn và sánh, có màu vàng óng, mùi thơm đặc trưng, ăn có vị đậm ngọt và bùi của đỗ tương, mang đậm hương vị quê nhà, khơi gợi thú ẩm thực của những người sành ăn.
Trong mâm cơm mọi thứ rau, dưa, thịt cá chấm vào đó mới nổi hương vị. Nó đằm thắm mà khiêm tốn, không hào hoa, sắc sảo như các thứ nước mắm miền biển nhưng lại có đủ sức hấp dẫn, gọi mời, hướng tâm thức của mỗi người con tìm về nguồn cội của mình.
Năm 2006, làng Dục Mỹ được UBND tỉnh Phú Thọ chính thức công nhận là làng nghề sản xuất tương truyền thống. Điều đó càng làm cho người sản xuất tương có động lực hơn. Sản phẩm tương Dục Mỹ bắt đầu xuất hiện trong các hội chợ của tỉnh Phú Thọ và tiến vào thị trường các tỉnh lân cận, chiếm được ưu thế hơn so với các loại tương khác, bởi chỉ cần bỏ ra 20.000 đồng, người mua đã có một lít tương ngon như ý.
Cũng theo ông Phạm Văn Thành, Trưởng làng nghề tương truyền thống Dục Mỹ cho biết: “Trong số gần 400 hộ dân nơi đây thì có tới 2/3 số hộ sản xuất và kinh doanh tương. Việc kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được chúng tôi tiến hành thường xuyên. Hộ nào vi phạm thì bị cảnh cáo và nếu có tái phạm sẽ bị buộc thôi bán”.
Những ngày này du khách về thăm làng Dục Mỹ, không khó để bắt gặp nhà nhà rục rịch chuẩn bị làm vài ba hũ tương để dùng quanh năm…Trải qua biết bao biến cố và thăng trầm nhưng người dân làng nghề tương Dục Mỹ vẫn luôn giữ, truyền lửa và bảo vệ nét đẹp của làng nghề truyền thống.
Bài, ảnh: Huyền Chi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới