Nghệ nhân xây dựng thương hiệu Gốm làng Ngòi
Lưu Xuân Khuyến sinh năm 1977là con trưởng trong một gia đình thuần nông, cha là thương binh nặng nên từ nhỏ đã phải lăn lộn với cuộc sống đầy khó khăn, khổ cực. Vốn thông minh cộng với năng khiếu bẩm sinh về nghệ thuật, tốt nghiệp THPT, anh thi đỗ ngành gốm trang trí của trường Đại Học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Sự phát triển của Gốm làng Ngòi gắn liền với tên tuổi nghệ nhân Lưu Xuân Khuyến
Anh kể, ngày bước chân vào trường Đại học, anh khổ sở thất vọng khi “bị” xếp vào khoa Gốm. Tuy nhiên khi đã theo học thì anh mê gốm hơn bất cứ thứ gì trên đời. Năm cuối đại học, Lưu Xuân Khuyến là sinh viên duy nhất từ chối thầy hướng dẫn tốt nghiệp vì tự tin mình có thể làm tốt bài thi. Điểm 9,5 là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của anh. Nhận bằng tốt nghiệp hôm trước, hôm sau anh khoác ba lô về Bát Tràng, xin một chân học việc, rồi lại từ Bát Tràng anh tiếp tục hành trình học nghề ở các làng nghề nổi tiếng như Mạo Khê, Đông Triều, Giếng Đáy (Quảng Ninh), Cường Phát (Bình Dương). “Gốm như cái nghiệp gắn vào tôi vậy, dù cố tránh mà không được”, anh tâm sự.
Gốm làng Ngòi mang nét hồn hậu, mộc mạc riêng
Năm 2003, sau một thời gian dài học kinh nghiệm từ những làng gốm nổi tiếng trên cả nước, Lưu Xuân Khuyến quyết định về quê lập nghiệp. Làng Ngòi nằm cách làng Phù Lãng bởi con sông Như Nguyệt. Người Phù Lãng vẫn phải sang làng Ngòi lấy đất về làm gốm nhưng người làng Ngòi lúc nông nhàn vẫn sang Phù Lãng để làm thuê. Khuyến suy luận, nếu mở được lò gốm ở làng Ngòi thì “tiện cả đôi đường”. Nhất là, làng Ngòi có đến cả ngàn người mang họ Lưu, họ của ông tổ làng nghề Phù Lãng. Và thế là, bỏ qua những lời can ngăn, anh quyết tâm thực hiện ước mơ xây dựng một thương hiệu gốm cho riêng quê mình. Tình yêu với gốm lớn dần trong anh như mối duyên nợ truyền kiếp.
Đam mê cháy bỏng với nghề gốm nhưng để đi đến thành công như ngày hôm nay anh cũng phải trả giá rất đắt. Liên tiếp 15 mẻ gốm đầu bị thất bại do xây lò theo kiểu của Bát Tràng, không phù hợp với địa thế địa phương, đã đẩy gia đình Khuyến lâm vào tình trạng nợ nần chất chồng. Thậm chí, sau một vụ sập lò, vợ chồng anh phải đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức hàng tháng trời.
Nghệ nhân Lưu Xuân Khuyến bên một tác phẩm quê hương của mình
Qua chuỗi dài những thất bại, kể cả những người lạc quan nhất cũng không dám nghĩ Khuyến đủ can đảm để đốt lò thêm một lần nữa. Tuy nhiên, chính những thất bại ngày đầu lập nghiệp lại là động lực giúp anh thêm phần quyết tâm và anh đã cho ra đời mẻ gốm mang thương hiệu Gốm làng Ngòi đầu tiên vào chính lúc mà mọi người không ai ngờ đến ấy.
Với phong cách sáng tạo, đề tài phong phú, trang trí họa tiết cầu kỳ, bay bổng và mang đậm màu sắc nghệ thuật dân gian, đó là điểm nhấn quan trọng tạo nên sự khác biệt của gốm làng Ngòi - dòng gốm có lịch sử chưa đầy 20 năm nhưng đã sánh cùng những cái tên như Bát Tràng, Phù Lãng đã mấy trăm năm.
Hiện thương hiệu Gốm làng Ngòi đã được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Đặc biệt, gốm làng Ngòi đã được chọn trưng bày và giới thiệu tại Triển lãm hình ảnh APEC và di sản văn hóa Việt Nam năm 2006. gốm làng Ngòi vinh dự được mời tham gia hàng trăm cuộc hội chợ, triển lãm trong nước. Đến nay, sản phẩm gốm Làng Ngòi đã xuất hiện tại nhiều công trình ở khắp mọi miền đất nước cùng nhiều mẻ hàng xuất sang Nhật, Dubai, Ai Cập, châu Âu…
Để tạo sự khác biệt cho sản phẩm gốm làng Ngòi với sản phẩm gốm của những nơi khác, anh Khuyến sáng tạo nên nhiều mẫu mang đậm chất Việt Nam, mang hơi thở dân gian đương đại. Gốm của Khuyến là gốm sành nâu, chân thực như cuộc đời, thường dùng để trang trí phòng khánh tiết, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, những bức tường vào khu du lịch... Người mua rất thích thú với các sản phẩm sáng tác theo các tích truyện dân gian như Chí Phèo, Thị Nở, chú Tễu, cô gái quan họ, cô gái dân tộc vùng cao... và cũng không kém phần say mê những sản phẩm gốm trang trí có họa tiết hoa văn tứ bình, tứ quý, xuân, hạ, thu, đông của anh.
Gốm làng Ngòi đã trở thành tên gọi riêng mà anh đặt cho các sản phẩm gốm của mình. Mỗi sản phẩm đều là sự kết tinh của niềm đam mê nghệ thuật, sự cần mẫn cùng tình yêu quê hương, đất nước, yêu nền văn hoá dân gian và của đôi bàn tay tài hoa sáng tạo của người nghệ nhân. Có lẽ vậy mà gốm làng Ngòi đã trở thành sản phẩm bán chạy có tiếng trên thị trường.
“Đất làng mình, truyền thống làng mình, tay nghề của mình, sáng tạo của mình, công nhân cũng là người làng, vậy tại sao lại không cố gắng thành danh, phải cho cả nước biết đến thương hiệu Gốm làng Ngòi chứ! Tôi hạnh phúc vì chính mình đã khai sinh ra gốm Làng Ngòi. Mong ước của tôi là đào tạo và truyền nghề cho người dân trong làng, cùng nhau xây dựng và phát triển làng quê thêm giàu đẹp”, anh Khuyến chia sẻ..
Lưu Xuân Khuyến vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam
Chính niềm đam mê gốm cộng thêm tinh hoa từ đôi bàn tay người nghệ sĩ, Lưu Xuân Khuyến đã tạo nên thương hiệu gốm làng Ngòi với những nét riêng không thể lẫn với bất cứ một dòng gốm nào khác. Xưởng gốm của anh Khuyến đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 20 lao động địa phương
Trải qua thăng trầm của cuộc sống, gốm làng Ngòi ngày một phát triển và lan tỏa khắp nơi nhờ sức sống và sáng tạo của người thợ yêu nghề, ước mong phát triển làng nghề vững mạnh.
Ghi nhận tài năng của anh, Nhà nước đã tặng bằng chứng nhận “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam” trẻ nhất, Bằng chứng nhận “Giải thưởng Lương Định Của” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng và hàng chục bằng khen của các ngành, các cấp. Thành tích của anh đã góp phần khẳng định thương hiệu “gốm làng Ngòi” trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bài, ảnh: Bình Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới