Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh
Trong làng Vác, nghệ nhân Nguyễn Thanh Sứ (sinh năm 1959) được biết đến là con trai của một gia đình có truyền thống làm lồng chim và là cha đẻ của khá nhiều chiếc lồng “độc”. Ông cho biết, những tác phẩm được bán ở mức giá 10, 20 triệu đồng là khá phổ biến. Còn chiếc lồng cầu kỳ, tinh xảo nhất từ trước đến nay là do một vị đại gia đặt hàng, có giá lên đến 60 triệu đồng. Đây là những chiếc lồng dành cho những loài chim có giá đắt hay còn gọi là loài “chim quý tộc”.
![]() |
Làng lồng chim Canh Hoạch (còn gọi là làng Vác) nằm ở phố Vác, huyện Thanh Oai (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Tây Nam. trung tâm Hà Nội 30km về phía Tây Nam. |
Đặc điểm của lồng chim làng Vác chính là để càng lâu càng bền, càng bóng (trừ để ngoài mưa). Mỗi loại chim cần một kiểu lồng nhất định, chim to lồng to, chim nhỏ lồng nhỏ hoặc cũng có loài chim nhỏ nhưng thích ở lồng to và phải làm sao tạo được sự hứng thú cho vật nuôi thì con vật mới hay hót và làm dáng. Trải qua thăng trầm, nhưng dù khó khăn đến đâu, người làng Canh Hoạch vẫn quyết tâm giữ nghề.
Nguyên liệu làm lồng chim trước đây có thể tự túc quanh vùng, còn giờ tre, trúc thường được nhập ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang… Để làm ra một chiếc lồng chim đẹp, bền, sang đòi hỏi những người thợ có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ thao tác qua hàng loạt công đoạn như ngâm tre, luộc tre, hun tre, quang dầu, vót nan, khoan lỗ, làm vanh (vành), làm cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng. Khó hơn cả là công đoạn chạm đường viền cho các vanh lồng. Chỉ bằng một lưỡi dao rất nhỏ cùng với đôi tay tài hoa, người thợ Canh Hoạch đã chạm khắc nên những chiếc vanh lồng tuyệt đẹp.
![]() |
Lồng chim Canh Hoạch chủ yếu dựa vào sự sáng tạo mẫu mã, chi tiết tỉ mỉ và chất lượng. Sản phẩm lồng chim được chăm chút từ lồng đến đế, phần đế lồng thường làm bằng gỗ thị hoặc gỗ mít để chống mối mọt. Mỗi lồng chim là một tác phẩm nghệ thuật từ những đôi tay khéo léo với những câu chuyện khác nhau, thấm đẫm những giọt mồ hôi vất vả của người thợ. Lồng chim với đủ kiểu dáng to nhỏ, đủ các kích cỡ dài ngắn, cao thấp, đủ hình vuông tròn. Lồng chim đẹp còn thể hiện ở cách đặt nan sao cho đều nhau. Những chiếc lồng chim đa dạng, các loại mẫu mã hình dáng đẹp, thích ứng với các loại chim khác nhau. Lồng chim Canh Hoạch có đặc trưng riêng, bền đẹp, ít nơi nào sánh được.
![]() |
Giá bán lồng chim cũng không cố định, cái đơn giản thì mấy trăm nghìn, cái cầu kỳ theo đơn khách hàng đặt thì có thể lên đến vài chục triệu đồng, làm trong cả tháng trời. Nhiều người nuôi chim còn tìm về tận làng đặt lồng chim theo kiểu dáng, kích cỡ mình thích, với giá hàng chục triệu đồng.
![]() |
Lồng chim Canh Hoạch giờ đã làng một thương hiệu với giới chơi chim. Cho dù hiện nay không ít người chơi chim đã sắm lồng tận Thượng Hải hay Bắc Kinh (Trung Quốc) nhưng cũng khó so với độ bền đẹp và sang trọng của lồng chim làng Canh Hoạch. Nhiều lồng chim Trung Quốc được dùng cả ngà voi để điêu khắc hay trang trí vành lồng và tay treo. Nom chỉ thấy cầu kỳ chứ không ăn thua với những nét điêu khắc dân gian của nghệ nhân làng Canh Hoạch. Tuy chỉ làm bằng tre ngâm hoặc mây nõn nhưng các nghệ nhân đã tạo dáng khá bắt mắt với cấu trúc giản đơn nhưng lại gọi được tiếng chim hót mỗi sớm mai. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ cái hồn cốt và tình người được ủ trong mỗi chiếc lồng chim mới quyết định đến sự yên bình cho mỗi loại chim. Chúng hót vì vui chơi trong “căn nhà” ấm cúng của mình.
![]() |
Hiện cả làng có hơn 1.000 hộ làm lồng chim, thu hút mọi lứa tuổi tham gia. Các hộ làm lồng chim ở Canh Hoạch thường chủ động hoàn toàn từ khâu chọn tre, trúc cho đến khi hoàn thành sản phẩm bán cho khách hàng.
Lồng chim làng Canh Hoạch không chỉ cung cấp cho Hà Nội, mà còn cung cấp cho các tỉnh, thành trong cả nước như Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh… và cũng xuất đi nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Australia…
Nghề làm lồng chim truyền thống đã mang lại cho các hộ gia đình trong làng nguồn thu nhập cao ổn định, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức