Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc - Phát triển kinh doanh trực tuyến
Hiện làng lụa Vạn Phúc có khoảng 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Để phục vụ khách du lịch, các gian hàng trong khu phố Lụa được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Các gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm mới, các mẫu thiết kế thời trang, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ lụa đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Không chỉ tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh mà làng lụa Vạn Phúc còn gắn kết với du lịch, dịch vụ. Ngày nay, ngoài việc kinh doanh các sản phẩm làm từ lụa, các cơ sở sản xuất còn kết hợp mô hình cho du khách tới tham quan, trải nghiệm quy trình làm ra sản phẩm, giúp khách hàng thấy được giá trị chất lượng của sản phẩm lụa nơi đây để yên tâm lựa chọn mua sắm.
Những năm gần đây do tình hình dịch Covid-19 khiến các làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nói riêng phải gánh chịu những tác động tiêu cực. Vượt lên khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất đã chủ động tiếp cận khách hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội… Tuy nhiên, để làng nghề tận dụng tối đa lợi ích của kinh doanh điện
Với khoảng 300 hộ gia đình tham gia sản xuất và kinh doanh phục vụ tiêu dùng nội địa,Vạn Phúc (Hà Nội) là một trong những làng nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng nhất của cả nước chịu tác động nặng nề nhất của dịch Covid-19. Sản phẩm làm ra không có đầu ra, hoạt động của các làng nghề bị co hẹp nghiêm trọng, sản xuất của các hộ tại địa bàn đã sụt giảm khoảng 80%.
Giảm mạnh quy mô cũng là tình trạng chung ở rất nhiều làng nghề trong cả nước trong số đó có làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Đối với đơn hàng xuất khẩu, các đối tác nước ngoài đã ngừng nhập, hàng sản xuất ra phải lưu kho chờ dịch qua mới có thể tính đến phương án tiếp theo.
Vì dịch bệnh, các làng nghề không chỉ phải dừng sản xuất, không tạo ra doanh thu mà còn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm nghìn lao động nông thôn. Trước thực trạng đó, các các cơ sở sản xuất trong làng nghề buộc phải tìm hướng đi phù hợp để bù đắp những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động chuyển hướng kinh doanh điện tử. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề Vạn Phúc đã tổ chức mô hình bán hàng trực tuyến theo nhóm. Đơn cử như cách làm của Cơ sở sản xuất kinh doanh lụa Lan Sơn, Phương silk, Phúc Hưng, Phong Thư silk,…các đơn vị này đã thành lập các nhóm bán hàng trên mạng xã hội như Zalo, Facebook… liên kết hơn 100 hộ gia đình. Thành viên của nhóm bao gồm các hộ gia đình chuyên cung cấp nguyên liệu, sản xuất và kinh doanh thương mại.
Từ nhóm này, các thành viên chủ động tìm được nguồn nguyên liệu sản xuất, giới thiệu các mặt hàng do chính các cơ sở sản xuất. Với những dữ liệu trong nhóm, các cơ sở chuyên làm thương mại sẽ tập trung quảng cáo, kết nối với người mua có nhu cầu. Các hộ kinh doanh còn tận dụng các nền tảng công nghệ để tư vấn, bán hàng trực tuyến.
Với mô hình kinh doanh điện tử, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã dần chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, vừa nhanh chóng vừa giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp.
Bên cạnh đó, làng nghề Vạn Phúc cũng tích cực đưa những sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Tất cả sản phẩm được dán tem nhãn thương hiệu "Lụa Vạn Phúc", được bảo hộ độc quyền tới người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế.
Không chỉ tăng cường tại địa phương, mô hình liên kết giữa làng nghề và các sàn thương mại điện tử đã mở rộng trên phạm vi cả nước. Mới đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã phối hợp cùng Lazada Việt Nam chính thức triển khai dự án “Làng nghề đặc sản online”. Nhờ đó, các sản phẩm lụa Vạn Phúc có thể mở rộng thị trường, tiếp cận người tiêu dùng cả nước.
Đó là xu hướng chung của nhiều ngành kinh doanh. Theo thống kê từ Google, lượt tìm kiếm mua hàng trên mạng tại Việt Nam đã tăng đến 40% trong tháng trước. Như vậy, có thể nói với kinh doanh điện tử, các hộ làm nghề truyền thống đã giải quyết được vấn đề đau đầu nhất hiện nay là đứt gãy trong chuỗi cung ứng sản phẩm do dịch Covid-19.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh điện tử của các cơ sở trong làng nghề hiện nay, theo các chuyên gia đánh giá, mới chỉ được xem là giải pháp tình thế. Về lâu dài, để chuyển đổi phương thức bán hàng thì đòi hỏi các cơ sở cần phải có những thay đổi căn bản về dòng sản phẩm, trình độ quản trị doanh nghiệp và tay nghề của người lao động, phát triển cơ sở hạ tầng tốt nhằm thực hiện các giao dịch trực tuyến. Bên cạnh đó, việc vẫn còn nhiều cơ sở chưa nhận thức đủ lợi ích mà kinh doanh điện tử mang lại là một cản trở lớn.
Vì vậy, để kinh doanh điện tử giúp làng nghề dệt lụa Vạn Phúc chuyển mình thành công, các các cơ sở cần biến các hình thức kinh doanh điện tử trở thành kênh quảng bá hiệu quả. Từ đó, giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, tạo động lực cho người làm nghề không ngừng sáng tạo để khẳng định giá trị sản phẩm.
Nghệ nhân Phạm Khắc Hà
Chủ tịch Hiệp hội dệt lụa Vạn Phúc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 Khuyến công
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024
15:37 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân