Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Lai Châu: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP

LNV - Nhằm tạo ra sản phẩm có thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm, nhất là phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của vùng đất dược liệu nơi cao nguyên đá Sìn Hồ, thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Nông sản Sìn Hồ (khu 3, thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ) chủ động nghiên cứu và đúc kết từ kinh nghiệm, thực tế sử dụng của bản thân tạo ra 2 sản phẩm dạng cao: đỗ trọng Sìn Hồ, nấm linh chi Sìn Hồ. Sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng đang được HTX xây dựng để sản phẩm được chứng nhận OCOP trong năm nay.
Theo lời giới thiệu của cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Sìn Hồ, một số cá nhân trên địa bàn đã sử dụng 2 sản phẩm cao: Đỗ trọng Sìn Hồ và nấm linh chi Sìn Hồ, chúng tôi tới tư gia bà Huỳnh Thị Hải - thành viên HTX Nông sản Sìn Hồ, người trực tiếp nghiên cứu, sản xuất ra sản phẩm cao. Chia sẻ với chúng tôi về “cơ duyên” với nghề nấu cao, bà Hải nói: “Năm 2011, khi phát hiện mình bị ung thư cổ tử cung, tôi được bạn bè mách sử dụng nấm linh chi kết hợp với thuốc điều trị để làm giảm quá trình phát triển của khối u trong cơ thể và chữa khỏi bệnh. Sau thời gian nghiên cứu một số sách đông y, tôi thấy nấm linh chi là vị thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung nên tôi đã mua về sắc nước uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng đến năm 2015 tôi khám lại, kết quả cho thấy khối u đã khỏi hẳn. Mẹ tôi cũng bị bướu cổ sắc nấm linh chi uống và giờ đã khỏi bệnh”.


Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sìn Hồ kiểm tra chất lượng sản phẩm cao nấm linh chi Sìn Hồ của bà Huỳnh Thị Hải.


Từ thực tế bản thân sử dụng và khỏi bệnh nên hàng xóm, bạn bè đã giới thiệu và nhờ bà Hải mua giúp loại nấm này trên Sìn Hồ, gửi về các tỉnh miền xuôi, các huyện trong tỉnh để sử dụng. Trong quá trình bán nấm linh chi bà Hải nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ người sử dụng, tuy nhiên có một số bất tiện như: Để có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ngoài nấm linh chi phải kết hợp một số thảo dược khác, sắc uống hằng ngày trong thời gian dài mới có thể hiệu quả nên khi đi công tác xa hoặc đi du lịch sẽ khó khăn trong việc sắc thuốc sử dụng. Bên cạnh đó, nấm linh chi có tác dụng tốt nhất để chữa ung thư là loại nấm linh chi cổ cò - loại nấm mọc tự nhiên trong rừng, chưa trồng được và chỉ có ở một số diện tích rừng trên địa bàn, vì vậy không phải lúc nào cũng có thể thu mua loại nấm này.

Bà Hải đã tích cực nghiên cứu và đến tháng 10/2020 bà quyết định “nổi lửa” nấu nồi cao nấm linh chi đầu tiên. “Trung bình một nồi cao nấm linh chi được chia theo tỷ lệ: 1,5kg nấm linh chi khô+4kg đương quy tươi+5kg đẳng sâm tươi (hoặc 1kg khô) nấu trong 2 đêm, 3 ngày sẽ thu được khoảng 1,3kg cao. Cao có giá bán 600 nghìn đồng/lọ (110 gram), có tác dụng loại bỏ các độc tố, phòng ngừa và trị các loại u nang, u xơ, ung thư... Cùng với sản xuất cao nấm linh chi, tôi còn nghiên cứu và nấu thêm cao đỗ trọng. Để nấu loại cao này cần có sự kết hợp của các loại dược liệu như: đỗ trọng, đương quy, đẳng sâm. Cao có tác dụng bổ can thận, cường gân cốt, trị chứng đau lưng, đau thần kinh tọa… với giá bán 250 nghìn đồng/lọ (110 gram). 2 sản phẩm cao ra lò đem lại kết quả ngoài mong đợi khi được nhiều người đặt mua và được đánh giá cao khi sử dụng thuận tiện, dễ uống chỉ cần pha ½ thìa cà phê cao với 150ml nước nóng (có thể thêm mật ong, đường), ngày uống 3 lần sau khi ăn, không mất thời gian, sắc thuốc” - bà Hải chia sẻ.

Tiếng lành đồn xa, 2 sản phẩm cao do bà Hải sản xuất được nhiều người biết đến và chia sẻ, giới thiệu người đến mua. Ông Nguyễn Đình Tấn ở Bắc Giang chia sẻ với phóng viên qua điện thoại, ông Tấn cho biết, được người cháu công tác ở Sìn Hồ mua cao đỗ trọng biếu vì biết ông bị mắc bệnh thoát vị và vôi hóa cột sống. Sau khi sử dụng xong 2 lọ ông thấy đỡ đau lưng, vận động tốt hơn nên đã lấy số điện thoại và đặt hàng mua thêm 5 lọ về sử dụng. Cao sử dụng tiện lại tốt cho sức khỏe.

Chỉ tính riêng từ tháng 10/2020 đến nay, bà Hải đã xuất bán hơn 500 lọ cao nấm linh chi, cao đỗ trọng, trừ chi phí thu về khoảng 70 triệu đồng. Từ việc nấu 2 loại cao trên đem lại thu nhập ổn định cho gia đình bà. Không bằng lòng với những gì mình đã làm được và hướng tới mục tiêu “phủ sóng” 2 loại cao này với thương hiệu được bảo hộ, đăng ký, cấp nhãn mác và có thể đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh, giúp nhiều người bị bệnh như bà có thể khỏi bệnh, bà Hải đã bàn với con cháu quyết định thành lập HTX Nông sản Sìn Hồ chuyên cung cấp sản phẩm cao nấm linh chi, cao đỗ trọng do cháu họ bà làm giám đốc và bà là thành viên, chịu trách nhiệm sản xuất chính. “Trước đây, cao sản xuất chỉ được đóng lọ thủ công mẫu mã không đẹp, không chuyên nghiệp. Để xây dựng 2 sản phẩm cao là sản phẩm OCOP, HTX được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hỗ trợ, hướng dẫn các quy trình, thủ tục nhằm đảm bảo sản phẩm OCOP có tính cộng đồng cao và chất lượng tốt. HTX đã đầu tư vốn thiết kế vỏ hộp mẫu mã đẹp, in hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, thành phần, giá trên sản phẩm rất chuyên nghiệp. HTX cũng đang nghiên cứu và thuê đất, chọn giống để xây dựng vùng trồng nguyên liệu nhằm đảm bảo số lượng nguyên liệu cung cấp đủ khi mở rộng quy mô, thị trường; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã. Qua đó, đảm bảo các tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP, để có cơ hội phát triển thương hiệu, có nguồn thu nhập ổn định” - bà Hải cho biết thêm.

Chị Bùi Hồng Nhung - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Hiện, phòng đã ký kết với Công ty Sông Đà Kinh Bắc (Hà Nội) hỗ trợ tư vấn, thiết kế mẫu mã. Phòng cũng đang xem xét các Quyết định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của UBND tỉnh ban hành để áp dụng và hỗ trợ chủ thể; cử cán bộ thường xuyên xuống hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục, quy trình cần thiết để 2 sản phẩm cao với tên gọi: đỗ trọng Sìn Hồ, nấm linh chi Sìn Hồ đảm bảo các tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP trong đợt đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2021 tới đây. Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng bền vững, lâu dài, quảng bá, xúc tiến thương mại, góp phần tạo dựng chỗ đứng trên thị trường cho các sản phẩm dược liệu và đạt OCOP trên địa bàn, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động”.


Bài, ảnh: Vương Trang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Hải Phòng thực hiện chương trình OCOP từ năm 2019. Đến nay, toàn thành phố có 287 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao, nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao (tiêu chuẩn cấp quốc gia). Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí quy định để được xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia.
Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Ngày 20/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, xem xét kết quả thẩm định hồ sơ, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

LNV - Theo “Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2025” của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh sẽ được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu, giao thương, hội nghị,…
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

LNV - Chè Shan Tuyết Tà Xùa, một đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc, không chỉ thu hút người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon, độc đáo mà còn vì sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên hoang sơ và truyền thống canh tác lâu đời của người dân nơi đây.
Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi vừa ký, ban hành Quyết định số 828/QĐ-UBND thưởng cho sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024.

Tin khác

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương đợt 3 năm 2024. Sau khi thảo luận, trao đổi, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã thống nhất quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.
Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Nhằm hướng tới xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

OVN - Nhận thấy tiềm năng dược liệu của Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà đã đầu tư nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất quý từ cây dược liệu, đưa 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Họ là những Thạc sĩ, Kỹ sư có nhiều ý tưởng sáng tạo, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mong muốn đem sức vóc về quê hương lập nghiệp và hướng đến mục tiêu “xanh và sạch” nhằm tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

LNV - Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.
Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

LNV - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm khai thác tối đa tiềm năng địa phương, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

OVN - Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.
Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

LNV - Làng nghề OCOP (Chương trình Mỗi Xã Một Sản Phẩm) từ lâu đã trở thành biểu tượng sống động của sự sáng tạo, khéo léo và tâm huyết. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự gắn kết giữa các vùng miền.
Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

LNV - Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu nông, lâm nghiệp, để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình trong đó thành công là phát triển sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh địa phương.
Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

LNV - UBND TP. Hà Nội vừa công bố và cấp giấy chứng nhận cho 108 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt tiêu chuẩn 4 sao. Đây là những sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và tiềm năng phát triển
An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao

An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Châu Thành tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Tấn Phong chủ trì buổi lễ.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa

Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa

OVN - Đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng Hương Thủy Xuân – Vẻ đẹp truyền thống giữa lòng Huế

Làng Hương Thủy Xuân – Vẻ đẹp truyền thống giữa lòng Huế

LNV - Làng hương Thủy Xuân, nằm ở ngoại ô thành phố Huế, nổi tiếng với nghề sản xuất hương truyền thống lâu đời. Đây là một trong những làng nghề đặc sắc, lưu giữ những giá trị văn hóa và tín ngưỡng của người dân xứ Huế. Với những làn hương trầm dịu nhẹ, hương sắc ngọt ngào, làng hương Thủy Xuân không chỉ là nơi cung cấp sản phẩm cho các tín đồ Phật giáo mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh)
Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025), tỉnh Bình Định sẽ bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp tại thành phố Quy Nhơn và thị xã Hoài Nhơn.
Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025. Đây là hoạt động thường niên của tỉnh Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam do Bộ Công Thương phát động.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động