Hà Nội: 21°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

LNV - Chiều 20/5, tại Nhà văn hoá tỉnh Bắc Kạn, T.Ư Đoàn và Tỉnh Đoàn Bắc Kạn tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với chủ đề “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP”.

Diễn đàn đã thu hút 150 đại biểu là các hợp tác xã, tổ hợp tác thanh niên, doanh nghiệp trẻ nhỏ và vừa, trang trị và hộ sản xuất kinh doanh, các chủ thể OCOP và hơn 200 đoàn viên, thanh tỉnh Bắc Kạn, tập trung thảo luận về 3 vấn đề gồm: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong phát triển quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; Kinh tế số từ góc nhìn của Thương mại điện tử và Quảng bá tài nguyên bản địa trên không gian số.

Diễn đàn không chỉ là cơ hội cho các chủ thể, doanh nghiệp, người dân tiếp cận các kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển trên các nền tảng số, định hướng tư duy và khai thác tiềm năng kinh tế số để nâng cao hiệu quả trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP mà còn giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cùng các đoàn viên thanh niên tỉnh Bắc Kạn có thể trực tiếp nêu những khó khăn, vướng mắc cũng như được giải đáp trong việc vận hành bán hàng trên nền tảng số của các vị diễn giả tại Diễn đàn.

Các diễn giả trao đổi tại Diễn đàn
Các diễn giả trao đổi tại Diễn đàn (ảnh: Công thương)

Phát biểu chào mừng tại diễn đàn, ông Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chia sẻ, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đến nay, Bắc Kạn đã có 182 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao; 18 sản phẩm 4 sao và 163 sản phẩm 3 sao. Đã có 110 chủ thể tham gia Chương trình có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP gồm 73 hợp tác xã, 10 tổ hợp tác, 22 hộ kinh doanh và 5 doanh nghiệp. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP đã gia tăng về số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được nâng cao, dần hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng của vùng, miền của tỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu của thị trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cũng cho biết, để góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình OCOP tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tới, thì cần thiết phải có nhiều giải pháp đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý vận hành chương trình, nhất là khâu quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển thương mại sản phẩm OCOP đã được đánh giá phân hạng.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau tham dự toạ đàm chia sẻ về khai thác tiềm năng kinh tế số trong phát triển quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP từ các diễn giả đến từ các đơn vị cơ quan nhà nước, đại diện nền tảng thương mại điện tử, nhà bán hàng trên TikTok.

Giải đáp thắc mắc của Hợp tác xã nông nghiệp thanh niên Như Cố (Chợ Mới) về kinh doanh trên nền tảng số như TikTok, nhất là với các sản phẩm OCOP, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trả lời: Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cùng TikTok đã ký kết hợp tác nhằm tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã trong việc số hóa các hoạt động xúc tiến thương mại thuộc chương trình OCOP. Cùng với đó năm 2022, TikTok tổ chức thành công hơn 10 khóa đào tạo địa phương về chuyển đổi số, thu hút 200 chủ thể mở gian hàng trên TikTok Shop để bán hơn 500 sản phẩm đặc trưng mỗi vùng miền. Đặc biệt, hashtag #OCOP và #DacSanVietNam đã thu hút lần lượt 305 triệu và 350 triệu lượt xem, qua đó mở ra cơ hội tìm kiếm, tiêu thụ và phát triển tiềm năng cho các sản phẩm OCOP.

Kết quả tích cực trong năm 2022 đã củng cố thêm triển vọng phát triển của OCOP trên nền tảng số, đồng thời tạo động lực cho những sáng kiến khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Đây là kết quả từ những hỗ trợ chuyên sâu của TikTok khi tạo nên bệ phóng vững chắc giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức và làm mới tư duy kinh doanh.

Cơ hội quảng bá các sản phẩm OCOP Bắc Kạn (Ảnh: PV)
Cơ hội quảng bá các sản phẩm OCOP Bắc Kạn (Ảnh: Công thương)

“Đáng chú ý, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tiktok Việt Nam và các địa phương tạo ra một chuỗi các chương trình “Chợ phiên OCOP”. Vào thứ 7 hàng ngày, chúng tôi sẽ phối hợp với địa phương để có một chương trình livestream kéo dài 6 giờ mỗi ngày, giới thiệu về văn hóa, đặc sản địa phương và bán trực tiếp trên Tiktok. Qua đó, chúng tôi muốn tạo thói quen vào thứ 7 hàng tuần, mọi người sẽ lên xem livestream, từ đó mua sắm đặc sản của các địa phương”- Giám đốc Nguyễn Minh Tiến cho biết thêm.

Đồng quan điểm trên, đồng chí Phương Đình Anh, Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho rằng nếu như các nền tảng truyền thống, quảng cáo của thương hiệu chỉ gói gọn trong các hoạt động tương tác cơ bản với người dùng như thích, bình luận, chia sẻ, thì trên TikTok, người dùng có thể trực tiếp tham gia vào các chiến dịch quảng cáo thông qua việc quay các video hưởng ứng hashtag của nhãn hàng mà vẫn giữ được cá tính riêng. Điểm nổi bật này, khiến TikTok trở thành nền tảng sáng tạo giúp thương hiệu dễ dàng gắn kết với người dùng.

Giải đáp thắc mắc của 01 hợp tác xã đến từ huyện Bạch Thông, đồng chí Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh cho hay, thời gian qua, Tỉnh cũng tích cực hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc tư vấn, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho những sản phẩm có tiềm năng; hướng dẫn lập hồ sơ công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm. Mới đây, Sở Công Thương đã họp xét và lựa chọn Hợp tác xã Tài Hoan (chế biến tinh bột và sản xuất miến dong), Hợp tác xã nông nghiệp Tân Thành (sản xuất chế biến nông sản) tham gia sàn thương mại điện tử thế giới (https://www.alibaba.com/). Đồng thời, 2 hợp tác xã được này sẽ lựa chọn 50 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn (ưu tiên đối với sản phẩm OCOP của tỉnh) đáp ứng các tiêu chí tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước (Sàn thương mại điện tử https://www.sendo.vn; https://shopee.vn). “Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc tư vấn, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho những sản phẩm có tiềm năng; hướng dẫn lập hồ sơ công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm”- Chủ tịch tỉnh nói.

Diễn đàn đã thu hút được sự trao đổi, thảo luận sôi nổi, trong đó, các vấn đề được quan tâm, đặt câu hỏi và được giải đáp nhiều hơn cả gồm: livestream bán hàng nên bắt đầu ở đâu và như thế nào; kinh doanh trên nền tảng số như TikTok làm sao để quản lý được chất lượng sản phẩm; làm sao để việc kiểm duyệt các sản phẩm OCOP khi lên sàn để đảm bảo sự công bằng, chính xác; tỉnh Bắc Kạn thời gian tới sẽ có những hỗ trợ gì đối với việc xúc tiến thương mại điện tử cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản; Ban Thanh niên Nông thôn, Trung ương Đoàn có chiến lược phát triển hay hỗ trợ thanh niên nông thôn làm thương mại điện tử như thế nào…

Dịp này, đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, chuyển đổi số có tác động tích cực đến phát triển sản phẩm OCOP, tạo động lực cho các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và thu nhập, từ đó tạo động lực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. “Trung ương Đoàn xác định rõ vai trò và trách nhiệm trong việc hỗ trợ thanh niên nông thôn áp dụng công nghệ cao và ứng dụng chuyển đổi số vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý. Trung ương Đoàn đã phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên nông thôn, nông dân và xã hội về tầm quan trọng của chuyển đổi số, vai trò và các bước thực hiện chuyển đổi số cũng như ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động sản xuất kinh doanh”- Bí thư Ngô Văn Cương nói.

Có thể nói, chương trình OCOP đã trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ hiệu quả cho chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Kạn.

Với những chia sẻ tại Diễn đàn, các chủ thể, hợp tác xã nông nghiệp, thanh niên của tỉnh có thể khai thác những tiềm năng sẵn có tại địa phương để tiếp tục chuyển mình trên hành trình chuyển đổi số…/.

Lê Anh

Tin liên quan

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

LNV - Năm 2023, Bắc Kạn phấn đấu phát triển ít nhất 20 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên; Nâng cấp 04 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đề xuất 01 sản phẩm tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Củng cố nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm OCOP đã được công nhận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại...)
Rượu men lá Bằng Phúc sản phẩm OCOP tiêu biểu

Rượu men lá Bằng Phúc sản phẩm OCOP tiêu biểu

LNV - Trong không gian mờ sương tĩnh mịch, không khí lạnh phảng phất chút gió đầu mùa, se se lạnh. Khói bếp bóc lên nghi ngút len lỏi trong từng ngôi nhà thấp thoáng trên đồi núi cao. Người dân xã Bằng Phúc tất bật nấu những mẻ rượu đầu tiên, hương thơm lan tỏa khắp làng.
Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch

Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch

LNV - Du lịch nông thôn đang được tỉnh Bắc Kạn chú trọng, đầu tư để góp phần làm "đòn bẩy" thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Với tiềm năng lớn của du lịch nông thôn, ngành du lịch tỉnh đang xây dựng nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng, độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước.

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"

Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"

OVN - Sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá phong phú, đa dạng, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường song vẫn chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu. Do đó, các sở, ngành, địa phương và các chủ thể đã, đang nỗ lực để nhiều sản phẩm OCOP được “xuất ngoại”, từ đó khẳng định được vị thế, chất lượng của sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.
Người trồng hoa đồng tiền trên đất lúa đạt chuẩn 3 sao OCOP

Người trồng hoa đồng tiền trên đất lúa đạt chuẩn 3 sao OCOP

LNV – Với quyết tâm làm giàu ngay tại quê hương, anh Bùi Văn Khá ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng hoa đồng tiền.
Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart

Cao Bằng: 65 sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử Postmart

OVN - Hiện nay, Bưu điện tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ các chủ thể sản xuất mở 311 gian hàng, đưa 330 sản phẩm nông sản đặc trưng, đặc hữu của địa phương lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart, trong đó có 65 sản phẩm đạt OCOP 3, 4 sao cấp tỉnh.
Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023

Bình Phước: Thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình OCOP năm 2023

OVN - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định về việc công nhận kết quả chấm điểm, phân hạng và cấp giấy chứng nhận Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 tỉnh Bình Phước.
Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề

Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề

OVN - Hà Nội có lợi thế rất lớn trong phát triển sản phẩm OCOP. Trên nền tảng văn hóa lâu đời với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước nên Hà Nội có nhiều lợi thế trong đánh giá, phân hạng sản phẩm.
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể

OVN - Hiện nay, Ba Bể Green Homestay đã và đang góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, truyền thống lâu đời tại tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Tày. Thông qua hoạt động phát triển du lịch, đơn vị đã tạo sinh kế và mang lại thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn. Đồng thời, giúp du khách hiểu thêm về văn hóa bản địa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, danh thắng Hồ Ba Bể.

Tin khác

Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023

Chương Mỹ: 40 sản phẩm tiêu biểu tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023

OVN - Ngày 23/11, UBND huyện Chương Mỹ ( Hà Nội) đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.
Chương Mỹ: Đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.

Chương Mỹ: Đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.

LNV - Ngày 23/11, UBND huyện Chương Mỹ ( Hà Nội) đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng cho 40 sản phẩm OCOP năm 2023.
Bắc Kạn: Chuyển đổi số thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển

Bắc Kạn: Chuyển đổi số thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển

LNV - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phát triển, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên địa bàn, thời gian qua, các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đồng bộ nhiều giải nhằm thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển, hướng đến tiêu thụ mạnh, mở rộng thị trường. Một trong những giải pháp đang được tỉnh chú trọng thực hiện đó là thúc đẩy chuyển đổi số.
Bắc Kạn: đẩy mạnh xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: đẩy mạnh xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc không có đường thủy, không có đường hàng không, không có đường sắt. Những năm gần đây kinh tế của tỉnh có sự phát triển khởi sắc, thông qua chương trình OCOP nhiều chủ thể đã vươn lên làm giàu, nhiều hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm được tổ chức đã mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất. Tỉnh Bắc Kạn cũng đã có những hướng đi mới trong việc tiêu thụ sản phẩm xuất khấu trong nước cũng như quốc tế bằng các sàn giao dịch điện tử.
Mây tre giang đan Bình Phú - Sản phẩm làng nghề đạt OCOP 4 sao

Mây tre giang đan Bình Phú - Sản phẩm làng nghề đạt OCOP 4 sao

LNV - Với mong muốn phát triển nghề truyền thống của quê hương, ông Nguyễn Khắc Đồng - Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu mỹ nghệ Đại Việt (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã quyết tâm giữ nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao, hướng đến xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề mây, tre, giang, đan Bình Phú ra thế giới.
Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ

OVN - Nghiên cứu và chế tác sản phẩm thủ công, mỹ nghệ mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc vùng miền để đáp ứng nhu cầu lưu niệm và thưởng lãm cho du khách trong các tour du lịch trải nghiệm - nghỉ dưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của thúc đẩy, phát triển kinh tế. Đặc biệt tại Đà Nẵng, những tác phẩm gỗ độc đáo, đẹp mắt, thể hiện danh thắng đặc trưng từ Công Ty TNHH Lưu Niệm Quà Việt Conomi chính là món quà độc đáo thu hút và níu chân du khách đến viếng thăm.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"

OVN - Hiện nay, sự sáng tạo và phát triển sản phẩm mới mang dấu ấn văn hóa địa phương và lợi thế vùng miền đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường, cũng như bền vững cho cộng động. Điển hình là câu chuyện về sản phẩm trà Atiso đỏ (cây Bụp giấm) của Công ty TNHH Một Thành Viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hichagol (Công ty Hichagol) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lào Cai: Ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Lào Cai: Ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

LNV - Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đã ban hành Sổ tay hướng dẫn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 92/QĐ-SNN.
Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023

Hà Nội: Huyện Thường Tín công nhận 14 sản phẩm OCOP năm 2023

LNV - Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín phối hợp Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Thường Tín năm 2023.
ocopshop.com.vn - dmd mart.vn Khai trương Đại lý mới

ocopshop.com.vn - dmd mart.vn Khai trương Đại lý mới

LNV - Ngày 11 tháng 11 năm 2023, tại Thôn Dăm, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Tập đoàn VGGroup tiếp tục khai trương đại lý mới trong chuỗi hệ thống bán hàng toàn quốc Ocopshop.com.vn - DMDMart.vn
Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì

LNV - Tối 16- 11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao huyện Thanh Trì. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023”.
Phát triển sản phẩm OCOP - Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới

Phát triển sản phẩm OCOP - Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới

OVN - Tỉnh Quảng Ninh xác định phát triển các sản phẩm OCOP là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào thành công của chương trình xây dựng NTM.
Làng nghề mộc ở Lũng Hạ nhộn nhịp dịp cuối năm

Làng nghề mộc ở Lũng Hạ nhộn nhịp dịp cuối năm

LNV - Từ nhiều năm nay, nghề mộc ở Lũng Hạ, xã Yên Phương (Yên Lạc) không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động nông nhàn tại địa phương mà còn nức tiếng xa gần với các sản phẩm mộc mỹ nghệ, hoành phi, câu đối, án giang, sập thờ, sập ngồi. Đặc biệt hơn, tại cuộc thi tay nghề giỏi cấp tỉnh vừa tổ chức cuối tháng 10/2023, làng nghề mộc Lũng Hạ đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải khuyến khích.
OCOPSHOP.COM.VN – DMD MART.VN KHAI TRƯƠNG ĐẠI LÝ MỚI

OCOPSHOP.COM.VN – DMD MART.VN KHAI TRƯƠNG ĐẠI LÝ MỚI

LNV - Ngày 11 tháng 11 năm 2023, tại Thôn Dăm, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Tập đoàn VGGroup tiếp tục khai trương đại lý mới trong chuỗi hệ thống bán hàng toàn quốc Ocopshop.com.vn - DMDMart.vn
Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch tại tỉnh Ninh Bình

Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch tại tỉnh Ninh Bình

LNV - Với chủ đề chính “Giới thiệu kết nối với hoạt động du lịch tâm linh, lễ hội văn hóa”, Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Ninh Bình là hoạt động nằm trong chuỗi 3 sự kiện "Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng" được tổ chức trước đó tại Huế và Lâm Đồng nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP; nâng cao hình ảnh thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong nước, quốc tế...
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

LNV - “Vinamilk thay áo mới” là câu chuyện đã tốn không ít giấy mực từ truyền thông tới cộng đồng người tiêu dùng thời gian qua. Nhưng thực chất, “tấm áo ấy” chỉ là hình thức bên ngoài, đằng sau là cách mà Vinamilk khẳng định những giá trị mang tính di sản của thương hiệu như chất lượng - uy tín - phát triển bền vững bằng một ngôn ngữ trẻ trung, mới mẻ hơn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.
Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

LNV - Nhằm khẳng định vai trò, định vị ngành lúa gạo Việt Nam Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức “Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”, diễn ra từ ngày 11 – 14/12, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

LNV - Mùa thu năm Canh Tuất (năm 1010), nhà vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử thăng trầm, kinh thành Thăng Long và nay là Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của người dân Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động