Hà Nội: 16°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 25°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
Cam Bố Hạ - Hương vị tinh hoa đến từ vùng đất phù sa

Trong những năm qua, huyện Phù Cừ nói chung và xã Tam Đa nói riêng đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã trở thành một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp của địa phương theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Mô hình chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng Cam Bố Hạ của xã Tam Đa đã đem lại nhiều kết quả đáng mừng và giúp nhiều hộ dân có thu nhập tốt.

Cam lòng vàng có trọng lượng lớn, khi chín có mẫu mã đẹp
Cam lòng vàng có trọng lượng lớn, khi chín có mẫu mã đẹp

Cam Bố Hạ hay còn gọi Cam Lòng Vàng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ngũ Phúc được công nhận đạt chuẩn VietGAP và đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2023. Đây là giống cam có quả to tròn trịa, vỏ hơi sần, khi chín có màu vàng tươi, tép cam căng mọng, vị ngọt hài hòa với tỉ lệ 7 ngọt - 3 chua, hương thơm tự nhiên, thanh mát.

Toàn xã Tam Đa hiện nay có 114 hộ trồng Cam Bố Hạ, với diện tích hơn 40ha, tập trung chủ yếu ở thôn Ngũ Phúc. Ông Trần Ngọc Đại - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa cho biết: “Xã đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nhiều năm nay, Cam Bố Hạ được đánh giá là loại cây phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Đồng thời, đây cũng là loại cây có tiềm năng phát triển kinh tế, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân mà còn tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển kinh tế”.

Cam Bố Hạ cho năng suất cao, có giá trị cao gấp hai lần so với cây lúa, dễ thích nghi và có khả năng kháng sâu bệnh hơn so với các giống cam trồng khác. Chính sự “dễ tính” của giống cam này đã thu hút được nhiều hộ dân tham gia chuyển đổi cây trồng.

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cuối năm

Vụ “mùa vàng” của Cam Bố Hạ bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch. Đây là thời điểm “rộn ràng” nhất trong năm, bởi không chỉ có cam chín rộ trong vườn mà còn là sự “phấn khởi” của bà con nông dân bước vào vụ thu hoạch. Để cho ra thị trường Tết Nguyên Đán những trái cam chín đều, đạt chất lượng cao, Ông Nguyễn Văn Bính - Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngũ Phúc cho biết: “Từ tháng 4 âm lịch các thành viên HTX đã tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng cho cây, loại bỏ từ sớm những quả cam không đạt chất lượng. Khi thu hoạch sẽ cho ra thị trường chất lượng cam đồng đều, không bị sâu bệnh”.

 Cam Bố Hạ không chỉ có hương vị ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp.
Cam Bố Hạ không chỉ có hương vị ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp.

Sản lượng Cam Bố Hạ thu hoạch hàng năm của HTX đạt khoảng hơn 280 tấn. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực từ cơn bão số 3 (Yagi) nên sản lượng cam bị giảm nhiều so với những năm trước. Năm 2024 sản lượng cam của HTX Nông Nghiệp Ngũ Phúc ước tính đạt 108 tấn, giảm hơn 60% so với các năm trước. Mức giá thu mua tại vườn giao động từ 10.000đ/kg đến 15.000đ/kg.

Ông Trần Hồng Việt - Thành viên HTX Nông nghiệp Ngũ Phúc chia sẻ: “Hiện tại, gia đình đang trồng và chăm sóc Cam Bố Hạ theo tiêu chuẩn VietGap, không sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ như: đậu nành, ngô, tro, mùn cưa và phân vi sinh. Tuy bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão Yagi, sản lượng cam thu hoạch giảm so với mọi năm nhưng chất lượng cam vẫn đảm bảo và trọng lượng mỗi quả đạt từ 600g - 1,2kg”.

Để trao đến tay người tiêu dùng những quả cam đạt chất lượng cao, cam phải được thu hoạch vào “thời điểm vàng” với độ chín vừa đủ, vỏ màu vàng tươi. Sau khi thu hoạch sẽ được phân loại và đóng gói kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn.

Theo Ông Nguyễn Văn Bính - Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngũ Phúc: Cam Bố Hạ sau khi thu hoạch sẽ được vận chuyển đem đi tiêu thụ ngay, hạn chế tối đa thời gian lưu kho và tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản. Với đặc trưng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng nên thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 3 đến 5 tháng mà vẫn giữ được hương vị và giá trị dinh dưỡng.

Hiện tại, chính quyền xã đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ người dân quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ cam, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán với nhu cầu mua sắm tăng cao. Chính quyền xã phối hợp chặt chẽ với huyện và tỉnh để tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP Cam Bố Hạ tại các hội chợ nông sản, hội chợ Tết. Bên cạnh đó, chính quyền xã sẽ hỗ trợ chi phí thuê gian hàng để giảm gánh nặng tài chính cho người dân và tiếp tục tăng cường quảng bá trên báo đài, mạng xã hội và các kênh truyền hình địa phương.

Cam Bố Hạ là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết, với hình dạng tròn đầy, màu vàng tươi, nó không chỉ tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng, mang đến may mắn và tài lộc mà còn thể hiện cho khát vọng hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người Việt Nam.

Nguyễn Thêu

Tin liên quan

Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

LNV - Thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn đã trở thành hướng phát triển đầy triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng vùng nông thôn và tạo cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, gia tăng giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

LNV - Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô; một phần cung cấp cho các địa phương khác và hướng đến xuất khẩu.

Tin mới hơn

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.

Tin khác

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ hội Nông sản”.
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

LNV - Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên và trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm OCOP.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

LNV - Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024.
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với những tiềm năng du lịch phong phú và sản phẩm OCOP đa dạng. Việc phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Lạng Sơn không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, nông sản đặc sản của địa phương.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua

Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua

LNV - Khi người Hà Nội thất truyền thì ở Bắc Ninh vẫn có một địa danh nổi tiếng món bánh đúc riêu cua khiến nao lòng bao du khách.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động